'Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm' được đưa vào nghị quyết Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 5, lần đầu tiên Quốc hội ghi nhận trong nghị quyết chính thức về việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, xử lý tình trạng đùn đẩy, tránh né trách nhiệm.

Họp báo được tổ chức ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 5.
Họp báo được tổ chức ngay sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 5.

Chiều 24/6, Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV. Trả lời về vấn đề bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, xử lý tình trạng đùn đẩy, tránh né trách nhiệm của một bộ phận cán bộ viên chức được nhiều đại biểu nêu trong kỳ họp này, ông Trịnh Xuân An – Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Quốc phòng và an ninh cho biết:

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, xử lý tình trạng đùn đẩy, tránh né trách nhiệm là chủ trương của Đảng đã được quán triệt trong các nghị quyết. Đặc biệt là tại kỳ họp này, trước những yêu cầu cấp thiết trong điều hành kinh tế xã hội, rất nhiều đại biểu đã đưa ý kiến thảo luận, vừa nêu các nguyên nhân nhưng đồng thời cũng tranh luận các giải pháp để nâng cao trách nhiệm, sự chủ động trong điều hành.

Theo ông An, đây là lần đầu tiên Quốc hội ghi nhận trong nghị quyết chính thức của kỳ họp về việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, xử lý tình trạng tránh né trách nhiệm. Trong đó có 2 điểm nhắc tới. Một là phần nhận xét chung về những tồn tại, nghị quyết đã nêu rất rõ “đặc biệt là tình trạng đùn đẩy né tránh trách nhiệm của một bộ phận cán bộ viên chức trong thực thi công vụ dẫn đến trì trệ trong giải quyết công việc”. Đây là nhận định rất đúng, trực diện.

Hai là nghị quyết đã nêu yêu cầu sớm ban hành quy định về bảo vệ người dám nghĩ dám làm, xử lý tình trạng trì trệ; tức là Quốc hội đã giao trách nhiệm các các cấp, ngành thực hiện.

Về phần giải pháp để khắc phục tình trạng trên, ông An nêu quan điểm cá nhân, rằng điều hành đất nước cần phải có biện pháp thực sự mạnh mẽ và quyết liệt; có công thì được thưởng, làm tốt thì được khen, ai không làm thì đứng ra bên ngoài.

Ảnh: Đinh Nhung
Ảnh: Đinh Nhung
Có nên áp dụng quản trị doanh nghiệp vào quản trị Nhà nước không? Tôi cho rằng, quản trị Nhà nước hay quản trị doanh nghiệp thì yếu tố hiệu quả là quan trọng nhất, ai làm nhiều hưởng nhiều. Vì vậy, tôi đề xuất có cơ chế giao khoán công việc, công khai nghiêm minh. Ông Trịnh Xuân An

Liên quan đến vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết thêm, trong nghị quyết Quốc hội kỳ này không chỉ có một quy định sớm ban hành quy định về bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, xử lý tình trạng cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm mà trong nhiều nội dung khác cũng đã đề cập.

Đó là yêu cầu tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá... để xem có chồng chéo hay không. “Hiện nay đang bảo luật chồng chéo, mâu thuẫn nhưng thực tế có phải như thế không. Đó cũng là một cách để xem xét cách giải quyết công việc của cán bộ”, ông Cường nói.

Bên cạnh đó là yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, đi đôi với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các vi phạm. Theo ông Cường, đó là những nhóm giải pháp rất mạnh, tương đối đầy đủ để hạn chế tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của một bộ phận cán bộ.

Kỳ họp thứ 6 sẽ không chọn trước người trả lời chất vấn

Tại họp báo, các phóng viên cũng đặt câu hỏi cho các thành viên Quốc hội về các vấn đề “nóng” hiện nay như tình hình cung ứng điện, tăng lương có làm tăng giá cả, giải ngân đầu tư công, xây dựng nhà ở xã hội...

