'VN-Index khó giảm về đáy 2022, nhóm tài chính cơ hội phục hồi rõ nét'

Mặc dù dòng tiền tham gia vẫn ở mức thấp nhưng với định giá VN-Index và bối cảnh vĩ mô hiện tại thì việc thị trường giảm về đáy năm 2022 là khó xảy ra. Cơ hội mở ra tại nhiều nhóm ngành có nhiều triển vọng như chứng khoán, ngân hàng...

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường KBSV.
Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường KBSV.

Trao đổi của ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) với Mekong ASEAN.

PHẢI ĐẾN CUỐI NĂM 2023 FED MỚI ĐẢO CHIỀU CHÍNH SÁCH

Mekong ASEAN: Sau đợt tăng lãi suất tiếp theo của Fed vào đầu tháng 2 vừa qua, ông có nhận định như thế nào? Theo ông chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương liệu có sớm đảo chiều?

Ông Trần Đức Anh: Động thái tăng lãi suất 0,25% vào đầu tháng 2 vừa qua của Fed không có gì gây bất ngờ cho thị trường, nó đã nằm trong dự báo trước đó. Tiếp theo, quyết định tăng lãi suất của Fed sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Lạm phát và các vấn đề nội tại của nền kinh tế Mỹ.

Tín hiệu tích cực là lạm phát đã giảm khá nhanh sau khi đạt đỉnh vào giữa năm 2022. Hiện đã trải qua một thời gian dài nên xu hướng giảm của lạm phát là khá bền vững. Tuy nhiên giảm nhanh hay chậm và có đạt kỳ vọng của Fed hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đối với nền kinh tế Mỹ thì có diễn biến bất ngờ liên quan đến thị trường việc làm trong tháng 1/2023, đó là tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm mạnh xuống 3,4%, từ mức 3,5-3,6% vào các tháng trước đó. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 50 năm trở lại đây.

Tỷ lệ thất nghiệp thấp cho thấy thị trường việc làm của Mỹ vẫn tương đối nóng, rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ đã giảm đi đáng kể. Từ đây, Fed sẽ có dư địa để tập trung đối phó với lạm phát nhiều hơn, và xác suất cao là sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2023, vào tháng 3 và tháng 5. Trước đó, thị trường đồng thuận rằng sẽ chỉ có một lượt tăng nữa vào tháng 3. Như vậy theo tôi, phải đến cuối năm thì Fed mới đảo chiều chính sách.

Mekong ASEAN: Còn các diễn biến trong nước, theo ông các vấn đề cản trở thị trường chứng khoán đã được giải quyết?

Ông Trần Đức Anh: Đối với tình hình vĩ mô trong nước thì tôi cho rằng có 2 biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến dòng tiền. Yếu tố thứ nhất là lạm phát. Mặc dù lạm phát tháng 1 tăng đột biến nhưng chủ yếu là do thời điểm Tết người dân tăng cường mua sắm, giá nhiều hàng hóa dịch vụ bị đẩy lên; đồng thời do xu hướng tăng mạnh của giá dầu thế giới, kéo theo giá xăng trong nước điều chỉnh tăng.

Qua giai đoạn tăng, hàng hóa đã hạ nhiệt, giá xăng dầu cũng có xu hướng giảm. Chỉ có vấn đề điều chỉnh giá của Chính phủ liên quan đến các mặt hàng điện, giáo dục; tuy nhiên tôi cho rằng Chính phủ sẽ cân đối để điều chỉnh.

Về tỷ giá, từ mức đỉnh xấp xỉ 115 điểm thiết lập vào tháng 9 năm ngoái, Dollar Index hiện đã giảm về ngưỡng 101 điểm, tương đương mức giảm gần 12,2%. Mức giảm tương đối mạnh kéo theo tỷ giá trong nước giảm sâu. Thời điểm hiện tại, tỷ giá USD trong nước dưới mức 23.500 đồng, trong khi năm ngoái có thời điểm lên hơn 24.000 đồng.

