Ba nhóm định hướng tạo chuyển biến phát triển Đồng bằng Sông Hồng

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, vùng Đồng bằng sông Hồng dự kiến phát triển với 3 nhóm định hướng lớn về tổ chức không gian phát triển vùng, tập trung 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu với trọng tâm là công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng lớn về tổ chức không gian phát triển vùng, phát triển 8 ngành, lĩnh vực và phát triển kết cấu hạ tầng vùng - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng lớn về tổ chức không gian phát triển vùng, phát triển 8 ngành, lĩnh vực và phát triển kết cấu hạ tầng vùng - Ảnh: VGP

Phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đối mặt nhiều thách thức

Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng sáng 20/7, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, đây là một trong hai vùng động lực phát triển hàng đầu và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

"Mặc dù đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, nhưng phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế", Bộ trưởng nêu.

Cụ thể, các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động; cơ cấu thu ngân sách chưa bền vững. Một số địa phương phụ thuộc quá nhiều vào một vài dự án đầu tư nước ngoài FDI quy mô lớn. Các khu công nghiệp thiếu liên kết, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành. Hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu bền vững, còn nhiều bất cập.

Quản lý đất đai, tài nguyên còn nhiều hạn chế; ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nhất là nước thải, chất thải nguy hại, vấn đề ách tắc giao thông; tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến cuối trung ương tại Hà Nội chưa được khắc phục.

Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, đặc biệt là các vấn đề về lao động, thị trường tiêu thụ, hệ thống kết nối giao thông…

Chính vì vậy, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định rõ cần "xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng" nhằm đổi mới cách thức hoạt động, điều phối và phương thức liên kết giữa các địa phương trong vùng để phát huy hiệu quả cao nhất những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng.

Theo đó, vùng Đồng bằng Sông Hồng được định hướng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Trong đó, Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Ba nhóm định hướng tạo chuyển biến phát triển Đồng bằng Sông Hồng

Phát triển hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình

Để đạt được các mục tiêu chung cho vùng theo định hướng quy hoạch, từng bước hình thành một thể chế liên kết vùng mạnh, hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng vùng, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị các thành viên Hội đồng và đại biểu tập trung thảo luận vào một số nội dung chủ yếu.

Một là, thảo luận và cho ý kiến về một số định hướng quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ đã dự kiến phát triển vùng với 3 nhóm định hướng lớn: Tổ chức không gian phát triển gắn với 4 hành lang kinh tế, 4 vùng động lực, đô thị và cực tăng trưởng, 2 tiểu vùng kinh tế; Phát triển 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu với trọng tâm là phát triển công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh của Vùng; các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao về du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế… gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cùng với đó phát triển kết cấu hạ tầng vùng, với trọng tâm là phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông kết nối liên vùng như: các tuyến đường bộ cao tốc liên vùng và nội vùng, tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5, Vùng Thủ đô, tuyến đường sắt tốc độ cao, hạ tầng cảng biển, cảng hàng không…

Hai là, nghiên cứu các cơ chế, chính sách huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng, nhất là hạ tầng giao thông, phân cấp cho các địa phương chủ động thực hiện các dự án liên vùng kết nối.

Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng để đầu tư xây dựng các dự án liên vùng.

Nghiên cứu đề xuất cho phép phát hành trái phiếu quốc tế hoặc vay ODA để đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội hoặc cho phép áp dụng các mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD) cho các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao liên vùng và các trục giao thông chính của vùng gắn với hành lang kinh tế, nhằm khai thác tối đa không gian ngầm, mở rộng không gian phát triển, giải quyết các vấn đề của đô thị nén như ách tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm môi trường …

Ba là, tập trung đầu tư xây dựng phát triển hệ thống cảng biển trên địa bàn vùng gắn với xây dựng hệ thống kho bãi, logistics hiện đại.

Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại; Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế gắn với phát triển khu thương mại tự do tại Hải Phòng.

Phát triển hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình gắn với các tuyến cao tốc, đường ven biển để hình thành các khu công nghiệp-đô thị hiện đại.

Liên kết các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển để hợp tác phát triển, từng bước hình thành cụm liên kết ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện, điện tử, thay vì cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau.

Bốn là, tập trung giải quyết căn bản các vấn đề môi trường, nhất là rác thải, khí thải, ô nhiễm tại các dòng sông, tình trạng ngập úng ở Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn.

Quy hoạch và có cơ chế, chính sách để di chuyển, xây dựng mới các bệnh viện, trường đại học tại các địa phương lân cận để giảm tải áp lực đối với hạ tầng xã hội, ùn tắc giao thông tại Hà Nội.

Năm là, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển tiểu vùng phía nam vùng ĐBSH, nhất là việc tiếp cận nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng.

Thu hút đầu tư với định hướng phát triển tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, tập trung một số lĩnh vực như: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn; công nghiệp bảo quản chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ; năng lượng tái tạo; phát triển khu kinh tế ven biển;...

