Bộ Công Thương điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm mía đường

NÔNG NGHIỆP Việt nAM
07:12 - 22/09/2021
ngành đường mía vượt qua khủng hoảng
ngành đường mía vượt qua khủng hoảng
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm mía đường có xuất xứ từ Thái Lan.

Kể từ ngày 01/01/2020, khi Việt Nam thực hiện cam kết theo các hiệp định thương mại và đặc biệt là hiệp định ATIGA (Hiệp định Thương mại tự do trong khu vực ASEAN), trong đó mặt hàng đường được giảm thuế từ 80% (đường thô) xuống còn 5% trong nội khối ASEAN và đối với đường trắng từ 85% xuống còn 5%.

Chính phủ một số nước trong khối ASEAN trợ giá cho ngành mía đường nội địa, dẫn đến thiếu công bằng trong cạnh tranh. Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp và nông dân trồng mía đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Nhiều nhà máy đường hiện đang lâm vào cảnh đắp chiếu, do không tiêu thụ được sản phẩm nên không có nguồn tiền để trang trải chi phí sản xuất, thanh toán tiền mía cho nông dân, cũng như chi trả tiền lương cho người lao động. Do tác động của dịch COVID-19 nên 1/3 nhà máy đường đã phải đóng cửa và nhiều doanh nghiệp khác đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Nhằm “Tìm giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới”, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/07/2020 về việc triển khai các giải pháp “cứu” ngành mía đường.

Ngày 21/09/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2171/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC)) đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan bị cáo buộc lẩn tránh thông qua 05 nước ASEAN gồm: Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước và Hiệp hội Mía Đường Việt Nam.

Số liệu nhập khẩu của cơ quan hải quan cho thấy lượng nhập khẩu đường được khai báo là có xuất xứ từ 5 nước ASEAN nói trên trong giai đoạn sau khi Việt Nam khởi xướng điều tra CBPG, CTC với đường mía từ Thái Lan (từ tháng 10/2020 đến tháng 06/2021) đã tăng mạnh so với giai đoạn 09 tháng trước đó, cụ thể lượng nhập khẩu tăng từ 107.600 tấn lên 527.200 tấn. Trong khi đó, lượng nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan vào Việt Nam đã giảm gần 38%, từ 955.500 tấn xuống còn 595.000 tấn.

Như vậy, Bộ Công Thương (Cục PVTM và các đơn vị liên quan) đã chủ động tham vấn, hỗ trợ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng như ngành sản xuất đường mía trong nước thu thập thông tin, số liệu, xây dựng Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM với sản phẩm đường mía.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung cáo buộc cũng như điều tra các hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Bộ Công Thương cũng sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc./.

Đọc tiếp