Khi vấn đề liên quan đến tỷ giá và lạm phát không còn căng thẳng, việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại hối từ đầu năm đến nay cũng ít nhiều giúp giải quyết tình trạng căng thẳng thanh khoản, giúp cho lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu giảm. Nếu xu hướng này tiếp tục thì có thể kỳ vọng mặt bằng lãi suất đã đạt đỉnh, sẽ dần hạ nhiệt, là điều kiện để thị trường chứng khoán phục hồi tốt từ mức thấp hiện tại.

Dĩ nhiên là còn rủi ro liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tác động của các vụ việc lớn xảy ra trong năm 2022 đã giảm dần, đã phần nào được khắc phục hoặc có hướng giải quyết. Rủi ro có khả năng rơi vào giữa năm nay khi lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lớn.

Điểm tích cực là xu hướng lãi suất đang giảm, mặc dù giảm không nhanh nhưng sẽ giúp giảm gánh nặng chi phí lãi vay cho doanh nghiệp. Chính phủ đã nhìn thấy những vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và có động thái, như sửa đổi Nghị định 65 theo hướng hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Ví dụ doanh nghiệp có thể gia hạn thêm 2 năm trong trường hợp có hơn 60% trái chủ đồng ý. Điều này giúp các doanh nghiệp có thời gian tái cơ cấu nợ, chờ thị trường bất động sản hồi phục để bán dự án thu tiền về.

'VN-Index khó giảm về đáy 2022, nhóm tài chính cơ hội phục hồi rõ nét'

Mekong ASEAN: Mặc dù thị trường khó giảm sâu nhưng với dòng tiền yếu như hiện tại thì VN-Index cũng rất khó để bứt phá?

Ông Trần Đức Anh: Dòng tiền trên thị trường chứng khoán có mối liên hệ rất mạnh với mặt bằng lãi suất. Nhìn lại giai đoạn 2020-2021 khi mặt bằng lãi suất rất thấp, đâu đó chỉ khoảng 4-5%, dòng tiền chuyển dịch từ kênh huy động sang thị trường chứng khoán. Với chi phí rẻ nên nhà đầu tư có thể vay để đầu tư vào chứng khoán.

Ngược lại, thời điểm hiện tại khi lãi suất huy động 7-9% thì dòng tiền chuyển dịch ngược lại từ kênh chứng khoán sang các kênh huy động. Mặc dù xu hướng giảm lãi suất đã khá rõ nét nhưng chưa phải là nhanh. Hiện tại khó kỳ vọng đột biến về dòng tiền nên thị trường cũng khó bứt phá mạnh mẽ, tuy nhiên không phải là không có xu hướng hồi phục.

VÙNG CÂN BẰNG CỦA VN-INDEX VÀO CUỐI NĂM 2023 SẼ LÀ 1.250 ĐIỂM

Mekong ASEAN: Đánh giá tổng thể, ông dự báo VN-Index trong năm nay sẽ diễn biến ra sao, nhà đầu tư có nên kỳ vọng kiếm lời từ thị trường chứng khoán?

Ông Trần Đức Anh: Tôi cho rằng có cơ hội để VN-Index tăng điểm cao hơn, vì thị trường đã trải qua một năm quá khốc liệt. Thống kê lịch sử 20 năm trở lại đây cho thấy, chỉ có duy nhất giai đoạn mới thành lập 2002-2003, thị trường mới có 2 năm liên tiếp giảm, còn lại sau một năm giảm đều bước sang một năm tăng.

Bối cảnh vĩ mô cũng hợp lý cho diễn biến đó, vì những gì xấu nhất đã hội tụ trong năm 2022, khiến thị trường lao dốc mạnh giảm gần 40%. Chỉ số VN-Index có mức giảm sâu nhất thế giới dù vĩ mô không xấu, điều này cho thấy thị trường chứng khoán đã phản ứng quá đà. Mức giảm này đa phần xuất phát từ tâm lý yếu của nhà đầu tư, khi 90% giao dịch từ nhà đầu tư cá nhân.