Sáu là, tập trung phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước.

Kết nối hiệu quả với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia đã được hình thành, gắn với xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo vùng ĐBSH, các khu trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam.

Hà Nội sẽ tiếp nhận Khu công nghệ cao Hòa Lạc nên cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Khu công nghệ cao gắn với các viện nghiên cứu, trường đại học của thành phố để trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng.

Nghiên cứu, xây dựng khu công nghệ cao tại Hà Nam theo lộ trình phù hợp, tập trung vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học.

Bảy là, nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù cho vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với Hà Nội xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trong đó có 80 chính sách mới, đột phá cho thành phố nhằm phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đầu não, chính trị, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và y tế của vùng.

Đối với vùng, đề nghị nghiên cứu một số cơ chế, chính sách tập trung vào một số lĩnh vực: Phát triển hạ tầng giao thông hiện đại (đường cao tốc, đường sắt đô thị), logistics, dịch vụ hậu cần cảng biển, khu thương mại tự do gắn với hệ thống cảng biển

Tám là, thảo luận về các danh mục dự án quan trọng liên vùng để chuẩn bị cho giai đoạn 2026-2030 và nguyên tắc, tiêu chí xác định dự án và cách thức bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện.

Chín là, tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mười là, nghiên cứu xây dựng trung tâm dữ liệu vùng, hoàn thiện và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu chung của các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng, nhất là về lĩnh vực môi trường, quản lý đất đai, thu hút đầu tư, các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội để phục vụ công tác điều phối liên kết vùng hiệu quả, chính xác, kịp thời.

Không còn giới hạn về lĩnh vực và quy mô vốn tối thiểu cho dự án PPP

Không còn giới hạn về lĩnh vực và quy mô vốn tối thiểu cho dự án PPP

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá việc mở rộng lĩnh vực đầu tư PPP và hạ mức quy mô tối thiểu hoặc bãi bỏ quy định về hạn mức quy mô tối thiểu có thể góp phần tạo điều kiện, gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
Jordan sẵn sàng nhập khẩu các sản phẩm lương thực Halal của Việt Nam

Jordan sẵn sàng nhập khẩu các sản phẩm lương thực Halal của Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 (FII8) tại Vương quốc Saudi Arabia, ngày 29/10 (giờ địa phương) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Hoàng Thái tử Jordan Al Hussein bin Abdullah II.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Ai Cập

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Ai Cập

Ngày 29/10 (giờ địa phương), trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly.
Tập đoàn dầu khí hàng đầu của Saudi Arabia muốn đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn dầu khí hàng đầu của Saudi Arabia muốn đầu tư tại Việt Nam

Trong chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, chiều 29/10 (giờ địa phương) tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amin Al-Nasser, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Trình Quốc hội sửa đổi 4 luật liên quan đến đầu tư

Trình Quốc hội sửa đổi 4 luật liên quan đến đầu tư

Ngày 30/10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Xuân Ký, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh và ông Bùi Văn Cường, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến thăm Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến thăm Saudi Arabia

Chiều 29/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới sân bay quốc tế King Khalid, Thủ đô Riyadh, bắt đầu chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia.
Đề nghị quỹ lớn nhất UAE đầu tư vào các dự án trọng điểm tại Việt Nam

Đề nghị quỹ lớn nhất UAE đầu tư vào các dự án trọng điểm tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất quỹ đầu tư lớn thứ tư trên thế giới xem xét, đầu tư vào các dự án trọng điểm quốc gia tại Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam xây dựng quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng xanh.
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam

UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam

Ông Saltan Bin Ahmed Al Jaber, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ cao UAE, mong muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho cả khu vực.
Nghị trường tranh luận việc áp thuế 5% với phân bón

Nghị trường tranh luận việc áp thuế 5% với phân bón

Một số đại biểu lo ngại áp thuế VAT 5% sẽ làm tăng giá phân bón trên thị trường, khiến giá nông sản tăng cao trong khi theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nếu 'phân tích rộng ra'thì việc này 'không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà cho cả nông dân'.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ trả lời chất vấn về thị trường vàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ trả lời chất vấn về thị trường vàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sắp tới sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Với ưu điểm giá rẻ, giao hàng nhanh, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng đặt hàng giá trị nhỏ trên sàn thương mại điện tử. Việc miễn thuế cho loại hàng hoá này tạo ra sự thiếu công bằng với hàng hóa sản xuất trong nước và thất thu thuế.
VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,9%

Chứng khoán VNDirect dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với mức tăng trưởng 7,1%. GDP năm 2024 của Việt Nam dự báo lên lên 6,9% từ mức dự báo cũ 6,7%.
Dự thảo Luật VAT sửa đổi: Lý do đề xuất tái áp thuế suất 5% cho phân bón

Dự thảo Luật VAT sửa đổi: Lý do đề xuất tái áp thuế suất 5% cho phân bón

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi về việc áp dụng mức thuế suất 5% đối với hàng hóa phân bón, quặng để sản xuất phân bón.
Đề nghị UAE tạo điều kiện nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam

Đề nghị UAE tạo điều kiện nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam

Ngày 28/10 (giờ địa phương), trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế UAE Abdulla bin Touq Al Marri và đưa ra nhiều đề xuất về hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Bộ Kinh tế UAE: Việt Nam là đối tác lý tưởng

Bộ Kinh tế UAE: Việt Nam là đối tác lý tưởng

Tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định hai bên đang đứng trước cơ hội lớn để kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy lẫn nhau, bổ sung cho nhau, trong khi Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE nhấn mạnh Việt Nam là đối tác lý tưởng.
Trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công, một số điều của Luật Chứng khoán

Trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công, một số điều của Luật Chứng khoán

Việc sửa đổi Luật Đầu tư công với nhiều điểm mới, đẩy mạnh phân cấp phân quyền mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực cho sự phát triển.
UAE trở thành Đối tác Toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông

UAE trở thành Đối tác Toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông

Ngày 28/10, tại Abu Dhabi, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm hẹp với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan và nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.
Thống đốc nêu lý do các dự án bất động sản khó tiếp cận vốn

Thống đốc nêu lý do các dự án bất động sản khó tiếp cận vốn

Chiều 28/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình trước Quốc hội về một số ý kiến doanh nghiệp bất động sản phản ánh khó tiếp cận vốn và lãi suất vay cao.
Phó Thủ tướng: Nhà ở xã hội nhất định không được tăng giá

Phó Thủ tướng: Nhà ở xã hội nhất định không được tăng giá

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, bao gồm mở rộng quỹ đất, rà soát toàn bộ quỹ nhà tái định cư để chuyển sang nhà ở xã hội, tinh gọn thủ tục hành chính...
UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

Sáng 28/10 (giờ địa phương), tại Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan đã chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Đề nghị UAE chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam xây trung tâm tài chính

Đề nghị UAE chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam xây trung tâm tài chính

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại buổi gặp mặt Bộ trưởng Đầu tư UAE Mohammed Bin Hassan Al Suwaid sáng 28/10 (giờ địa phương) tại Thủ đô Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
'Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển nhà ở xã hội'

'Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển nhà ở xã hội'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng nguồn cung cấp nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, các dự án triển khai còn bất cập, vướng mắc; đồng thời đề xuất cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện người dân dễ tiếp cận với các dự án nhà ở, ổn định cuộc sống.
Quốc hội thảo luận về thị trường bất động sản, nhà ở xã hội

Quốc hội thảo luận về thị trường bất động sản, nhà ở xã hội

Quốc hội dành gần một ngày làm việc để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Thủ tướng gặp mặt lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu UAE

Thủ tướng gặp mặt lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu UAE

Chiều ngày 27/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của UAE​​​​ trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp, giao thông vận tải, tư vấn chiến lược.
Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, chiều nay (27/10), sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Thủ tướng đến Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE

Thủ tướng đến Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE

Trưa ngày 27/10 (theo giờ địa phương, chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) theo lời mời của Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan.
Bão số 6 đổ bộ bờ biển Trung Bộ, các địa phương yêu cầu người dân không ra đường

Bão số 6 đổ bộ bờ biển Trung Bộ, các địa phương yêu cầu người dân không ra đường

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, tâm bão đang nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 12.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm 3 nước Trung Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm 3 nước Trung Đông

Sáng 27/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar và tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc Vương quốc Saudi Arabia.
Chuyến công du 3 nước Trung Đông của Thủ tướng mang nhiều ý nghĩa

Chuyến công du 3 nước Trung Đông của Thủ tướng mang nhiều ý nghĩa

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo động lực mới cho những lĩnh vực hợp tác truyền thống, tạo đột phá mới thúc đẩy những lĩnh vực tiềm năng, mở đường cho một giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và ba nước Trung Đông cũng như toàn khu vực.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Theo Tổng Bí thư, trong tương lai Việt Nam cần đảm bảo đủ nguồn điện sạch để thu hút đầu tư, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa khi đi ra thế giới.
Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân còn quá lớn

Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân còn quá lớn

Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện không thiếu nguồn cung nhà ở, nhu cầu cũng có nhưng khả năng thanh toán của người dân lại khó.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du 3 nước Trung Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du 3 nước Trung Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến công du tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar và Arab Saudi từ ngày 27/10-1/11.
Ông Vũ Đại Thắng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Vũ Đại Thắng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Chiều ngày 26/10/2024, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm ông Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Đại biểu kiến nghị cần có công cụ bảo hộ các sàn thương mại điện tử trong nước

Đại biểu kiến nghị cần có công cụ bảo hộ các sàn thương mại điện tử trong nước

Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Xem thêm