Ảnh minh họa |
Do đó, cổ phiếu VCA thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2023 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, cổ phiếu VCA cũng bị HoSE bổ sung vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin) quý 1/2023 do lợi nhuận sau thuế kiểm toán năm 2022 là số âm.
Về kết quả kinh doanh cụ thể, Thép Vicasa đã ghi nhận một năm kinh doanh ảm đạm. Tiêu thụ thép xây dựng trong nước cũng trở nên khó khăn, hàng tồn kho cao, giá bán giảm liên tục. Ngoài ra, việc ngân hàng siết tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản cũng làm giảm nhu cầu sử dụng thép. Việc giá xăng dầu tăng cao vào các tháng giữa năm cũng gây áp lực tăng lên chi phí bán hàng.
Tính cả năm 2022, doanh thu thuần của VCA đạt 2.335 tỷ đồng, giảm 11% so với năm trước, giá vốn hàng bán cũng giảm 9% xuống còn 2.302 tỷ đồng. Doanh thu tài chính tăng gấp 2,29 lần cùng kỳ, lên hơn 1 tỷ đồng, chi phí tài chính cũng tăng 1,85 lần lên 13,4 tỷ đồng. Tính chung năm 2022, VCA ghi nhận khoản lỗ gần 5,9 tỷ đồng sau thuế, trong khi cùng kỳ lãi 36,4 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của VCA đã sụt giảm đáng kể từ gần 579 tỷ đồng xuống còn hơn 371,4 tỷ đồng, tương đương giảm 36%. Trong đó, mục các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 11% xuống còn 97,4 tỷ đồng. Khoản hàng tồn kho đạt 195,7 tỷ đồng, bằng 55% con số đầu năm, khoản tài sản cố định giảm 18% xuống 42,2 tỷ đồng…
Nợ phải trả của công ty giảm 45% xuống 186,5 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt 152,3 tỷ đồng, giảm 37%. Khoản phải người lao động giảm từ 21,8 tỷ đồng xuống còn 17 tỷ đồng, tương đương giảm 22%...
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/2, cổ phiếu VCA giảm 3,3% và giao dịch ở mức 10.350 đồng/cp, tương đương vốn hóa hơn 157,2 tỷ đồng.