Áp lực chăm sóc gia đình thành rào cản phụ nữ tham gia hành chính công

Trách nhiệm chính trong chăm sóc gia đình được các chuyên gia đánh giá là định kiến ngăn cản sự tham gia chính trị và hành chính công của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời tạo ra thách thức khi họ xây dựng uy tín trong công việc của mình.

Các đại biểu nữ tham gia biểu quyết tại Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá 13.
Các đại biểu nữ tham gia biểu quyết tại Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khoá 13.

Thêm gánh nặng từ khẩu hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Sự tham gia của phụ nữ vào bộ máy lãnh đạo từ cấp Trung ương đến địa phương đang đối mặt với những thách thức lớn. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa 15 hiện nay tuy đã cao hơn so với nhiệm kỳ trước nhưng mới chỉ đạt con số 30,26%,

Ở cấp địa phương, theo kết quả của UNDP qua điều tra Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trong 2 năm qua, phụ nữ đặc biệt ít được tham gia vai trò đại diện, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo cấp thôn bản. Năm 2019, trong số 812 thôn được khảo sát, chỉ có 101 thôn (chiếm 12%) có lãnh đạo là nữ, còn lại 88% trưởng thôn là nam.

Từ các số liệu bằng chứng cụ thể, tại hội thảo “Phụ nữ tham chính và khởi xướng sáng kiến trong sự nghiệp phát triển đất nước” do UNDP tổ chức, ngày 19/10, bà Khuất Thu Hồng, Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển xã hội đã phân tích những rào cản mà phụ nữ đang gặp phải trong quá trình tham gia chính trị và hành chính công ở Việt Nam.

Kể về câu chuyện trong quá trình thực hiện nghiên cứu các yếu tố về bất bình đẳng giới ở Việt Nam, bà Hồng cho biết, khi phỏng vấn người dân về một người phụ nữ và một người đàn ông có cùng các tố chất và năng lực vào một vị trí lãnh đạo, thì lựa chọn đều cho rằng người đàn ông phù hợp hơn.

Áp lực chăm sóc gia đình thành rào cản phụ nữ tham gia hành chính công

"Lý do được đưa ra là người đàn ông sẽ có thể toàn tâm toàn ý cho công việc kể cả đêm hôm. Phụ nữ thì không, họ còn phải lo cho gia đình, chồng con. Hàm ý câu trả lời phỏng vấn này chính là nguyên nhân của các rào cản phụ nữ tham gia vào chính trị và hành chính công”.

Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển xã hội Khuất Thu Hồng

Như vậy, rào cản chăm sóc gia đình đã trở thành định kiến ngăn cản tham gia chính trị của người phụ nữ. Điều đó cũng tạo ra thách thức trong xây dựng uy tín của phụ nữ trong công việc, họ dễ gặp phải phản ứng của cấp dưới hơn nam giới, bị đánh giá là thiếu quyết đoán hay ngờ vực về năng lực”, bà Khuất Thu Hồng phân tích.

Bên cạnh đó, theo bà Hồng, khẩu hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà” đang chất thêm gánh nặng lên vai người phụ nữ với rất nhiều chuẩn mực giới ràng buộc, khiến họ thêm vất vả và trở ngại.

Do vậy, Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng, xã hội cần thay đổi nhận thức về những công việc không được trả lương của nữ giới ở nhà.

“Để một người đàn ông có thể làm chính trị gia, phi công, kỹ sư hay bác sĩ... thì người phụ nữ ở nhà phải thu xếp, vun vén bao nhiêu công việc ở nhà: nấu cơm, giặt giũ, chăm con, chăm lo nội ngoại hai bên. Đây rõ ràng là những công việc nếu được trả lương thì hẳn là một con số không nhỏ”, bà Hồng phản ánh.

Hiện nay, trong các Bộ/ngành của Việt Nam thì tỷ lệ nữ giới tham gia lãnh đạo không đồng đều, tùy theo đặc thù công việc mỗi đơn vị. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang nỗ lực toàn diện tốt lên từng ngày để thúc đẩy sự tiến bộ cho phụ nữ và thu hẹp bình đẳng giới.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, việc cải thiện còn cần đến từ các hoạt động tạo điều kiện tốt hơn cho nữ giới ở nơi làm việc, thiết kế công việc, môi trường làm việc phù hợp, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và điều chỉnh Luật lao động, chính sách an sinh xã hội.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam.
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam.