Theo tôi, vùng điểm cân bằng vào thời điểm cuối năm 2023 sẽ là 1.250 điểm, dựa vào các yếu tố: Lãi suất trong nước hạ nhiệt; tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục nhưng sẽ giảm, chỉ khoảng 6-8%; Fed đảo chiều chính sách vào cuối năm 2023; Trung Quốc mở cửa nền kinh tế…

Về mặt tổng thể, thị trường chứng khoán vẫn hấp dẫn. Thực tế, vào cuối năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn ra cơ hội và tăng cường mua ròng với giá trị mạnh. Nhà đầu tư có thể dành một phần tỷ trọng vào thị trường chứng khoán, tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro, độ tuổi, am hiểu về các lĩnh vực tài chính.

Người trẻ, chấp nhận rủi ro cao có thể dành toàn bộ vào chứng khoán. Người khẩu vị rủi ro thấp hơn có thể giải ngân tỷ trọng nhỏ, phần lớn gửi tiết kiệm vì mặt bằng lãi suất hiện tại khá cao, tại một số ngân hàng lên tới 8%, vượt trội so với lạm phát. Nhà đầu tư nên tranh thủ bởi lãi suất cao sẽ không kéo dài, trong 1-2 quý tới có thể giảm nhanh.

Tăng trưởng cung tiền M2, lãi suất cơ bản và P/E của VN-Index (%). Nguồn: KBSV
Tăng trưởng cung tiền M2, lãi suất cơ bản và P/E của VN-Index (%). Nguồn: KBSV

Mekong ASEAN: Vậy theo ông trong bối cảnh hiện tại, chiến lược đầu tư như thế nào sẽ mang lại hiệu quả?

Ông Trần Đức Anh: Đối với nhà đầu tư trung, dài hạn thì hoàn toàn có thể giải ngân một phần ở vùng giá hiện tại, vì trong ngắn hạn thị trường có thể biến động khó dự báo nhưng về dài hạn triển vọng tương đối tích cực; đặt trong bối cảnh định giá thấp và tình hình kinh tế vĩ mô sáng của Việt Nam.

Nhà đầu tư có thể chọn lựa theo 2 cách. Một là các cổ phiếu có định giá thực sự rẻ. Với mức P/E thị trường 12 lần như hiện tại thì rất nhiều cổ phiếu so với P/E ở vùng gần đáy (so với 5-7 năm trở lại đây). Tiêu chí là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định, có thể khó khăn trong ngắn hạn nhưng triển vọng trong trung và dài hạn vẫn tốt.

Thứ 2 là đầu tư vào cổ phiếu vẫn có tăng trưởng cao xuyên suốt những quý trở lại đây, bất chấp biến động về môi trường vĩ mô. Tuy mức định giá có thể tương đối cao nhưng đây là lựa chọn khá an toàn cho mục tiêu dài hạn.

Đối với nhà đầu tư lướt sóng, tôi cho rằng thời điểm hiện tại việc giải ngân tương đối khó, vì thị trường đã trải qua nhịp tăng 3 tháng liền, với mức tăng 20-30% của VN-Index. Nhà đầu tư nên chờ nhịp điều chỉnh, tuy nhiên phải đánh đổi rủi ro là thị trường tăng luôn thì sẽ lỡ mất cơ hội.

Đối với nhà đầu tư mới thì không nên lướt sóng cổ phiếu mà nên đầu tư vào chứng chỉ quỹ, quỹ đầu tư để chuyên gia quản lý giúp tài sản hoặc lựa chọn phương pháp đầu tư dài hạn, tích sản với các cổ phiếu doanh nghiệp tốt.

Mặc dù với các cổ phiếu này có thể khó đột biến, phải mua ở mức giá cao nhưng lợi nhuận thu lại sẽ tốt hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm, hoặc có thể kỳ vọng vào sự biến động lớn khi có yếu tố thuận lợi. Như giai đoạn 2020-2021, có những bluechip đầu ngành tăng giá 30-40%.

CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THÉP CHƯA RÕ RÀNG

Mekong ASEAN: Về nhóm ngành cụ thể, ông có gợi ý gì về chủ đề đầu tư trong năm nay?

