Doanh thu tăng mạnh, Lộc Trời lãi gấp đôi cùng kỳ

LTG Lộc Trời
22:09 - 29/10/2022
Lộc Trời có quý 3 kinh doanh tích cực sau khi báo lỗ quý 2. Ảnh: Võ Quyền
Lộc Trời có quý 3 kinh doanh tích cực sau khi báo lỗ quý 2. Ảnh: Võ Quyền
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

Doanh thu thuần quý 3/2022 của Lộc Trời đạt hơn 2.736 tỷ đồng, tăng 37,4% so với cùng kỳ, cộng với việc biên lợi nhuận gộp tăng từ 16,9% lên 18%, lợi nhuận gộp của công ty tăng 38,9% lên 491,6 tỷ đồng

Do vậy, dù doanh thu hoạt động tài chính giảm 89% về còn 2 tỷ đồng; chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 38%, 7,8% và 58% lên 110,7 tỷ đồng, 186,4 tỷ đồng và 103,8 tỷ đồng, công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận thuần đạt 92,72 tỷ đồng, cao hơn nhiều con số 54 tỷ của quý 3/2021.

Khấu trừ các loại chi phí khác, lãi ròng của Lộc Trời là 63,8 tỷ đồng, tăng 104,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu của Lộc Trời đạt 8.815 tỷ đồng, tăng 21,4%; lợi nhuận sau thuế là 203,5 tỷ đồng, giảm 22,4% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Lộc Trời đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng, như vậy sau 9 tháng đầu năm, công ty mới chỉ hoàn thành gần 50,1% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4 vừa qua.

Tại thời điểm 30/9/2022, quy mô tổng tài sản của Lộc Trời ở mức 9.512,6 tỷ đồng, tăng 21,2% so với thời điểm đầu năm. Trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền giảm 55% xuống còn 806 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng gần 85% lên 2.967 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng 46% lên 3.459,7 tỷ đồng...

Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả tăng 36,4% so với thời điểm cuối năm ngoái lên 6.565,2 tỷ. Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn với 6.418,3 tỷ đồng, trong đó 49 tỷ đồng là người mua trả tiền trước ngắn hạn, 71,5 tỷ đồng chi phí phải trả ngắn hạn, 1.811 tỷ đồng phải trả tài ngắn hạn khác, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.055,46 tỷ đồng.

Trong 9 tháng, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Lộc Trời âm hơn 1.093,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ âm 1.683 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do công ty giảm biến động hàng tồn kho, biến động các khoản trả và nợ phải trả khác là 1.055,9 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với khoản âm 748,9 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2021.

Lộc Trời có tiền thân là CTCP Bảo vệ thực vật An Giang, được thành lập năm 1993 và cổ phần hóa năm 2014. Cổ phiếu LTG chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM vào tháng 7/2017. Tập đoàn hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thuốc bảo vệ cây trồng, kinh doanh hóa chất, hạt giống, bao bì giấy và chế biến gạo xuất khẩu. Lộc Trời hiện chiếm hơn 20% thị phần ngành thuốc bảo vệ thực vật và là nhà phân phối hạt giống lớn thứ 2 tại Việt Nam.

Hồi đầu tháng 9, doanh nghiệp này từng gây chú ý khi lần đầu tiên đưa sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu "Cơm Vietnam Rice" tới người tiêu dùng Pháp và xuất hiện tại hệ thống siêu thị bán lẻ E.Leclerc hàng đầu của nước này.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu LTG khởi đầu năm 2022 ở mức giá 36.610 đồng/CP (giá đã được điều chỉnh), sau đấy tăng mạnh và đạt đỉnh 46.290 đồng/CP phiên 5/4. Chốt phiên 28/10, thị giá LTG tăng 0,74% lên 27.100 đồng/CP, giảm 41,5% so với đỉnh, tương đương vốn hóa 2.401 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.