Liên quan đến việc tăng lương cơ sở sắp tới có thể gây áp lực làm tăng giá cả tiêu dùng, ông Nguyễn Trường Giang – Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để xử lý vấn đề này và cũng có kinh nghiệm điều hành. Quốc hội vừa thông qua Luật Giá sửa đổi. Quốc hội sẽ giám sát việc Chính phủ triển khai luật này. “Tôi tin rằng với sự sát sao của Chính phủ và giám sát của Quốc hội thì tình trạng tăng lương kèm theo tăng giá sẽ không xảy ra”, ông Giang cho biết.

Liên quan đến trách nhiệm của Quốc hội trong vấn đề giám sát cung ứng điện, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trong nghị quyết chung của kỳ họp đã giao rất cụ thể cho Chính phủ điều hành nội dung này. Hiện nay, Đoàn giám sát của Quốc hội đang thực hiện giám sát các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề đảm bảo năng lượng, đến khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 sẽ báo cáo UBTVQH.

Liên quan đến vấn đề chất vấn lại, đặc biệt là lời hứa của các bộ trưởng, trưởng ngành, Tổng Thư ký Bùi Văn Cường cho biết, theo quy định, kỳ họp thứ 6 và thứ 10 trong mỗi nhiệm kỳ sẽ có giám sát việc thực hiện các lời hứa; các kết quả hoạt động giám sát nói chung, trong đó có giám sát trả lời chất vấn.

Tin liên quan

Khi kết thúc các phiên chất vấn, Quốc hội đều ban hành nghị quyết để yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành sớm thực hiện các giải pháp, cam kết, sớm khắc phục các hạn chế, tồn tại... Trong nhiệm kỳ khoá XV, trong nghị quyết chất vấn đều nêu cụ thể công việc, có định lượng để làm căn cứ cho các đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan Quốc hội thực hiện giám sát.

Tại Kỳ họp thứ 6 sẽ có giám sát lại, với rất nhiều nội dung, từ giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn, kể cả giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật... Sẽ được đánh giá tổng quan, sau đó các đại biểu sẽ hỏi chứ không có chuyên đề như các kỳ trước, tức là không chọn trước chủ đề, không chọn trước người trả lời chất vấn.

Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện nổi bật của ngành năm 2024.
Thủ tướng: Đà Nẵng phải tăng trưởng 2 con số trong những năm tới

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tăng trưởng 2 con số trong những năm tới

Sáng 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng yêu cầu tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là TP Hà Nội và TP HCM, phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng GRDP tối thiểu ở mức 8-10%.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Bảng giá đất điều chỉnh mới của Hà Nội, giá đất sẽ cao gấp 2 - 6 lần so với bảng giá đất cũ, trong đó giá cao nhất là 695,3 triệu đồng/m2.
Kinh Môn nhận Huân chương Lao động và công bố quyết định đô thị loại III

Kinh Môn nhận Huân chương Lao động và công bố quyết định đô thị loại III

Tối 20/12, tại Quảng trường Nguyễn Đại Năng (phường Hiệp An), thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và công bố Quyết định công nhận thị xã là đô thị loại III.
Nhận diện 6 chủ đề định hình kinh tế Việt Nam năm 2025

Nhận diện 6 chủ đề định hình kinh tế Việt Nam năm 2025

Dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 7% - 7,1%, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN năm 2024, MBS nhìn nhận 6 chủ đề sẽ định hình kinh tế Việt Nam năm 2025.
Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản ngày 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng Nhật Bản sẽ sớm có các dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nhất là các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, chế biến chế tạo, điện tử...
Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Bảo đảm nguồn hàng đầy đủ với giá hợp lý dịp Tết Nguyên đán 2025

Bảo đảm nguồn hàng đầy đủ với giá hợp lý dịp Tết Nguyên đán 2025

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, theo dõi sát tình hình thị trường, chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu dịp Tết 2025.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ đốt quán cà phê tại Cổ Nhuế

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ đốt quán cà phê tại Cổ Nhuế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'

Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'

Đây là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại buổi tiếp Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Bộ trưởng Quốc phòng Lào đang thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh Hoa Kỳ

Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh Hoa Kỳ

Chiều 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) thăm và làm việc tại Việt Nam.
Rà soát các điểm nghẽn hạ tầng cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Rà soát các điểm nghẽn hạ tầng cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mà một trong những điểm nghẽn nổi bật cần tháo gỡ là hạ tầng giao thông.
2025 sẽ là năm ‘bứt tốc’ của nền kinh tế Cà Mau

