Đầu tư công cho Biến đổi khí hậu: Cần đa dạng và tập trung hơn

Báo cáo rà soát đầu tư và chi tiêu công cho biến đổi khí hậu cho thấy, Việt Nam phân bổ ngày càng nhiều nguồn lực cho ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ cấu chi cần đa dạng và gắn chặt với kế hoạch kinh tế chung hơn nữa.

Hội thảo "Báo cáo rà soát đầu tư và chi tiêu công cho biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2014-2020" do Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đã diễn ra chiều 11/3. Sự kiện nhằm chia sẻ kết quả Báo cáo và trao đổi về các khuyến nghị, để nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực cho BĐKH và tăng trưởng xanh.

Báo cáo Rà soát Đầu tư và Chi tiêu công cho Biến đổi Khí hậu (CPEIR) đánh giá chi ngân sách nhà nước cho biến đổi khí hậu của 6 Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, và Bộ Khoa học và Công nghệ), 28 tỉnh và một thành phố trực thuộc trung ương (Cần Thơ).

Đầu tư công cho Biến đổi khí hậu: Cần đa dạng và tập trung hơn

Báo cáo cho thấy Việt Nam đang phân bổ ngày càng nhiều nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể, tổng chi ngân sách của 6 Bộ và 29 tỉnh, thành phố khoảng 6,5 tỷ USD đương với 1,3 tỷ USD mỗi năm, giai đoạn 2016 - 2020.

Trong đó, ngân sách cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2016-2020 của 6 Bộ có giá trị từ 8.000 - 13.500 tỷ đồng/năm, ổn định tương đương 26 - 38% tổng ngân sách cấp Bộ. Hơn 90% ngân sách được chi cho nhiệm vụ thực hiện đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu; phần còn lại chi cho “khoa học, kỹ thuật và xã hội” và “chính sách và quản lý nhà nước”.

Ngân sách cho BĐKH (tỷ đồng) của 6 Bộ được lựa chọn, chia thành nguồn vốn ODA và trong nước cho giai đoạn 2010-2020. Các số liệu trên mỗi cột thể hiện tỷ lệ phần trăm ngân sách cho BĐKH trên tổng ngân sách của các bộ
Ngân sách cho BĐKH (tỷ đồng) của 6 Bộ được lựa chọn, chia thành nguồn vốn ODA và trong nước cho giai đoạn 2010-2020. Các số liệu trên mỗi cột thể hiện tỷ lệ phần trăm ngân sách choBĐKH trên tổng ngân sách của các bộ

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT và Bộ GTVT chiếm khoảng 80% tổng chi cho biến đổi khí hậu mỗi năm, tập trung vào cơ sở hạ tầng thủy lợi và giao thông. Các Bộ khác có cơ cấu chi đa dạng hơn, bao gồm các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ và kết hợp cả hai. Sự đa dạng của các nhiệm vụ liên quan đến khí hậu của các Bộ cho thấy tính đa dạng trong các giải pháp ứng phó được xác định trong nhiệm vụ chính sách của các Bộ.

Ở cấp tỉnh, ngân sách bình quân cho biến đổi khí hậu của 28 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương cũng tăng đều khoảng 53%, từ khoảng 700 triệu USD năm 2016 lên gần 1,1 tỷ USD năm 2020. Ngân sách cho biến đổi khí hậu chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng ngân sách cấp tỉnh, dao động trong khoảng 16% - 21% tổng ngân sách.

Tổng hợp ngân sách đầu tư cho BĐKH của 29 tỉnh thành từ năm 2016 đến năm 2020 với hai nguồn vốn chính là ODA và trong nước (số liệu trong ngoặc đơn phía trên các cột là % của ngân sách đầu tư cho BĐKH trên tổng ngân sách đầu tư của tỉnh).
Tổng hợp ngân sách đầu tư cho BĐKH của 29 tỉnh thành từ năm 2016 đến năm 2020 với hai nguồn vốn chính là ODA và trong nước (số liệu trong ngoặc đơn phía trên các cột là % của ngân sách đầu tư cho BĐKH trên tổng ngân sách đầu tư của tỉnh).

Ngân sách cho biến đổi khí hậu tăng hàng năm chủ yếu do mức đầu tư ODA tăng. Vốn ODA tăng từ 3.800 tỷ đồng lên 10.900 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2020. Điều này đồng nghĩa với việc ngân sách đầu tư cho biến đổi khí hậu bằng vốn ODA tăng từ 24% năm 2016 lên 46% vào năm 2020. Ngược lại, ngân sách đầu tư trong nước phần lớn ổn định trong giai đoạn nghiên cứu. Do nguồn vốn ODA ngày càng tăng, phần đóng góp của vốn đầu tư trong nước trong ngân sách đầu tư cho biến đổi khí hậu giảm từ 76% năm 2016 xuống 54% vào năm 2020.

