Cuộc chiến tỷ USD của các nhà sản xuất vaccine Covid-19

Giữa lúc cả thế giới đang căng mình chống dich Covid-19, những cuộc chiến pháp lý cũng gay gắt đang diễn ra xung quanh bằng sáng chế vaccine giữa công ty dược phẩm, chính phủ Mỹ và các nhà khoa học hàn lâm.

Bằng sáng chế vaccine là thứ tài sản vô hình nhưng mang giá trị không thể đong đếm được trong lĩnh vực dược phẩm của toàn thế giới. Ảnh: Getty Images
Bằng sáng chế vaccine là thứ tài sản vô hình nhưng mang giá trị không thể đong đếm được trong lĩnh vực dược phẩm của toàn thế giới. Ảnh: Getty Images

Moderna và Pfizer-BioNTech là hai hãng dược phẩm đang rơi vào các cuộc chiến pháp lý bởi tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng các thành phần để tạo ra vaccine chống Covid-19.

Theo Wall Street Journal, phần thưởng giành cho người chiến thắng trong các vụ kiện liên quan tới vaccine Covid-19 sẽ không chỉ là được thừa hưởng hàng tỷ USD lợi nhuận mà còn là danh tiếng và uy tín khoa học. Đó là thứ tài sản vô hình nhưng mang giá trị không thể đong đếm được trong lĩnh vực dược phẩm của toàn thế giới.

Moderna gặp rắc rối kiện cáo

Hãng dược phẩm Pfizer-BioNTech và Moderna đã đến lúc phải trả tiền bản quyền cho các công ty cùng tổ chức nghiên cứu khác dựa trên doanh thu từ vaccine Covid-19. Cả hai hãng này đều sử dụng một số bằng sáng chế bên ngoài để chế tạo vaccine Covid-19.

BioNTech và Moderna đều sử dụng bằng sáng chế đối với nghiên cứu vaccine theo phương thức RNA thông tin thuộc về Đại học Pennsylvania của Mỹ. Ngoài ra, hai công ty này cũng mua một bằng sáng chế thuộc về chính phủ Mỹ.

Moderna đã chi trả khoản tiền phí bản quyền lên tới 400 triệu dựa trên doanh thu từ vaccine Covid-19 trong 9 tháng đầu năm 2021. Ảnh: TTXVN
Moderna đã chi trả khoản tiền phí bản quyền lên tới 400 triệu dựa trên doanh thu từ vaccine Covid-19 trong 9 tháng đầu năm 2021. Ảnh: TTXVN

Phía Moderna đã chi trả khoản tiền phí bản quyền lên tới 400 triệu USD dựa trên doanh thu từ vaccine Covid-19 trong 9 tháng đầu năm 2021 cho các công ty nắm quyền sở hữu bằng sáng chế đối với nghiên cứu của Đại học Pennsylvania. Hiện tại Pfizer-BioNTech chưa tiết lộ thông tin số tiền bản quyền đã phải trả.

Moderna và Viện Y tế Quốc gia Mỹ phát sinh một tranh chấp, ngay sau khi hãng dược phẩm này từ chối ghi tên các nhà khoa học của chính phủ liên bang vào mục đồng phát minh trong đơn đề nghị cấp bằng sáng chế thành phần chính của vaccine Covid-19.

Hai bên cùng tranh cãi về thành phần trong vaccine - thông qua một trình tự di truyền tích hợp giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể người để có khả năng chống lại virus.

Trước khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện, Moderna đã phối hợp với Viện Y tế Quốc gia Mỹ nghiên cứu vaccine trong nhiều năm liền. Ngay sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, hai bên nhanh chóng hợp tác phát triển và thử nghiệm các dòng vaccine.

Moderna cho biết, sự đóng góp của các nhà khoa học chính phủ đều được hãng ghi nhận trong các đơn đăng ký bằng sáng chế khác liên quan tới vaccine như liều lượng mỗi mũi tiêm ngừa. Đồng thời hãng này cho biết, do trình tự di truyền sử dụng trong vaccine không có sự tham gia của các nhà khoa học chính phủ, nên phát minh này hoàn toàn chỉ thuộc về các nhà khoa học của hãng.

