FPT gần cán đích mục tiêu lợi nhuận năm 2022 sau 11 tháng

FPT CÔNG NGHỆ
11:20 - 15/12/2022
Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2022 của FPT.
Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2022 của FPT.
0:00 / 0:00
0:00
Tập đoàn FPT (mã FPT) công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2022 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng trưởng 23% và 22% so với cùng kỳ năm ngoái; hoàn thành 93% mục tiêu về doanh thu và 94% mục tiêu về lợi nhuận năm.

Cụ thể, sau 11 tháng đầu năm 2022, FPT mang về doanh thu 39.249 tỷ đồnglợi nhuận trước thuế 7.168 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí thuế, FPT lãi ròng 6.155 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 29% lên 5.067 tỷ đồng. Tính riêng trong tháng 11, FPT ước đạt hơn 4.144 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế mang lại 614 tỷ đồng.

Năm 2022, FPT đặt mục tiêu doanh thu đạt 42.420 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 7.618 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 20% so với thực hiện năm 2021. Như vậy sau 11 tháng, FPT đã hoàn thành được gần 93% mục tiêu về doanh thu và 94% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế.

Khối công nghệ chiếm hơn 46% cơ cấu lợi nhuận trước thuế cả tập đoàn, ghi nhận 22.477 tỷ đồng doanh thu và 3.322 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng trưởng 23% và 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu dịch vụ chuyển đổi số đạt 6.534 tỷ đồng, tăng trưởng 27%.

Doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 2 con số 16,1%, đạt 13.372 tỷ đồng. Mảng giáo dục, đầu tư tiếp tục mức tăng trưởng doanh thu cao 71%, đạt 3.400 tỷ đồng.

Tại mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài, FPT ghi nhận khối lượng đơn hàng đăng ký mới từ thị trường nước ngoài trong 11 tháng đầu năm đạt 20.566 tỷ đồng (tăng trưởng 37,1% so với cùng kỳ). Nhờ đó, doanh thu mảng xuất khẩu phần mềm tiếp đà tăng trưởng cao 31%, đạt 17.107 tỷ đồng, đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 48,6%) và APAC (tăng 47,3%).

Thị trường Nhật Bản cũng chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên đạt 27,3%, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này sau thời gian dài phong tỏa do dịch bệnh Covid-19.

Trên thị trường chứng khoán, FPT đang giao dịch ở vùng giá 78.000 đồng. Từ 21/11 đến nay, cổ phiếu này hồi phục cùng thị trường chung, từ vùng giá 72.000 đồng. Trong báo cáo cập nhật triển vọng thị trường chứng khoán tháng 12, Chứng khoán SSI cho biết, Đồng Yên Nhật đã hồi phục 9% từ đáy. Đây là yếu tố tích cực cho mức tăng trưởng doanh thu mảng công nghệ thông tin của FPT tại thị trường Nhật.

SSI đánh giá tỷ lệ khả năng thanh toán lãi vay của FPT duy trì ở mức tốt. Tính đến tháng 9/2022, FPT duy trì vị thế tiền mặt ròng lên tới 5.800 tỷ đồng và tỷ lệ khả năng thanh toán lãi vay đạt 12,8x.

Hiện tại, FPT giao dịch ở mức P/E năm 2022 & 2023 là 15,7x và 13,x, vẫn ở mức chiết khấu khá hấp dẫn so với ngành là 17,x & 15,x. Mức P/E 2023 hiện tại của FPT khá hấp dẫn trong khi kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 ở mức 18%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.