Trình bày báo cáo trên, nhóm nghiên cứu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, về mặt chính sách và thể chế, Việt Nam đã ứng phó mạnh mẽ với các thách thức về biến đổi khí hậu thông quan ban hành hàng loạt các chính sách, chương trình quốc gia cũng như thực hiện lồng ghép các yêu cầu ứng phó trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm và hàng năm.

Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu này, các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu có thể được tăng cường góp phần thực hiện thành công đóng góp quốc gia tự nguyện quyết định cập nhật giai đoạn 2021-2030.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy, quy mô ngân sách đầu tư cho biến đổi khí hậu của các tỉnh so với Tổng ngân sách đầu tư của các tỉnh dao động từ 2% cho tới 59% và quy mô ngân sách đầu tư của Bộ dao động từ 26 -38% Tổng ngân sách.

Đầu tư công cho Biến đổi khí hậu: Cần đa dạng và tập trung hơn

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vị thế hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong. Đây là khu vực có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam.

Tuy vậy, đồng bằng sông Cửu Long luôn đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chính vì thế, việc thúc đẩy chi tiêu và đầu tư công cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của khu vực này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Theo báo cáo, tổng vốn đầu tư công cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của 13 tỉnh ĐBSCL trong giai đoạn 2016-2020 là khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó ngân sách trung ương chiếm 53,7%, ngân sách địa phương 42,9% và trái phiếu chính phủ là 3,4%.

Các lĩnh vực đầu tư chính trong Kế hoạch đầu tư trung hạn gồm: phát triển đô thị bền vững (30% tổng vốn đầu tư cho biến đổi khí hậu, phát triển giao thông bền vững (16%), thủy lợi (10%), nông nghiệp (9%), quản lý bền vững tài nguyên nước (8%) và cấp thoát nước (4%). Đây là những lĩnh vực được bố trí vốn thực hiện tại tất cả 13 tỉnh ĐBSCL, mặc dù tỷ lệ vốn chiếm tỷ lệ rất khác nhau tại mỗi tỉnh.

Cơ cấu đầu tư cho BĐKH & TTX tại mỗi tỉnh ĐBSCL.
Cơ cấu đầu tư cho BĐKH & TTX tại mỗi tỉnh ĐBSCL.

Xét cụ thể trong 2 năm 2016-2017, phần lớn đầu tư thực tế trong năm 2016 và 2017 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu (95,3%), còn 1,1% cho lĩnh vực giảm thiểu biến đổi khí hậu và 3,6% cho mục tiêu hỗn hợp, cả thích ứng và giảm thiểu.

Tuy nhiên, tại một hội nghị diễn ra tại Kiên Giang đầu tháng 3/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ “rất trăn trở” với ĐBSCL, vùng có tiềm năng rất lớn nhưng vẫn chưa phát triển chưa tương xứng so với đầu tư và mong muốn.

Tiềm năng, lợi thế lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp, hạ tầng chiến lược phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã được chú trọng nhưng kết quả thực tế chưa rõ rệt.

Đầu tư công cho Biến đổi khí hậu: Cần đa dạng và tập trung hơn
Đầu tư công cho Biến đổi khí hậu: Cần đa dạng và tập trung hơn
Đầu tư công cho Biến đổi khí hậu: Cần đa dạng và tập trung hơn

Đánh giá chung về chi tiêu và đầu tư biến đổi khí hậu, bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện UNDP cho hay, Việt Nam đã và đang tiếp tục tăng ngân sách cho thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ngân sách thích ứng với biến đổi khí hậu vẫn chưa đủ để giải quyết các nhu cầu và rủi ro khí hậu của Việt Nam.

Ngoài ra, theo bà Caitlin Wiesen, các Bộ khác có cơ cấu chi cho biến đổi khí hậu đa dạng hơn, bao gồm các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ và kết hợp cả hai. Sự đa dạng của các nhiệm vụ liên quan đến khí hậu của các Bộ cho thấy tính đa dạng trong các giải pháp ứng phó được xác định trong nhiệm vụ chính sách của các Bộ.

Đại diện UNDP tại Việt Nam đưa ra hai đề xuất về vấn đề này:

Thứ nhất, các chiến lược về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cùng các kế hoạch hành động cần được phản ánh trong các mục tiêu và chỉ tiêu chính sách, kế hoạch của các ngành, các tỉnh, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể.

Thứ hai, Việt Nam cần tích hợp một cách có hệ thống việc mã hóa và theo dõi ngân sách biến đổi khí hậu, quá trình lập kế hoạch cũng như ngân sách. Điều này sẽ cho phép báo cáo và theo dõi một cách nhất quán, có hệ thống, minh bạch về việc cung cấp tài chính cà kĩ thuật cho các cam kết về biến đổi khí hậu.

Đầu tư công cho Biến đổi khí hậu: Cần đa dạng và tập trung hơn

Ngoài ra, theo các chuyên gia, báo cáo rà soát cũng đặt ra vấn đề, việc thực hiện mục tiêu này phải được lồng ghép vào kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm và Chiến lược phát triển 10 năm cấp quốc gia và địa phương.