Ông Trần Đức Anh: Thị trường đang kỳ vọng thanh khoản của cả nền kinh tế được giải toả bớt trạng thái căng thẳng, như cuối năm 2022. Thanh khoản được cải thiện thì một số ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán sẽ hưởng lợi. Hai ngành này mặt bằng giá cổ phiếu cũng giảm tương đối mạnh trong năm 2022, có cơ hội hồi phục trở lại rõ nét.

Thứ hai là nhóm ngành đầu tư công, được thúc đẩy bởi quyết tâm của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khi nền kinh tế được dự báo gặp khó khăn trong môi trường lãi suất tăng, thị trường bất động sản trầm lắng, xuất khẩu suy yếu...

Bên cạnh đó là nhóm hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa hoàn toàn, dỡ bỏ chính sách Covid: Du lịch, hàng không, nguyên vật liệu phụ thuộc giá cả hàng hoá khi nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc hồi phục.

Giải ngân đầu tư công của Việt Nam (tỷ đồng).
Giải ngân đầu tư công của Việt Nam (tỷ đồng).

Mekong ASEAN: Liên quan đến 2 nhóm ngành có ảnh hưởng lớn đến thị trường là bất động sản và thép, ông có nhận định như thế nào?

Ông Trần Đức Anh: Bất động sản là một trong những nhóm giảm sâu nhất trong năm 2022, tuy nhiên nhìn cả chu kỳ dài sau khi tăng nóng trong 2020-2021 và giảm trong năm 2022 thì mặt bằng giá cũng chưa phải là thấp, so với giai đoạn trước Covid. Mặt khác, câu chuyện rủi ro liên quan đến thị trường bất động sản vẫn còn đó, với 2 rủi ro lớn nhất là mặt bằng lãi suất và trái phiếu doanh nghiệp.

Với nhóm ngành thép, tôi xin lấy ví dụ về mã đầu ngành Hoà Phát với thị phần 40%. Doanh nghiệp liên tục đẩy mạnh tăng công suất trong vài năm trở lại đây khi triển khai dự án Dung Quất 2, nhưng lại gặp thị trường bất động sản trầm lắng trong khi giải ngân đầu tư công năm 2022 cũng không quá thuận lợi. Nhu cầu giảm mạnh khiến Hoà Phát có thời điểm đóng một loạt lò cao, lợi nhuận ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó là giá thép giảm sâu.

Nhìn sang 2023, ngành thép có điểm tích cực là đầu tư công được đẩy mạnh, là một trong những nguồn tiêu thụ lớn. Trung Quốc đã mở cửa và có chính sách thúc đẩy hạ tầng để khôi phục nền kinh tế. Đây có thể là yếu tố hỗ trợ giá thép đi lên. Tuy nhiên, thị trường bất động sản dân cư khó hồi phục nhanh.

Về tổng thể, tôi cho rằng bức tranh kinh doanh xấu nhất của Hoà Phát đã diễn ra vào quý 4/2022 và sẽ dần hồi phục vào năm 2023. Tuy nhiên có hồi phục nhanh hay không thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là thị trường bất động sản và diễn biến giá thép. Sau nhịp hồi phục mạnh trong 3 tháng trở lại đây thì mức giá hiện tại, cơ hội đầu tư vào ngành thép cũng không rõ ràng.

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Ông Nguyễn Hồ Hưng – Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) vừa có kết quả giao dịch cổ phiếu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Công nghệ - 'Hấp lực' đưa DNSE bứt tốc, thăng hạng Top 3 thị phần phái sinh

Công nghệ - 'Hấp lực' đưa DNSE bứt tốc, thăng hạng Top 3 thị phần phái sinh

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán phái sinh không ngừng phát triển, công nghệ đang trở thành yếu tố quyết định, thay đổi hướng đi của nhà đầu tư. Công nghệ cũng trở thành “bệ phóng chiến lược” đưa DNSE vào Top 3 thị phần chứng khoán phái sinh chỉ sau hơn một năm thâm nhập thị trường này.
VN-Index giảm phiên thứ ba liên tiếp, HAG ngược chiều tăng mạnh