Giải quyết điểm nghẽn từ nguồn nhân lực

Thông tin về thể chế pháp luật về bình đẳng giới trong chính trị, ông Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam chỉ còn 3 năm nữa để đạt mục tiêu 60% cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương có lãnh đạo chủ chốt là nữ vào năm 2025 và 35% đại diện của phụ nữ trong Quốc hội vào năm 2030.

Việt Nam đã thực hiện bình đẳng giới trong chính trị từ 1946, Quốc hội đầu tiên sau khi khai sinh đất nước ghi rõ: mọi người bình đằng; nam – nữ bình đẳng, đặc biệt về quyền chính trị.

Qua quá trình hoàn thiện thể chế, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng khen ngợi so với các nước trong khu vực. Báo cáo Khoảng cách giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2022 cho thấy, Việt Nam đạt 0,705 trên thang điểm từ 0 đến 1 về chỉ số chênh lệch giới, xếp thứ 83 trong số 146 quốc gia, cải thiện vị trí từ 87 vào năm 2021.

Tuy nhiên, từ quan sát tỷ lệ Bộ trưởng nữ còn khá khiêm tốn, ông Nghĩa nhìn nhận, trách nhiệm của cơ quan chính quyền rất quan trọng để các bước tiến trong Quốc hội được lan tỏa ra thực tiễn. Các cấp cơ sở là mục tiêu hướng tới trong thời gian tiếp theo và bình đẳng giới cần được thực hiện không chỉ ở khu vực công mà còn cả ở khu vực tư nhân.

Theo ông Hoàng Văn Nghĩa, điểm nghẽn lớn nhất là nguồn nhân lực, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ nhất là trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

Áp lực chăm sóc gia đình thành rào cản phụ nữ tham gia hành chính công

ể thay đổi điều này, việc đầu tiên cần làm là đấu tranh bình đẳng về tuổi lao động và tuổi nghỉ hưu, từ đó thay đổi cách xây dựng luật và làm luật. Đây là cơ sở thay đổi tư duy, nhận thức. Điều này rất quan trọng để người phụ nữ thay đổi lộ trình, mục tiêu cuộc đời mình kể từ khi sinh ra”.

Ông Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

“Phụ nữ làm lãnh đạo cấp cao ở hệ thống chính trị của Việt Nam là rất ít vì đến thời điểm họ được xét lộ trình cũng là lúc đến tuổi nghỉ hưu. Do đó nên Luật hóa tỷ lệ tham chính của phụ nữ trong cả hệ thống chính trị”, ông Hoàng Văn Nghĩa cho biết thêm.

Tán thành và đánh giá cao những gì Việt Nam đã làm, Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam khẳng định, phụ nữ ngày càng được coi là tác nhân tích cực của sự thay đổi. Cách tiếp cận của UNDP là trao quyền cho phụ nữ nhằm thúc đẩy tham gia bình đẳng trên các lĩnh vực.

“Lịch sử Việt Nam đã có những người phụ nữ truyền cảm hứng như Hai Bà Trưng, Bà Triệu và truyền thống này sẽ được tiếp nối trong thời đại hiện nay. Tôi tin rằng, người phụ nữ Việt Nam hiện đại ngoài vai trò nội trợ sẽ tiếp tục làm nổi bật các vai trò khác”, bà Ramla Khalidi khẳng định.

Áp lực chăm sóc gia đình thành rào cản phụ nữ tham gia hành chính công

Nhân dịp Hội thảo, UNDP đã ra mắt podcast đầu tiên ‘Hậu duệ của Hai Bà Trưng. Mỗi tập phim giới thiệu hành trình của những người phụ nữ từ mọi hoàn cảnh chia sẻ kinh nghiệm vận động cộng đồng và hành động trong lĩnh vực nông nghiệp, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, kinh tế tuần hoàn… thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Podcast dự kiến ​​sẽ truyền cảm hứng cho phụ nữ và đảm bảo rằng tiếng nói của phụ nữ không bị 'bỏ lại phía sau' mà được lắng nghe ở mọi cấp độ.

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Để đảm bảo công khai, minh bạch trong điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, dự thảo lần này đã xác định rõ mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và nguyên tắc điều hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, hài hoà lợi ích giữa các bên.
'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

Đây là một cảm nhận chung được các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ tại hội thảo “Doanh nghiệp và thế hệ trẻ trước làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo và bán dẫn” nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội đổi mới sáng tạo (Innovate Vietnam) 2024 diễn ra ngày 1-2/10.
Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
Nhiều mô hình sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Hải Dương trong hoạt động hè

Nhiều mô hình sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Hải Dương trong hoạt động hè

Tại Trung tâm văn hóa xứ Đông (thành phố Hải Dương), Hội nghị tổng kết Hoạt động hè và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tỉnh Hải Dương năm 2024 vừa được tổ chức ngày 26/9.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Ngày 26/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bình Dương thực hiện những hoạt động tiên phong như tích cực xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới.
NHNN ra chỉ thị về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau bão số 3

NHNN ra chỉ thị về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau bão số 3

Thống đốc NHNN Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 04 về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Tập trung cao nhất hoàn thiện các luật để khơi thông nguồn lực phát triển

Tập trung cao nhất hoàn thiện các luật để khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, tập trung cao nhất cho việc hoàn thiện các luật, sửa đổi, bổ sung các quy định, nhằm đưa ra giải pháp mang tính đột phá để "cởi trói", tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Đến năm 2050, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đến năm 2050, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đây là một trong những mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành ngày 21/9/2024.
Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng cam kết trong việc triển khai các gói vay ưu đãi, tránh việc chỉ xuất hiện trên truyền thông mà không mang lại hiệu quả thực tế.
Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chịu thiệt hại do bão số 3 sẽ được miễn, giảm và gia hạn nhiều loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,...
Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Chiều 14/9, đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam dẫn đầu về thăm, tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt ở xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Chiều 10/9, đoàn công tác của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ cho tỉnh Hải Dương sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Ngày 9/9, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đề xuất điều chỉnh 5 nhóm chính sách chính, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Chính phủ yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong việc phát triển nhà ở xã hội. Đưa phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương.
Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Thủ tướng yêu cầu điều hành ngân sách đảm bảo nguồn trả lương, chính sách an sinh xã hội, dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách phát sinh.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Quy định mới về tính toán giá bán điện bình quân, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và thang lương, bảng lương với người lao động, ... có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ chính thức được giảm 50% từ ngày 1/9/2024 đến ngày 30/11/2024.
Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phản hồi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về thủ tục đầu tư đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Luật Địa chất và Khoáng sản cần có quy định rõ về trình tự điều chỉnh quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo hướng rút gọn, chú trọng tiến bộ về khoa học công nghệ, giúp tăng hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường.
Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 đề nghị các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân; lộ trình áp dụng các quy định về thuế cần phù hợp để các chủ thể liên quan có sự chuẩn bị.
Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Ngày 20/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
Hai luồng ý kiến về mức thuế cho mặt hàng phân bón

Hai luồng ý kiến về mức thuế cho mặt hàng phân bón

Đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nghiêng về quan điểm áp dụng mức thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng phân bón như quy định hiện hành.
Thủ tướng: Tập trung nguồn lực triển khai 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Thủ tướng: Tập trung nguồn lực triển khai 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung nguồn lực, đảm bảo các điều kiện cần thiết, chỉ đạo tổ chức thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nhất là việc thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ mới được quy định trong các Luật.
Nới 'room' cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Nới 'room' cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát các điều kiện để làm căn cứ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, trên cơ sở sẽ mở "room" cho điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nhất là ở khu vực ​​​​​​miền Bắc.
Thêm kênh phối hợp chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Thêm kênh phối hợp chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Chiều 12/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký một chương trình phối hợp công tác về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh trao quyền kinh tế cho phụ nữ.
Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII thông qua 20 nghị quyết

Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII thông qua 20 nghị quyết

Sáng 12/8, tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông (thành phố Hải Dương), sau nửa ngày làm việc, kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Dự thảo sửa đổi Luật Dược: Đề nghị công bố giá bán buôn thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật Dược: Đề nghị công bố giá bán buôn thuốc

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ hướng quy định công bố giá bán buôn thuốc dự kiến trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Theo quy định mới, mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định mới, mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

Nhà ở xã hội luôn là một trong những loại hình bất động sản luôn được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng được mua loại hình nhà ở này. Vậy người dân cần đáp ứng những điều kiện gì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?
Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP HCM đã được triển khai với tốc độ nhanh, phát huy hiệu quả ngay, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là với TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là với TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn năm 2024, nhất là đối với các địa phương được giao vốn kế hoạch đầu tư công lớn như TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh,… và 33 bộ, 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn cả nước.
Xem thêm