Nhóm bất động sản giao dịch tiêu cực. |
Kết phiên 3/10, VN-Index giảm gần 10 điểm, lùi về mốc 1.278,10 điểm. HNX-Index giảm 1,7 điểm còn UPCoM giảm 0,6 điểm. Thanh khoản dâng cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 23.300 tỷ đồng.
Khối ngoại vẫn duy trì xu hướng mua ròng với giá trị gần 600 tỷ đồng, trong tổng số gần 3.000 tỷ đồng giao dịch. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất 472 tỷ đồng, kế đến là STB 140 tỷ đồng, VHM 118 tỷ đồng, TCB 88 tỷ đồng; VNM, VPB trên 60 tỷ đồng; VCB 40 tỷ đồng, SSI 24 tỷ đồng...
Ngược lại, OCB bị bán ròng mạnh nhất với giá trị gần 60 tỷ đồng. FPT cũng bị bán ròng 56 tỷ đồng, MSB 43 tỷ đồng, VRE 30 tỷ đồng; DPM, KDH, TPB trên 20 tỷ đồng...
VN30 giảm hơn 8 điểm, lùi về mốc 1.346,46 điểm. VHM tác động tiêu cực nhất đến chỉ số với mức giảm hơn 4%, lùi về giá 41.600 đồng/cp. VIC và VRE cũng giảm lần lượt 1,7% và 2,6%. Các mã giảm đáng kể khác là TCB -2,2%, POW -2,7%, MWG -1,6%, GVR -1,7%, VIB -1,5%... Chỉ còn số ít mã tăng giá, gồm VPB +1,5%; VNM, VJC, STB, SSB, SHB, HDB, CTG tăng nhẹ. MSN và TPB đứng tham chiếu.
Không chỉ bộ ba nhóm Vingroup, cổ phiếu bất động sản hôm nay hầu hết đều tiêu cực. DXG -3,5%, PDR -2,8%, DIG -2,2%, KDH -3,1%, TCH -3,6%, NVL -1,8%, HDG -2,3%, NLG -2%, HDC -2,3%, CEO -1,9%, NTL -4,4%, NHA -4,4%, KBC -1,6%... Chỉ còn một số mã nhỏ giữ được sắc xanh như BCR, D2D, CDC, NBB...
Phiên hôm qua, nhóm bất động sản cũng là nguyên nhân chính khiến VN-Index mất mốc 1.290 điểm.
Triển vọng Vinhomes qua dự báo doanh thu, lợi nhuận và kế hoạch mua lại cổ phiếu Đơn vị phân tích dự báo Vinhomes Cổ Loa sẽ được mở bán trong quý 4/2024, qua đó thúc đẩy doanh thu nửa cuối năm 2024 và năm 2025 cho Vinhomes. |
Các nhóm ngành trụ cột khác của thị trường cũng diễn biến tiêu cực. Nhóm chứng khoán chỉ còn BMS, CSI, DSE, VCI ở chiều tăng, trong đó BMS và CSI tăng hơn 2%, còn lại tăng nhẹ. SBS, IVS, ABW đứng tham chiếu, còn lại đều giảm giá. VIX -2,9%, VND -2%, SHS -1,9%, HCM -1%, SSI giảm nhẹ.
Các mã giảm đáng kể khác như HAC -5,3%, EVS -3%, APS -4,1%, AGR -2,4%, BVS -2,3%, PSI -2,6%, VDS -2,2%...
Nhóm thép ghi nhận HPG giảm nhẹ, HSG và NKG cùng giảm hơn 2%. VGS giảm hơn 3%, TVN và GDA cũng giảm hơn 2%. SMC vẫn chưa thoát khỏi xu hướng trượt dốc, giảm gần 5% về giá 7.410 đồng/cp - thấp nhất kể từ tháng 11/2022. Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, mã này đã giảm 65% giá trị.
Nhóm ngân hàng phân hoá hơn. Chiều tăng có CTG, VPB, SHB, SSB, STB, HDB, EIB, KLB, BVB, ABB, NAB, NVB, OCB, VAB, VBB. Trong đó, OCB tăng trần lên giá 12.750 đồng/cp, thanh khoản cũng đột phá lên mức hơn 24 triệu đơn vị. Tăng đáng kể còn có BVB +2,6%, còn lại chủ yếu tăng nhẹ.
Chiều giảm sâu nhất là TCB -2,2%. VIB và MSB cùng giảm 1,5%, còn lại giảm nhẹ.
Các nhóm ngành khác cũng đều phủ sắc đỏ. Các mã giảm đáng kể như HAG -3,2%, DBC -2%, DRC -5,4%, GIL -3,5%, TNG -2,3%, TCM -2,1%...
Pyn Elite Fund: 'TTCK không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy' |
Dự báo nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất trong quý 3/2024 |
Nhiều yếu tố hỗ trợ, VN-Index được dự báo vượt đỉnh |