VN-Index giảm phiên thứ ba liên tiếp, HAG ngược chiều tăng mạnh

Phiên thứ ba liên tiếp chỉ số VN-Index đi xuống, sau khi tiệm cận ngưỡng đỉnh năm 2024. Các nhóm ngành trụ cột đều diễn biến tiêu cực.
Số nhà đầu tư trong nước mở mới tài khoản chứng khoán giảm sút

Số nhà đầu tư trong nước mở mới tài khoản chứng khoán giảm sút

Sau hai tháng liên tục duy trì trên 300.000 tài khoản, lượng mở mới tài khoản chứng khoán trong tháng cuối quý 3/2024 đã giảm mạnh.
Cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị bán mạnh

Cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị bán mạnh

Phiên thứ hai liên tiếp, nhóm cổ phiếu bất động sản trở thành tâm điểm bán của dòng tiền. Các nhóm trụ cột khác cũng giao dịch tiêu cực khiến chỉ số VN-Index thủng mốc 1.280 điểm.
Ông Nguyễn Trọng Thông chính thức rời ghế Chủ tịch Hà Đô

Ông Nguyễn Trọng Thông chính thức rời ghế Chủ tịch Hà Đô

Người sáng lập và điều hành Hà Đô từ thập kỷ 90 đến nay chính thức lui về phía sau, với kỳ vọng thế hệ lãnh đạo trẻ sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá.
SSI giành lại 'ngôi vương' vốn điều lệ từ VNDirect

SSI giành lại 'ngôi vương' vốn điều lệ từ VNDirect

Với việc phân phối thành công hơn 300 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông, SSI đã nâng vốn điều lệ lên hơn 18.000 tỷ đồng - dẫn đầu ngành chứng khoán.
Masan Consumer muốn lên HoSE vào năm 2025, chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu

Masan Consumer muốn lên HoSE vào năm 2025, chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu

Masan Consumer dự kiến chào bán thêm hơn 300 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/cp, thấp hơn 95% so với giá thị trường hiện nay.
Cổ phiếu bất động sản 'rơi' mạnh kéo VN-Index đi xuống

Cổ phiếu bất động sản 'rơi' mạnh kéo VN-Index đi xuống

Kỳ vọng chỉ số trở lại chinh phục mốc 1.300 phiên hôm nay tiếp tục không thành khi dòng tiền bị rút ra mạnh ở nhóm bất động sản. Một số mã giảm sâu như PDR, DXG, DIG, CEO…
Phát Đạt chốt thời gian chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu

Phát Đạt chốt thời gian chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu

Phát Đạt dự kiến phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu để chuyển đổi toàn bộ số nợ có giá trị 30 triệu USD tại ACA Vietnam.
Triển vọng doanh nghiệp tôn mạ trong quý 4/2024

Triển vọng doanh nghiệp tôn mạ trong quý 4/2024

Xu hướng giá thép cán nóng HRC ở các thị trường Mỹ và EU đã có dấu hiệu phục hồi, kỳ vọng sẽ nới rộng biên độ chênh lệch giữa trong nước và thế giới trong giai đoạn cuối năm 2024, qua đó giúp cải thiện biên lợi nhuận xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Chủ tịch Nam Long chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu NLG cho con trai

Chủ tịch Nam Long chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu NLG cho con trai

Ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) cùng hai con vừa có kết quả giao dịch cổ phiếu NLG gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
VN-Index không giữ được mốc 1.300 điểm, khối ngoại mua mạnh một mã ngân hàng

VN-Index không giữ được mốc 1.300 điểm, khối ngoại mua mạnh một mã ngân hàng

Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10/2024, VN-Index đã chinh phục lại mức đỉnh năm nay là 1.300 điểm. Tuy nhiên dòng tiền hưng phấn không duy trì được lâu khiến chỉ số lại thoái lui vào phiên chiều.
TTC AgriS chốt thời điểm tổ chức Đại hội cổ đông vào cuối tháng 10

TTC AgriS chốt thời điểm tổ chức Đại hội cổ đông vào cuối tháng 10

TTC AgriS dự kiến thời điểm họp Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ 2023-2024 sẽ được tổ chức vào ngày 24/10 tới tại trụ sở chính của công ty ở Tây Ninh.
Nhiều yếu tố hỗ trợ, VN-Index được dự báo vượt đỉnh

Nhiều yếu tố hỗ trợ, VN-Index được dự báo vượt đỉnh

Chuyên gia, đơn vị phân tích đồng thuận với kịch bản VN-Index vượt đỉnh 1.300 thành công, khi thị trường đang đón nhận nhiều thông tin tích cực.
TTC AgriS lên kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu

TTC AgriS lên kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu

Dự kiến sản lượng sản xuất tăng nhưng giá bán có thể giảm trong giai đoạn đầu năm 2025 nên TTC AgriS đặt mục tiêu doanh thu giảm và lợi nhuận gần như đi ngang.
Cổ phiếu thép là trụ đỡ thị trường, NVL giảm mạnh sau tin lỗ lớn

Cổ phiếu thép là trụ đỡ thị trường, NVL giảm mạnh sau tin lỗ lớn

Ở vùng giá tiệm cận đỉnh năm 2024, VN-Index vẫn chưa đủ động lực để vượt lên. Nhóm thép là trụ đỡ để thị trường không bị giảm sâu, trong khi nhóm bất động sản diễn biến tiêu cực.
Dự báo nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất trong quý 3/2024

Dự báo nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất trong quý 3/2024

Theo MBS, lợi nhuận ròng của các ngân hàng niêm yết có thể tăng 16,5% so với cùng kỳ và là trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường.
Pyn Elite Fund: 'TTCK không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy'

Pyn Elite Fund: 'TTCK không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy'

Quỹ ngoại đến từ Phần Lan dự báo P/E của TTCK Việt Nam năm 2024 ở mức 9,9 lần và khẳng định thị trường không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy.
Novaland dự kiến thanh lý tài sản thu về hơn 25.000 tỷ đồng

Novaland dự kiến thanh lý tài sản thu về hơn 25.000 tỷ đồng

Trong số tài sản dự kiến thanh lý, Novaland đã bán thành công một tài sản và thu về 1.000 tỷ đồng. Các tài sản còn lại đang ở giai đoạn ký hợp đồng nguyên tắc, biên bản ghi nhớ...
Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, trong khi Nam Việt lại quay đầu giảm.
Coteccons đặt mục tiêu doanh thu trở lại mốc tỷ USD

Coteccons đặt mục tiêu doanh thu trở lại mốc tỷ USD

Coteccons đặt mục tiêu doanh thu năm tài chính 2025 đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ năm 2019.
Novaland nêu nguồn cơn lỗ hơn 7.000 tỷ đồng sau kiểm toán

Novaland nêu nguồn cơn lỗ hơn 7.000 tỷ đồng sau kiểm toán

Nguyên nhân khiến Novaland lỗ nặng là do kiểm toán yêu cầu trích lập dự phòng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp và điều chỉnh giảm doanh thu tài chính.
Khối ngoại tiếp đà mua ròng, một mã chứng khoán lập đỉnh mới

Khối ngoại tiếp đà mua ròng, một mã chứng khoán lập đỉnh mới

Trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index từng có lúc đánh mất mốc 1.290 điểm, tuy nhiên sau đó lại được kéo lên bởi nỗ lực của nhóm ngân hàng. Tín hiệu tích cực là thanh khoản vẫn ở mức cao và khối ngoại duy trì mua ròng.
Loạt cổ phiếu tiềm năng đón dòng vốn lớn khi TTCK Việt Nam được nâng hạng

Loạt cổ phiếu tiềm năng đón dòng vốn lớn khi TTCK Việt Nam được nâng hạng

ACBS kỳ vọng FTSE sẽ thêm Việt Nam vào danh sách thị trường mới nổi thứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 3/2025.
Chủ tịch VIS Rating làm Chủ tịch Chứng khoán LPBank

Chủ tịch VIS Rating làm Chủ tịch Chứng khoán LPBank

Chủ tịch VIS Rating Phạm Phú Khôi được bầu làm Chủ tịch Chứng khoán LPBank. Ông cũng vừa trở thành cố vấn cấp cao Ban điều hành của Ngân hàng LPBank.
Ông Phạm Ánh Dương quyết thoái vốn tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương quyết thoái vốn tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) vừa có thông báo giao dịch cổ phiếu APH gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
'Mùa xuân' giá thép có thể đến sớm?