Bởi lẽ, việc dự toán và phân bổ ngân sách công dựa trên kế hoạch và chiến lược này. Tuy nhiên, hiện có nhiều chiến lược và kế hoạch khác nhau về biến đổi khí hậu, trong đó đưa ra nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ có một số ít là có yêu cầu về ngân sách. Biến đổi khí hậu liên quan đến nhiều lĩnh vực và việc ứng phó cũng phải được lồng ghép trong các chính sách và kế hoạch của các Bộ ngành và các tỉnh.

Theo đó, các chuyên gia đề xuất, Bộ KH&ĐT cần ban hành hướng dẫn về việc lồng ghép các kế hoạch và dự án liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch đầu tư công tổng hợp hàng năm của các Bộ và các tỉnh/ thành phố. Bộ Tài chính cần hướng dẫn việc phân bổ chi thường xuyên cho các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu trong kế hoạch ngân sách hàng năm.

Ngoài ra, việc rà soát đầu tư và chi tiêu công cho biến đổi khí hậu, công tác lập kế hoạch ở các Bộ, ngành và địa phương cần được tăng cường để đảm bảo phân tích rõ ràng và toàn diện các nhiệm vụ của khu vực công và các ưu tiên chi tiêu. Đồng thời, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, sở KH&ĐT, sở Tài chính các tỉnh cần nắm vững các chính sách về biến đổi khí hậu cần có năng lực đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động ứng phó.

Dệt may TCM thu về hơn 2.631 tỷ đồng doanh thu sau 8 tháng

Dệt may TCM thu về hơn 2.631 tỷ đồng doanh thu sau 8 tháng

Dệt may TCM đang tiếp nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cả năm, kỳ vọng vào mùa lễ hội và cuối năm sẽ khả quan hơn.
Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Theo CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), tháng 8/2024, doanh nghiệp thu về 1.172 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 9,08 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và chiếm 51,7% tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này.
Gilimex chuẩn bị phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu để trả cổ tức

Gilimex chuẩn bị phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu để trả cổ tức

Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3 hoặc quý 4/2024, sau khi có văn bản chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 6,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu về 3,98 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, dự kiến cả năm đạt 5,7 tỷ USD.
Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Dự báo ngành da giày có thể mang về 27 tỷ USD năm 2024 được đưa ra trong bối cảnh các đơn hàng của doanh nghiệp đang phục hồi.
Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và 6 thị trường lớn nhất đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt, đạt tổng giá trị 402 tỷ USD.
Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê (GSO), tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 70,6 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 4,5 tỷ USD.
Biến động ‘trái chiều’ trong sản xuất nông nghiệp tháng 8/2024

Biến động ‘trái chiều’ trong sản xuất nông nghiệp tháng 8/2024

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 8/2024 tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đàn lợn và gia cầm tiếp tục phát triển, trong khi đó sản xuất lúa lại “đi lùi”.
Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%, đạt gần 953 triệu USD.
Hơn 168.000 doanh nghiệp lập mới và quay lại hoạt động 8 tháng đầu năm 2024

Hơn 168.000 doanh nghiệp lập mới và quay lại hoạt động 8 tháng đầu năm 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024 cũng có 135,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân một tháng có 16,9 nghìn doanh nghiệp rời đi.
Thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2024 bằng 78,5% dự toán

Thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2024 bằng 78,5% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước
Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng năm 2024

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng năm 2024

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8%.
Ngành bất động sản dẫn đầu về thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp

Ngành bất động sản dẫn đầu về thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp

Thu nhập bình quân cho vị trí tổng giám đốc của doanh nghiệp bất động sản đạt 4,9 tỷ đồng năm 2023, trong đó mức cao nhất tại một doanh nghiệp thuộc ngành này lên tới 17 tỷ đồng.
Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam chi 5,67 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Indonesia trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 133 triệu USD.
Dư địa tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam và cơ hội cho Bách hoá Xanh, Winmart

Dư địa tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam và cơ hội cho Bách hoá Xanh, Winmart

Giữa các mô hình bán lẻ bách hoá, siêu thị mini nổi bật về tăng trưởng nhờ sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng hướng tới việc ưa chuộng các kênh hiện đại.
Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nhóm hàng nông lâm thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó xuất khẩu đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD.
Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar 19 mặt hàng chính, trong đó nguyên phụ liệu dệt may có kim ngạch lớn nhất.
Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản từ 6 thị trường thuộc ASEAN, trong đó Lào là thị trường cung cấp lớn nhất.
Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (29/8), mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới ghi nhận phiên tăng vọt sau công bố báo cáo xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Việt Nam thu về 32,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Thành phố Hải Dương triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Thành phố Hải Dương triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Ngày 28/8, UBND thành phố Hải Dương tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

Trong 8 triệu tấn dầu thô nhập khẩu lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có tới 7,09 triệu tấn Việt Nam nhập từ Kuwait.
Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng (chủ yếu cá tra) nhiều thứ hai, chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,05 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xem thêm