Đầu tháng 12, Moderna đã tạm thời rút lại đơn xin đăng ký cấp bằng sáng chế. Hãng muốn có thêm thời gian để thảo luận với Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nhằm đạt được một giải pháp hữu nghị nhất cho hai bên.

Tranh chấp trên chưa phải là sự kiện duy nhất trong cuộc chiến giành bằng sáng chế vaccine Covid-19. Một tranh chấp khác có thể phát sinh liên quan tới bằng sáng chế của Viện Y tế Quốc gia Mỹ đối với một phiên bản nhân tạo gai protein của virus corona – phương thức giúp vaccine kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Điều gây tranh cãi là các phiên bản trình tự gene của gai protein nhân tạo này đều có trong vaccine sử dụng công nghệ mRNA của Moderna và Pfizer-BioNTech. Phía Pfizer-BioNTech đã được Viện Y tế Quốc gia Mỹ đồng ý cấp quyền sử dụng bằng phát minh, nhưng Moderna thì vẫn chưa.

Vấn đề đặt ra lúc này là, cho tới khi Moderna được cấp quyền sử dụng bằng sáng chế này, thì vaccine của hãng vẫn bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng sáng chế của Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Ước tính, hãng dược phẩm này có thể đối mặt với khoản tài chính hơn một tỷ USD để trả cho chính phủ Mỹ vì xâm phạm quyền sáng chế.

Trước đó, Moderna đã khởi động các thủ tục pháp lý nhằm vô hiệu hóa các bằng sáng chế thuộc về tập đoàn công nghệ sinh phẩm Arbutus Biopharma. Vụ việc này có liên quan tới thành phần vaccine của Arbutus Biopharma có một số hạt protein siêu nhỏ tương tự loại được sử dụng trong vaccine Covid-19 của Moderna, giúp đưa RNA thông tin vào tế bào cơ thể người.

Moderna tuyên bố hạt protein siêu nhỏ sử dụng trong vaccine Covid-19 do hãng tự nghiên cứu phát triển nên các sản phẩm vaccine của Arbutus Biopharma được coi là đã xâm phạm bằng sáng chế.

Tuy nhiên, nếu Moderna bị xử thua, hãng này sẽ buộc phải trả phí bản quyền cho Arbutus. Hôm 1/12, Tòa án phúc thẩm Mỹ đã ra phán quyết giữ nguyên một số bằng sáng chế của Arbutus, điều này giống như “ngòi châm”, công kích sự tực giận của Moderna.

Những cuộc chiến tỷ USD chưa có hồi kết

Không chỉ có hãng Moderna và những “lùm xùm” xung quanh vấn đề bằng phát minh, Pfizer-BioNTech cũng đang vướng vào cuộc chiến pháp lý với các công ty khác xung quanh vaccine Covid-19.

Tháng 10/2020, công ty dược phẩm nhỏ ở San Diego có tên Allele Biotechnology & Pharmaceuticals khởi kiện Pfizer và BioNTech. Phía công ty kia cho rằng, hai gã khổng lồ dược phẩm đã sử dụng một protein trong quá trình thử nghiệm vaccine Covid-19 – đây là hành vi xâm phạm bằng sáng chế của mình. Mặc dù cả Pfizer và BioNTech đều bác bỏ đơn kiện cáo của Allele, vụ kiện vẫn đang diễn ra.

Vaccine Covid-19 là một phát minh công nghệ sinh học lớn lao đang nhận được hàng chục tỷ USD đầu tư. Ảnh: Reuters
Vaccine Covid-19 là một phát minh công nghệ sinh học lớn lao đang nhận được hàng chục tỷ USD đầu tư. Ảnh: Reuters

Trong thời gian tới, nhiều vụ kiện bằng sáng chế khác có thể sẽ tiếp tục phát sinh. Năm ngoái, hãng Moderna cho biết sẽ không thực thi các đặc quyền đối với bằng sáng chế liên quan tới vaccine Covid-19 cho tới khi dịch Covid-19 đã hoàn toàn được khống chế.

Điều này đồng nghĩa với việc một khi cả thế giới đã chiến thắng đại dịch, Moderna sẽ khởi động tiến trình nộp đơn khởi kiện vi phạm bằng sáng chế với nhiều công ty dược phẩm khác. Cả Pfizer và BioNTech và các công ty khác cũng sẽ góp mặt trong bản khởi kiện này, nếu các công ty không đồng ý với những điều khoản về cấp phép sử dụng bằng sáng chế mà Moderna đưa ra.

Bằng sáng chế là một thứ đặc biệt có giá trị, là một “kim bài danh giá” trong ngành công nghiệp dược phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn được sở hữu. Nếu có bằng sáng chế dược phẩm, các hãng có thể có độc quyền bán một loại thuốc và vaccine trong nhiều năm mà không vấp phải bất kỳ sự cạnh tranh nào đến từ các đối thủ khác.

Đối với giới nghiên cứu khoa học, gồm các đại học và viện nghiên cứu của chính phủ, nếu các công ty dược phẩm sử dụng bằng sáng chế để sản xuất và bán dược phẩm, họ cũng có thể nhận được tiền bản quyền dựa trên doanh thu hàng năm.

Đại học Princeton là một ví dụ điển hình khi có thể xây dựng một phòng nghiên cứu hóa học trị giá 278 triệu USD nhờ khoản phí bản quyền khổng lồ mà tập đoàn dược phẩm Eli Lilly phải trả. Hãng này đã sản xuất và bán thuốc điều trị ung thư Alimta dựa trên nghiên cứu của một giáo sư tại Đại học Princeton.

Với các vụ kiện về bằng sáng chế liên quan tới vaccine Covid-19, khoản đền bù có thể trị giá hàng trăm triệu, thậm chí đến hàng tỷ USD. Bất cứ ai chứng minh được vai trò của mình trong khâu nghiên cứu, phát minh và phát triển vaccine Covid-19 đều có thể buộc Pfizer và Moderna phải chia sẻ miếng bánh lợi nhuận khổng lồ từ doanh thu mà vaccine Covid-19 mang lại.

"Bạn biết đấy, chỉ có uy tín khoa học và tiền. Đó là tất cả những gì mà họ mong muốn. Vaccine Covid-19 là một phát minh công nghệ sinh học lớn lao đang nhận được hàng chục tỷ USD đầu tư", Giáo sư Jacob Sherkow, chuyên gia luật sở hữu trí tuệ Đại học Illiois cho biết.

Vượt xa những dự đoán ban đầu của các chuyên gia Phố Wall, hị trường vaccine Covid-19 đã cho thấy quy mô về lợi nhuận khổng lồ. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2021, Pfizer và Moderna đã cùng nhau thu về 35 tỷ USD từ doanh thu bán vaccine Covid-19 trên toàn cầu.

Các chuyên gia ước tính, trong năm 2022, hai loại vaccine này có thể mang về lợi nhuận lên tới 52 tỷ USD cho các hãng dược phẩm nhờ nhu cầu tiêm các mũi vaccine bổ sung đang gia tăng trên toàn cầu.

Thời điểm vàng 'chốt deal' VinFast VF 7: Ưu đãi giá trị lên tới 142 triệu đồng

Thời điểm vàng 'chốt deal' VinFast VF 7: Ưu đãi giá trị lên tới 142 triệu đồng

Tháng 9 là thời điểm vàng để khách hàng mua xe VinFast VF 7 với những ưu đãi lớn như tặng 6% giá bán xe, 10 triệu đồng vào tài khoản VinClub, miễn phí sạc trong một năm, gửi xe trong 2 năm tới… Đặc biệt, chủ xe có thể lựa chọn quy đổi toàn bộ loạt quyền lợi này thành ưu đãi tiền mặt.
Doanh số VinFast VF 5 Plus vượt xa cả thị trường

Doanh số VinFast VF 5 Plus vượt xa cả thị trường

VinFast VF 5 Plus ngày càng tỏ ra vượt trội với các đối thủ trong phân khúc khi doanh số tháng gần nhất của mẫu SUV điện gấp tới 5 lần đối thủ xếp ở vị trí thứ 2.
Người dùng 'chấm' VF DrgnFly để trải nghiệm công nghệ thú vị

Người dùng 'chấm' VF DrgnFly để trải nghiệm công nghệ thú vị

Lên kế hoạch di chuyển bằng xe đạp trợ lực điện vừa để khoẻ người vừa ủng hộ lối sống xanh, nhiều khách hàng tranh thủ chốt VF DrgnFly để nhận xe sớm và hưởng ưu đãi đi kèm.
Ngân hàng dần ngừng sử dụng thẻ từ trong thanh toán nội địa

Ngân hàng dần ngừng sử dụng thẻ từ trong thanh toán nội địa

Tuân thủ lộ trình do Ngân hàng Nhà nước đặt ra về việc chuyển đổi sang thẻ chip, một số ngân hàng thông báo ngừng toàn bộ giao dịch thẻ từ kể từ tháng 9/2024.
SpaceX muốn cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam

SpaceX muốn cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam

Chiều 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Tim Hughes, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn SpaceX (Hoa Kỳ), doanh nghiệp hàng đầu thế giới về cung cấp tàu vũ trụ, dịch vụ phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh.
Intel lập trung tâm nghiên cứu sản xuất chip tại Nhật Bản

Intel lập trung tâm nghiên cứu sản xuất chip tại Nhật Bản

Viện Khoa học công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản sẽ là cơ quan điều hành trực tiếp trung tâm nghiên cứu này. Intel cung cấp chuyên môn về sản xuất chip bằng công nghệ quang khắc cực tím EUV.
Grab mua thêm 1.000 ô tô điện tại Indonesia

Grab mua thêm 1.000 ô tô điện tại Indonesia

Grab có kế hoạch bổ sung hơn 1.000 xe điện vào đội xe tại Indonesia, nhằm chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh.
Apple, Microsoft, Nvidia đua nhau bơm tiền vào OpenAI

Apple, Microsoft, Nvidia đua nhau bơm tiền vào OpenAI

Apple, Microsoft và Nvidia đang đàm phán để đầu tư vào OpenAI trong vòng gọi vốn mới, qua đó có thể giúp định giá OpenAI trên 100 tỷ USD.
Mẫu xe MG7 'chào sân' tại thị trường Việt Nam

Mẫu xe MG7 'chào sân' tại thị trường Việt Nam

Ngày 28/8, nhà phân phối SAIC ra mắt mẫu xe MG7 tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản cùng nhiều cải tiến về thiết kế và tính năng.
Hàn Quốc đầu tư 22,6 tỷ USD vào AI

Hàn Quốc đầu tư 22,6 tỷ USD vào AI

Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư 22,6 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn và công nghệ tiên tiến khác trong 5 năm tới.
Nhiều giải pháp AI tạo sinh cho doanh nghiệp tại Ngày hội AI4VN 2024

Nhiều giải pháp AI tạo sinh cho doanh nghiệp tại Ngày hội AI4VN 2024

Ngày 23/8 tại Hà Nội diễn ra Ngày hội trí tuệ nhân tạo (AI4VN) 2024 với chủ đề “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”.
Những điểm mới của giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2024

Những điểm mới của giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2024

Ngày 22/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024” với những điểm mới về hạng mục, đối tượng tham gia.
Bước đi mới của Apple tại Ấn Độ

Bước đi mới của Apple tại Ấn Độ

Apple sẽ lắp ráp iPhone 16 Pro và Pro Max tại Ấn Độ trong năm nay, đánh dấu lần đầu tiên Apple lắp ráp iPhone phiên bản cao cấp tại quốc gia này. Trước đó, Ấn Độ chỉ được lắp ráp các mẫu iPhone phiên bản tiêu chuẩn, từ iPhone 12 đến iPhone 15.
VinFast mở bán xe đạp trợ lực điện VF DrgnFly

VinFast mở bán xe đạp trợ lực điện VF DrgnFly

Ngày 20/8, VinFast công bố chính thức mở bán mẫu xe đạp trợ lực điện VF DrgnFly tại thị trường Việt Nam với giá 29,69 triệu đồng.
90% doanh số bán hàng online thuộc về Shopee và TikTok Shop

90% doanh số bán hàng online thuộc về Shopee và TikTok Shop

Mặc dù có sự chênh lệch về tốc độc tăng trưởng, Shopee và TikTok Shop vẫn dẫn đầu cuộc đua về thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam, chiếm trên 90% tổng giá trị giao dịch.
Vì sao VinFast VF 8 Lux là dòng xe tốt nhất dành cho gia đình?

Vì sao VinFast VF 8 Lux là dòng xe tốt nhất dành cho gia đình?

Vượt trội về các tính năng công nghệ và trang bị an toàn, khoang xe rộng rãi với trợ lý ảo tích hợp công nghệ AI tạo sinh và nhiều option vượt tầm phân khúc, phiên bản “thăng hạng đẳng cấp” VinFast VF 8 Lux được đánh giá là tốt nhất cho hành trình trải nghiệm của mọi gia đình.
Trung Quốc lần đầu vượt Hàn Quốc trên thị trường OLED

Trung Quốc lần đầu vượt Hàn Quốc trên thị trường OLED

Các nhà sản xuất màn hình OLED Trung Quốc nắm giữ 49,7% thị phần toàn cầu trong quý 1/2024. Hàn Quốc đã giảm xuống còn 49%, xếp thứ hai.
Mô phỏng câu chuyện phát triển bền vững của Vinamilk Green Farm tại Robotacon Wro 2024

Mô phỏng câu chuyện phát triển bền vững của Vinamilk Green Farm tại Robotacon Wro 2024

Vinamilk đồng hành cùng cuộc thi Robotacon Wro 2024, sân chơi Robot lớn nhất dành cho thanh thiếu niên, chọn ra các đội thi đại diện Việt Nam tranh tài tại Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ.
OpenAI lo ngại người dùng 'nảy sinh tình cảm' với AI

OpenAI lo ngại người dùng 'nảy sinh tình cảm' với AI

OpenAI bày tỏ lo ngại rằng, tính năng giọng nói chân thực của chatbot AI ChatGPT có thể khiến con người có cảm giác gần gũi với AI, ảnh hưởng đến tương tác xã hội giữa con người với nhau.
FPT hợp tác với FCC Partners lập Quỹ Đầu tư phát triển công nghiệp bán dẫn

FPT hợp tác với FCC Partners lập Quỹ Đầu tư phát triển công nghiệp bán dẫn

Ngày 8/8, tại Hà Nội, FCC Partners Inc, một doanh nghiệp tư vấn tài chính tại đảo Đài Loan và FPT đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về thúc đẩy đầu tư, thương mại hóa và phát triển toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao.
Trung Quốc có hơn 1,6 triệu công ty về AI

Trung Quốc có hơn 1,6 triệu công ty về AI

South China Morning Post dẫn báo cáo công bố mới đây của Qichacha cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc có thêm khoảng 237.000 công ty mới hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), nâng tổng số doanh nghiệp ở lĩnh vực này lên 1,67 triệu.
Giáo viên Việt Nam sắp thuyết trình về AI trong sự kiện của STEAM for Vietnam

Giáo viên Việt Nam sắp thuyết trình về AI trong sự kiện của STEAM for Vietnam

Đây là sự kiện tổng kết trại hè về trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho 8.500 giáo viên trên toàn quốc, nhằm hỗ trợ giáo viên ứng dụng AI vào công tác giảng dạy như hỗ trợ tạo giáo áo, bài giảng, chấm điểm một cách hiệu quả và sáng tạo trước thềm năm học mới.
Trung Quốc ra mắt chip AI đạt 45 tỷ phép tính mỗi giây

Trung Quốc ra mắt chip AI đạt 45 tỷ phép tính mỗi giây

Nhà sản xuất chip Cixin Technology của Trung Quốc vừa ra mắt mẫu chip Cixin P1 có khả năng đạt 45 tỷ phép tính mỗi giây, xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc trong thời gian ngắn.
AI, mạng xã hội và sự kích thích thầm lặng

AI, mạng xã hội và sự kích thích thầm lặng

AI đang can dự ngày càng sâu, hiệu quả và thầm lặng vào hành trình suy nghĩ và quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, tăng xu hướng dựa vào nền tảng kỹ thuật số để tìm kiếm sản phẩm.
Sản phẩm bán dẫn, công nghệ số 'Make in Vietnam' hút khách trải nghiệm

Sản phẩm bán dẫn, công nghệ số 'Make in Vietnam' hút khách trải nghiệm

Diễn ra từ ngày 29-31/7 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, triển lãm kết nối, xúc tiến đầu tư, giao thương ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội 2024 thu hút sự tham gia của khoảng 60 gian hàng trưng bày sản phẩm bán dẫn, công nghệ số.
Huawei sắp ra mắt smartphone gập ba

Huawei sắp ra mắt smartphone gập ba

Nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc Huawei đang phát triển mẫu smartphone gập ba phần, dự kiến đi vào sản xuất hàng loạt vào cuối năm nay.
Meta phát hành mô hình AI mã nguồn mở mạnh nhất thế giới

Meta phát hành mô hình AI mã nguồn mở mạnh nhất thế giới

Meta vừa phát hành Llama 3.1, phiên bản lớn nhất của mô hình trí tuệ nhân tạo Llama 3, chứa 405 tỷ tham số - mạnh nhất trên thế giới, Engadget đưa tin ngày 24/7.
Apple tiến gần hơn đến iPhone màn hình gập

Apple tiến gần hơn đến iPhone màn hình gập

Apple vừa được cấp một bằng sáng chế mới, mô tả một thiết kế màn hình gập bền bỉ hơn, hé lộ khả năng iPhone Fold rất có thể sẽ sớm xuất hiện, theo PhoneArena.
OpenAI ra mắt mô hình AI nhỏ, rẻ hơn

OpenAI ra mắt mô hình AI nhỏ, rẻ hơn

OpenAI vừa ra mắt GPT-4o mini - phiên bản thu nhỏ của mô hình nhanh và mạnh nhất của hãng GPT-4o, đánh dấu một sự chuyển hướng đáng chú ý trong chiến lược phát triển của công ty.
BYD 'chào sân' thị trường Việt Nam với 3 mẫu xe

BYD 'chào sân' thị trường Việt Nam với 3 mẫu xe

Ngày 18/7, hãng xe điện BYD của Trung Quốc ra mắt 3 mẫu xe tại thị trường Việt Nam gồm BYD Dolphin, BYD Atto 3 và BYD Seal.
Cận cảnh VinFast VF 8 Lux phiên bản 'hàng hiếm' Hỏa Long Độc Bản

Cận cảnh VinFast VF 8 Lux phiên bản 'hàng hiếm' Hỏa Long Độc Bản

So với thiết kế của mẫu VinFast VF 8 Lux Plus, phiên bản Hỏa Long Độc Bản có thêm các chi tiết mạ vàng sang trọng, mang tới nét độc đáo và khẳng định đẳng cấp riêng của 888 chiếc xe độc bản trên thị trường.
VinFast khai trương 3 cửa hàng đại lý đầu tiên tại Philippines

VinFast khai trương 3 cửa hàng đại lý đầu tiên tại Philippines

Ngày 16/7, VinFast chính thức khai trương đồng loạt 3 cửa hàng đại lý đầu tiên tại Philippines là: VinFast Aseana, VinFast EDSA và VinFast Alabang.
VinFast tái định vị VF 8 với phiên bản 'thăng hạng đẳng cấp' VF 8 Lux

VinFast tái định vị VF 8 với phiên bản 'thăng hạng đẳng cấp' VF 8 Lux

VinFast chính thức ra mắt phiên bản nâng cấp VF 8 Lux của dòng xe điện VF 8 với diện mạo sang trọng, khí chất và công nghệ vượt trội.
Doanh nghiệp trà sữa Trung Quốc dần kiệt sức

Doanh nghiệp trà sữa Trung Quốc dần kiệt sức

Trước tình trạng cạnh tranh quá mức, các doanh nghiệp trong ngành trà sữa Trung Quốc đang đối mặt với dấu hiệu “bong bóng vỡ tan” và kiệt sức, theo một bài viết trên Bloomberg.
AI sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030

AI sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030

AI đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy quá trình chuyển mình của Việt Nam hướng tới một nền kinh tế đa dạng và cạnh tranh hơn trong khu vực và toàn cầu.
Người dùng rủ nhau xuyên Việt '0 đồng' với VF 5 Plus

Người dùng rủ nhau xuyên Việt '0 đồng' với VF 5 Plus

Trên mạng xã hội, nhiều người rủ nhau tranh thủ 2 ngày cuối "siêu ưu đãi" (đến hết 10/7) để được nhận xe ngay trong tháng 7, khoản tiết kiệm hơn 80 triệu đồng dư sức làm chi phí xuyên Việt “0 đồng” cho cả gia đình.
Xem thêm