VNDirect: VPBank sẽ tiếp tục được cấp hạn mức tín dụng trung bình từ NHNN

NGÂN HÀNG Việt nAM
17:06 - 27/02/2023
Ảnh: Quách Sơn
Ảnh: Quách Sơn
0:00 / 0:00
0:00
Tại báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB), Chứng khoán VNDirect cho rằng, tăng trưởng tín dụng sẽ là động lực quan trọng nhất của ngân hàng này trong năm 2023.

Tín dụng tại ngân hàng mẹ tăng ấn tượng trong năm 2022

Theo VNDirect, trong năm 2022, tín dụng tại ngân hàng mẹ VPBank đã tăng trưởng 30,9% so với cùng kỳ năm trước đó, cao nhất trong hệ thống các ngân hàng với động lực tăng trưởng tới từ hai khối chiến lược bán lẻ và SME – ghi nhận mức tăng 37% so với năm ngoái. Qua đó, VPBank đã tiếp tục chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang nhóm khách hàng này, hiện chiếm 61% tổng tín dụng (so với 58% trong 2021).

Trong phân khúc bán lẻ, cho vay mua ô tô và mua nhà tăng mạnh so với cùng kỳ lần lượt đạt 45% và 52%. Đặc biệt, VPBank hiện chiếm thị phần số 1 về mảng cho vay mua ô tô.

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tại ngân hàng mẹ đã tăng 28,5% so với cùng kỳ, cao thứ 2 trong số các ngân hàng mà VNDirect theo dõi (chỉ sau TPBank). Chuyên gia đánh giá, tăng trưởng tiền gửi mạnh mẽ cho thấy ngân hàng tiếp tục thành công trong việc thu hút khách hàng mới với ứng dụng trên nền tảng di động VPBank NEO.

Các khoản khác như tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cũng tăng 8,9% trong 2022. Tỷ lệ CASA giảm từ 22,6% xuống 19,2%, đây là xu hướng xuất hiện ở hầu hết các ngân hàng.

Liên quan đến các nguồn vốn khác, VPBank đã huy động thành công hơn 1 tỷ USD từ các định chế tài chính nước ngoài trong 2022 để tài trợ cho các hoạt động cho vay dài hạn. Theo quan điểm của VNDirect, khả năng tiếp cận nguồn vốn nước ngoài tốt tiếp tục là một trong những lợi thế cạnh tranh chính của VPBank.

Về NIM (biên lãi ròng), theo VNDirect, ngân hàng mẹ VPBank đã cải thiện được NIM thêm 20 điểm cơ bản lên 5,5% trong năm 2022 nhờ tỷ suất sinh lời trên tài sản tăng 40 điểm cơ bản lên 9,3% và chi phí vốn tăng 50 điểm cơ bản lên 4,2%.

Việc tăng tỷ trọng phân khúc cho vay bán lẻ và SME và phân khúc cho vay có rủi ro cao như bất động sản cùng với tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng (LDR) cao hơn (76,8% trong quý 4/2022 so với 75,7% trong quý 4/2021) đã góp phần làm tăng tỷ suất sinh lời trên tài sản.

Tại ngân hàng mẹ, thu nhập ngoài lãi tăng 10,8% so với cùng kỳ trong 2022 (sau khi loại phí trả trước từ thương vụ banca với AIA), trong đó thu nhập từ phí dịch vụ và thu nhập từ thu hồi nợ xấu tăng mạnh so với cùng kỳ lần lượt là 63,8% và 43,0%, bù đắp cho mức giảm 107% của thu nhập từ mua bán ngoại hối và chứng khoán.

Ngoài ra, trong thu nhập từ phí dịch vụ, các dịch vụ ngân hàng đều đạt được mức tăng trưởng mạnh, chuyên gia VNDirect cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập từ phí dịch vụ là một tín hiệu tích cực, do khoản thu nhập này mang tính ổn định và bền vững hơn so với thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại hối và chứng khoán, vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thị trường.

Triển vọng năm 2023 - 2024

Từ những đánh giá về năm 2022, chuyên gia VNDirect nhận định giai đoạn 2023-2024 tăng trưởng cho vay tại ngân hàng mẹ VPBank sẽ ở mức cao trong giai đoạn 2023-2024 lần lượt là 24,0% và 22,2% so với cùng kỳ.

Tỷ lệ an toàn vốn cao, nguồn vốn/thanh khoản dồi dào, cũng như việc VPBank sẽ hỗ trợ một tổ chức tín dụng yếu kém là những lý do khiến chuyên gia kì vọng rằng VPBank sẽ tiếp tục nhận được hạn mức tín dụng trên mức trung bình từ Ngân hàng Nhà nước.

Về NIM, chuyên gia cho rằng NIM hợp nhất trong năm 2023-2024 ở mức 7,4% và 7,3%, giảm từ mức 7,5% trong năm 2022 vì VPBank sẽ khó có thể bù đắp tác động từ việc lãi suất tiền gửi/chi phí vốn tăng cao mặc dù tỷ trọng bán lẻ/SME trong cơ cấu tín dụng của VPB ngày càng được cải thiện.

Về trích lập dự phòng, VNDirect dự báo chi phí dự phòng tại ngân hàng mẹ sẽ tăng lần lượt 15,0% và 23,1% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2023-2024 lên 10.000 tỷ đồng và 12.300 tỷ đồng, phản ánh kỳ vọng của chuyên gia về rủi ro nợ xấu gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

Đối với nợ xấu, chuyên gia VNDirect kỳ vọng, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất sẽ đạt 5,0% và 3,8% trong giai đoạn 2023-2024 so với 5,7% trong năm 2022.

"Nhìn chung, chúng tôi điều chỉnh lợi nhuận ròng của VPBank trong năm 2023-2024 giảm lần lượt 16,3% và 14,9%. Với dự phóng mới của chúng tôi, VPB vẫn sẽ đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt ở khoảng 25% và 22% so với cùng kỳ (sau khi loại phí trả trước từ từ nền năm 2022)", chuyên gia VNDirect kết luận.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.