2025 sẽ là năm ‘bứt tốc’ của nền kinh tế Cà Mau

Ngày 18/12, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025 ngành du lịch đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế

Năm 2025 ngành du lịch đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế

Đây là một trong những mục tiêu được Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành.
'Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động nguồn lực xã hội để bứt phá'

'Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động nguồn lực xã hội để bứt phá'

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá, năm 2025 đạt kết quả cao hơn năm 2024.
Nga lên tiếng sau vụ ám sát tướng hạt nhân Igor Kirillov

Nga lên tiếng sau vụ ám sát tướng hạt nhân Igor Kirillov

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc vụ ám sát người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân, Hóa học và Sinh học Igor Kirillov và trợ lý của ông là vụ tấn công khủng bố, trong đó phương Tây đồng lõa với hành động của Ukraine.
Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất giải quyết những vấn đề liên quan đến triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí.
Dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng

Dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng

Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực sẽ được thành lập tại Đà Nẵng.
Đề nghị tỉnh Yamaguchi thúc đẩy hợp tác với Bình Dương

Đề nghị tỉnh Yamaguchi thúc đẩy hợp tác với Bình Dương

Chiều tối 16/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm ngân hàng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh

Thủ tướng: Xử lý nghiêm ngân hàng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc tinh gọn tổ chức bộ máy từng cấp, từng ngành cần khẩn trương rà soát để có phương án cơ cấu lại đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ.
MBS nêu những yếu tố tích cực giúp tỷ giá dần hạ nhiệt

MBS nêu những yếu tố tích cực giúp tỷ giá dần hạ nhiệt

MBS cho rằng áp lực tỷ giá sẽ dần hạ nhiệt và đạt mức 25.000 VND/USD vào cuối năm nay nhờ một số yếu tố tích cực.
Tuần này Bắc Bộ tăng nhiệt

Tuần này Bắc Bộ tăng nhiệt

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết từ hôm nay, khối không khí lạnh có xu hướng suy yếu dần, Bắc Bộ chuyển nắng nhẹ về trưa và chiều.
Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Chiều 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, làm việc, đôn đốc 2 dự án cao tốc trục ngang và trục dọc tại Đồng bằng sông Cửu Long gồm tuyến Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Thủ tướng: Nghiên cứu tuyến đường sắt TP HCM – Cần Thơ kéo dài tới Cà Mau

Thủ tướng: Nghiên cứu tuyến đường sắt TP HCM – Cần Thơ kéo dài tới Cà Mau

Sáng 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Cờ Đỏ sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đưa Bình Phước trở thành 'điểm đến hấp dẫn' của vùng Đông Nam Bộ

Đưa Bình Phước trở thành 'điểm đến hấp dẫn' của vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn Bình Phước tận dụng tốt những lợi thế trong quy hoạch để trở thành trung tâm phát triển của khu vực, trở thành "điểm đến hấp dẫn" của vùng Đông Nam Bộ.
Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Thủ tướng: Thúc đẩy ngoại giao bán dẫn, chuyển giao và làm chủ công nghệ

Thủ tướng: Thúc đẩy ngoại giao bán dẫn, chuyển giao và làm chủ công nghệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới và phải "quyết tâm làm bằng được".
Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng khoảng 12,5%

Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng khoảng 12,5%

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, tín dụng tăng trưởng 12,5% phản ánh nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc đẩy mạnh dòng vốn vào sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
Đưa công nghiệp bán dẫn trở thành đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình

Đưa công nghiệp bán dẫn trở thành đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh quyết tâm, nỗ lực nhanh chóng giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng: Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam

Thủ tướng: Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam

Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Ngày 12/12, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028.
Bộ Chính trị kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai.
Đưa hàng Việt Nam vươn ra thị trường thế giới trong kỷ nguyên mới

Đưa hàng Việt Nam vươn ra thị trường thế giới trong kỷ nguyên mới

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt ngày càng có các sản phẩm chất lượng, chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn ra quốc tế, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm