Biểu tình tại Pháp: Chính phủ và các công đoàn đàm phán thất bại

Biểu tình Pháp
08:28 - 06/04/2023
Ngày 5/4, các lãnh đạo công đoàn tại Pháp đã ngừng đám phán với Thủ tướng Elisabeth Borne, sau khi thất bại trong việc tìm kiếm sự thỏa hiệp liên quan tới tranh cãi tăng tuổi nghỉ hưu hợp pháp của quốc gia từ 62 lên 64 tuổi.

Theo hãng tin AP, lãnh đạo các công đoàn lớn tại Pháp - những người luôn thể hiện mong muốn kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của chính phủ sẽ được rút lại - đã tiến hành một cuộc gặp mặt với Thủ tướng Elisabeth Borne ngày 5/4. Việc này xảy ra một ngày trước khi nhiều người lao động tại Pháp tiếp tục thực hiện một vòng đình công và biểu tình trên toàn quốc lần thứ 11.

Tuy nhiên cuộc họp đã kết thúc thất bại và không đi tới bất kỳ kết luận nào. Một biểu ngữ khổng lồ có dòng chữ: “Nói không với 64” đã được các thành viên công đoàn treo trên đỉnh Khải Hoàn Môn ngay sau khi cuộc họp kết thúc. Tuy nhiên, nó đã được gỡ bỏ sau khi cảnh sát tới.

Trả lời các phóng viên, người đứng đầu hiệp hội CGT Sophie Binet cho biết: “Chúng tôi đã chọn kết thúc cuộc họp vô ích đó”. Nguyên nhân được bà đưa ra là do “chúng tôi thấy trước mắt mình là một chính phủ cực đoan, bướng bỉnh và không hiểu những gì đang diễn ra. Đây chính là một cái tát vào hàng triệu người Pháp lựa chọn xuống đường”.

Trong khi đó, tổng thư ký của công đoàn CFDT ôn hòa hơn, ông Laurent Berger, tố cáo cái mà ông gọi là “một cuộc khủng hoảng dân chủ nghiêm trọng”. Ông cho biết dư luận ngày càng phản đối cải cách này từ tháng và vì vậy kêu gọi “huy động tối đa người lao động” để “tham gia các cuộc tuần hành” được tổ chức trên khắp đất nước ngày 6/4.

Tổng thư ký công đoàn CFDT Laurent Berger và Tổng thư ký công đoàn CGT Pháp Sophie Binet trong cuộc gặp với Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ngày 5/4 tại Paris. Ảnh: AP

Tổng thư ký công đoàn CFDT Laurent Berger và Tổng thư ký công đoàn CGT Pháp Sophie Binet trong cuộc gặp với Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ngày 5/4 tại Paris. Ảnh: AP

Các động thái phản đối cho tới nay chưa thể hiện dấu hiệu nào sẽ khiến chính phủ Pháp thay đổi ý định của mình. Trong khuôn khổ cuộc họp với các công đoàn, bà Borne vẫn kiên quyết về sự cần thiết của kế hoạch khi khẳng định nó rất trọng yếu.

Cụ thể, theo những gì được chính phủ Pháp đưa ra, cải cách nâng tuổi nghỉ hưu là cần thiết để giúp cho hệ thống hưu trí của Pháp bền vững về mặt tài chính trong những năm tới khi dân số Pháp già đi. Trong khi đó, các công đoàn lại tuyên bố chính phủ có thể áp dụng những lựa chọn khác, chẳng hạn như bắt các công ty và những người giàu có trả nhiều tiền hơn để tài trợ cho hệ thống lương hưu.

Nếu dự luật đi vào thực thi, người lao động sẽ được yêu cầu 43 năm làm việc để hưởng đủ lương hưu ở tuổi 64. Nếu không, họ sẽ phải đợi đến khi bước sang tuổi 67. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn người dân Pháp phản đối những thay đổi này.

Những người phản đối càng thêm tức giận trước quyết định của Tổng thống Emmanuel Macron nhằm áp dụng điều 49.3 nhằm thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu tại Quốc hội.

Dự luật hiện đang được Hội đồng Hiến pháp xem xét. Dự kiến ngày 14/4 tới kết quả liệu nó có thông qua toàn bộ hay một phần văn bản hay không - bước cuối cùng trước khi luật có hiệu lực - sẽ được công bố.

Ở tình hình hiện tại, các công đoàn duy trì một mặt trận thống nhất thứ tháng 1 đầu năm với hy vọng sẽ có nhiều người lao động tham gia tuần hành và đình công phản đối, đặc biệt là trong ngày 6/4 để duy trì áp lực lên chính phủ.

Tuy nhiên, sự gián đoạn mà các cuộc đình công gây ra đối với giao thông công cộng dự kiến sẽ chỉ ở mức vừa phải so với những ngày huy động vừa qua. Cơ quan Hàng không Dân dụng đã cảnh báo về khả năng hủy chuyến và chậm trễ tại các sân bay ở Marseille, Toulouse, Bordeaux và Nantes.

Trong khi đó theo nhà điều hành RATP, hệ thống tàu điện ngầm Paris dự kiến sẽ hoạt động gần như bình thường. Các chuyến tàu Eurostar nối Pháp với Anh cũng không có khả năng bị ảnh hưởng và 75% các chuyến tàu liên tỉnh tốc độ cao dự kiến sẽ đi vào hoạt động.

Ở một diễn biến khác, đình công vẫn đang diễn ra tại một số nhà máy lọc dầu, khiến một số hoạt động bị dừng lại và dẫn tới tình trạng thiếu xăng rải rác tại các trạm xăng ở nhiều vùng trên nước Pháp.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.