Công ty quế hồi Vinasamex mang âm hưởng đại ngàn Tây Bắc về Hà Nội

quế hồi Tây Bắc
11:22 - 09/02/2023
Một trong những tác phẩm của Triển lãm “Khoảnh khắc rừng xanh”. Ảnh: Phương Thảo.
Một trong những tác phẩm của Triển lãm “Khoảnh khắc rừng xanh”. Ảnh: Phương Thảo.
0:00 / 0:00
0:00
Nhân 10 năm thành lập, Công ty Quế hồi Việt Nam (Vinasamex) đang tái hiện âm hưởng về núi rừng và con người Tây Bắc tại Hà Nội, thông qua triển lãm "Khoảnh khắc rừng xanh" với hình ảnh chủ đạo là hai loại nguyên liệu có giá trị xuất khẩu cao gồm quế và hồi.

Triển lãm “Khoảnh khắc rừng xanh” giới thiệu 40 bức tranh về đất và người vùng Tây Bắc tại phòng trưng bày của Vinasamex tại Hà Nội. Các tác phẩm này là kết quả từ tour sáng tạo đến thăm nhà máy quế hồi Việt Nam và rừng quế tại Yên Bái của gần 30 sinh viên đến các trường đại học ở Hà Nội như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng…, diễn ra cuối năm 2022 vừa qua.

Mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội sâu rộng

Hoạt động này của Vinasamex cũng là một phần trong mô hình kinh doanh hướng tới tạo tác động xã hội sâu rộng. Nữ CEO của công ty là chị Nguyễn Thị Huyền đã bén duyên với hương vị cuốn hút quế và hồi, 2 loại cây trồng quý giá đối với bà con các dân tộc thiểu số từ lâu. Năm 2012, chị cùng chồng là doanh nhân Nguyễn Quế Anh thành lập CTCP sản xuất và xuất khẩu Quế hồi Việt Nam (Vinasamex), bắt đầu xây dựng chuỗi giá trị với người nông dân.

Hồi tưởng lại thời điểm khởi đầu hành trình, CEO Nguyễn Thị Huyền cho biết, Vinasamex bắt đầu chinh phục sản phẩm hữu cơ (organic) bằng cách làm việc với từng hộ nông dân, hướng dẫn bà con trồng quế, hồi theo phương pháp hữu cơ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến nguyên liệu thô thành tinh dầu hồi. Ngay từ đầu, công ty định hướng tiến vào thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường xuất khẩu cao cấp, như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Còn Chủ tịch HĐQT Vinasamex Nguyễn Quế Anh thì chia sẻ thêm: “Từ vài hộ nông dân ban đầu, đến nay Vinasamex đã ký trực tiếp với 3.000 hộ nông dân hợp đồng bao tiêu trực tiếp trong chuỗi giá trị hữu cơ. Vinasamex hiện có 4 vùng nguyên liệu chính ở Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai với diện tích hơn 1.000ha. Đây chính là nơi ra đời những bức tranh của triển lãm Khoảnh khắc rừng xanh”.

Vùng nguyên liệu quế, hồi của Vinasamex tuân thủ nhiều tiêu chuẩn như không sử dụng phân bón hóa học hay chất kích thích tăng trưởng gây hại cho đất, cho cây, không sử dụng thuốc triệt cỏ trong quá trình canh tác.

Một số sản phẩm từ quế hồi của Vinasamex. Ảnh: Phương Thảo.

Một số sản phẩm từ quế hồi của Vinasamex. Ảnh: Phương Thảo.

Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, Vinasamex đến nay đã trở thành thương hiệu quế hồi cao cấp tại Việt Nam, xây dựng và sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín, đồng hành bền vững với người nông dân vùng cao ở Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai… góp phần nâng tầm sản phẩm quế hồi Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhận định về tác động lan tỏa của mô hình chuỗi sản xuất quế hồi hữu cơ của Vinasamex tới bà con vùng Tây Bắc, ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia giảm nghèo (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, Vinasamex đã có nhiều đóng góp giúp bà con vùng sâu vùng xa, đặc biệt là bà con nghèo tận dụng được các sản phẩm đặc trưng của vùng đất của mình để giảm nghèo bền vững.

"Đặc biệt, Vinasamex đã giúp bà con đưa được những sản phẩm đặc trưng của quê hương mình nói riêng và của Việt Nam nói chung vươn tầm thế giới. Đây là một trong những mô hình cần nhân rộng và phát triển trong tương lai", ông Nguyễn Lê Bình nói thêm.

Một số hình ảnh triển lãm "Khoảnh khắc rừng xanh" của Vinasamex tại Hà Nội:

Một số tác phẩm trong triển lãm của Vinasamex, trong đó hình ảnh chủ đạo là quế và hồi, khai mạc tối 8/2.

Một số tác phẩm trong triển lãm của Vinasamex, trong đó hình ảnh chủ đạo là quế và hồi, khai mạc tối 8/2.

Có 4 tác phẩm đoạt giải cao nhất trong số này đã được đấu giá thành công thu về số tiền 100 triệu đồng để gây quỹ từ thiện của Viansamex.
Có 4 tác phẩm đoạt giải cao nhất trong số này đã được đấu giá thành công thu về số tiền 100 triệu đồng để gây quỹ từ thiện của Viansamex.
Các bức tranh là kết quả của chuyến tham quan vùng quế huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, tìm hiểu về quy trình sản xuất quế, nhà máy và vùng nguyên liệu của Vinasamex của các sinh viên đến từ một số trường đại học ở Hà Nội.
Các bức tranh là kết quả của chuyến tham quan vùng quế huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, tìm hiểu về quy trình sản xuất quế, nhà máy và vùng nguyên liệu của Vinasamex của các sinh viên đến từ một số trường đại học ở Hà Nội.
Nguyên liệu quế được sắp đặt trong không gian triển lãm.
Nguyên liệu quế được sắp đặt trong không gian triển lãm.

Tin liên quan

Đọc tiếp