'Mùa xuân' giá thép có thể đến sớm?

Trong bối cảnh nguồn cung từ phía Trung Quốc bắt đầu hạn chế và nhu cầu tiêu thụ tại nước này cải thiện, giá thép có thể phục hồi từ quý 4/2024, nhận định của MBS.
Vietcap muốn chào bán gần 144 triệu cổ phiếu giá thấp hơn 22% trên sàn

Vietcap muốn chào bán gần 144 triệu cổ phiếu giá thấp hơn 22% trên sàn

Với giá chào bán 28.000 đồng/cp, Vietcap dự thu về hơn 4.000 tỷ đồng. Đã có 66 nhà đầu tư dự kiến tham gia mua hết số cổ phiếu trong đợt phát hành.
Nhóm ngân hàng 'dậy sóng' đẩy VN-Index tiến sát 1.300 điểm

Nhóm ngân hàng 'dậy sóng' đẩy VN-Index tiến sát 1.300 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay chứng kiến sự hưng phấn của dòng tiền vào nhóm ngân hàng. Nhiều mã tăng mạnh như TPB, MSB, HDB, EIB…
VDSC: Áp lực tỷ giá không còn lớn

VDSC: Áp lực tỷ giá không còn lớn

VDSC cho rằng áp lực về tỷ giá đã không còn quá lớn nên Ngân hàng Nhà nước có thể tập trung vào mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và kích thích đầu tư, tiêu dùng trong nước.
Công ty chứng khoán của Tập đoàn Thành Công đón tin vui

Công ty chứng khoán của Tập đoàn Thành Công đón tin vui

Gần 205 triệu cổ phiếu của Chứng khoán DSC đã được chấp thuận niêm yết trên HoSE.
Cổ phiếu chứng khoán bứt phá, cặp đôi MBB và MBS cùng phá đỉnh

Cổ phiếu chứng khoán bứt phá, cặp đôi MBB và MBS cùng phá đỉnh

VN-Index phiên hôm nay tiếp tục giao dịch tích cực và gần trở lại vùng giá cao nhất năm 2024. Nhóm cổ phiếu chứng khoán thu hút dòng tiền, bộ đôi MBB và MBS cùng lập đỉnh lịch sử.
Chứng khoán Agribank chốt ngày đăng ký cuối cùng chi cổ tức tiền mặt

Chứng khoán Agribank chốt ngày đăng ký cuối cùng chi cổ tức tiền mặt

Agriseco chuẩn bị chi hơn 150 tỷ đồng trả cổ tức 2023 cho cổ đông trong tháng 10/2024. Cổ đông lớn nhất là ngân hàng Agribank dự kiến nhận về hơn 113 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh và tài chính của VinFast

Tình hình kinh doanh và tài chính của VinFast

VinFast được cho là sẽ đẩy nhanh tiến độ hai nhà máy lắp ráp tại Ấn Độ và Indonesia với mục tiêu đi vào sản xuất vào năm 2025, nhằm tối ưu hóa việc phân bổ vốn, ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng trong tương lai gần, báo cáo mới phát hành của một công ty chứng khoán nhận định.
Vừa bán 10 triệu cổ phiếu, VinaCapital tiếp tục thoái vốn tại Khang Điền

Vừa bán 10 triệu cổ phiếu, VinaCapital tiếp tục thoái vốn tại Khang Điền

CTCP Quản lý quỹ VinaCapital vừa có thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (HOSE: KDH).
Xem thêm