Theo đó, Gỗ Trường Thành đạt 622 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý II/2022, tăng (năm 2021 đạt 437,6 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu bán nguyên liệu, thành phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đạt 529 tỷ đồng, chiếm 85% tổng doanh thu của TTF trong quý II.
Trong quý này, doanh nghiệp cũng ghi nhận doanh thu tài chính đạt 21 tỷ đồng, gấp 11 lần so với cùng kỳ năm trước (năm 2021 đạt 1,9 tỷ đồng). Trong đó, TTF thu về lãi tiền và lãi cho vay 26,7 tỷ đồng, gấp 48 lần; ngược lại, cũng ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá ở mức -5,7 tỷ đồng.
Trong quý II/2022, Gỗ Trường Thành ghi nhận lỗ 10,7 tỷ đồng, như vậy so với cùng kỳ năm 2021 đã giảm 125% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 đạt 41,9 tỷ đồng). Đây là quý đầu tiên Gỗ Trường Thành ghi nhận lỗ sau chuỗi 4 quý liên tiếp ghi nhận lãi của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã đẩy mạnh thực hiện thanh lý nguyên vật liệu gỗ tồn đọng lâu năm, không còn phù hợp với các dòng sản phẩm mà Gỗ Trường Thành đang kinh doanh. Dòng tiền thu được từ thanh lý nhằm cải thiện vốn lưu động và đầu tư máy móc thiết bị mới phục vụ sản xuất các đơn hàng sắp tới. Từ đó kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong quý II/2022 giảm từ 9% xuống 6%, đạt 74 tỷ đồng (quý II/2021 đạt 71 tỷ đồng).
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 1.159 tỷ đồng, tăng 54% (năm 2021 đạt 750 tỷ đồng); thu về 7,7 tỷ đồng tiền lãi, tăng 185% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 đạt 2,7 tỷ đồng).
Trong năm 2022, TTF đặt mục tiêu đạt 2.268 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế là 72 tỷ đồng, tăng lần lượt 41% và 29 lần so với năm 2021. Để đạt được mục tiêu này, TTF đã đề ra các phương án kinh doanh cụ thể như đẩy mạnh hợp tác mạnh mẽ trong xuất khẩu với các khách hàng lớn như Natuzzi, RH, West Elm, Pottery Barn… để tăng trưởng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận, từng bước đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của Gỗ Trường Thành đạt mức 2.842 tỷ đồng, tăng nhẹ so với ngày đầu năm (1/1/2022 đạt 2.838 tỷ đồng). Trong đó, TTF đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết đạt 216 tỷ đồng, tăng 209%, bao gồm công ty TNHH Trồng rừng Trường Thành OJI, CTCP Tekcom, CTCP Viestones, CTCP Bao bì Trường Thành.
Trong ngày 29/7 vừa qua, Gỗ Trường Thành cũng thông báo dự kiến sẽ mua 16.660.000 cổ phần của CTCP Tekcom Central (tương ứng 49%) với tổng trị giá giao dịch dự kiến là 116,6 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư lần này sẽ được lấy từ nguồn vốn chào bán cổ phiếu riêng lẻ của năm 2022. Giao dịch sẽ được thực hiện trong năm 2023 và sau khi hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022.
Năm 2022, theo kế hoạch, Gỗ Trường Thành sẽ chào bán 41,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với tổng giá trị dự kiến thu được từ đợt chào bán theo mệnh giá là 411 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán nhằm bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong tổng nguồn tài sản của TTF, hàng tồn kho của doanh nghiệp lại giảm từ 933 tỷ đồng xuống còn 735 tỷ đồng. Chủ yếu do hàng tồn khi nguyên vật liệu giảm, từ 598 tỷ đồng xuống còn 358 tỷ đồng; hàng tồn kho thành phẩm cũng ghi nhận giảm, từ 217 tỷ đồng xuống còn 161 tỷ đồng.
Tính đến 30/6/2022, nợ Gỗ Trường Thành phải trả là 2.379 tỷ đồng, so với ngày đầu năm giảm 4 tỷ đồng. Cụ thể, vay của TTF đạt mức 49,9 tỷ đồng , các khoản vay này đều là nguồn vay từ các ngân hàng.
Riêng vay từ Vietcombank chi nhánh Bình Dương là 19,6 tỷ đồng. Trong đầu tháng 7 vừa qua, Gỗ Trường Thành vừa ra Nghị quyết thông qua nhu cầu sử dụng tín dụng tại ngân hàng này với hạn mức tín dụng tối đa 120 tỷ đồng. Mục đích vay nhằm tài trợ các chi phí hợp pháp, hợp lý, hợp lệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh giá về tình hình kinh doanh của TTF trong năm nay, Chủ tịch HĐQT Mai Hữu Tín nhận định, năm 2022 được dự báo là một năm đầy thách thức. Tuy nhiên, đây cũng là năm mà TTF cần phải xây dựng nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo để trở thành "Công ty nội thất số 1 Đông Nam Á”.
TTF sẽ tập trung chủ lực vào thị trường Mỹ, Ý, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… thông qua các kênh bán lẻ. Tại thị trường trong nước, TTF cho biết sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực gỗ nội thất ở phân khúc cao và trung cấp.
Đồng thời TTF sẽ hợp tác với các nhà phát triển bất động sản lớn trong nước như Vingroup, Sungroup, Vạn Thịnh Phát, Đất Xanh, Novaland, Hưng Thịnh để triển khai các sản phẩm nội thất tại các dự án đang tiến hành. Công ty sẽ hợp tác với các nhà phát triển bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài để đa dạng hóa tệp khách hàng như Capitalland, Gamuda, Tavistock….
Năm 2022, theo kế hoạch, Gỗ Trường Thành sẽ chào bán 41,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với tổng giá trị dự kiến thu được từ đợt chào bán theo mệnh giá là 411 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán nhằm bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chốt phiên ngày 1/8, TTF đạt mức 8.120 đồng/cp, giảm 0,2%. Sau đà đạt đỉnh giá cổ phiếu trong tháng 3/2022, cổ phiếu TTF đã bắt đầu tăng trở lại, tuy nhiên sự tăng trưởng này vẫn còn “bấp bênh”.
Biến động giá cổ phiếu TTF thời gian qua. |
Gỗ Trường Thành do doanh nhân Võ Trường Thành sáng lập. Việc đầu tư lớn trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2008 khiến công ty gặp khó khăn, nhất là mặt tài chính do hàng tồn kho và dư nợ vay cao. Năm 2016, công ty vướng bê bối lớn khi hàng tồn kho bị kiểm kê thiếu hụt 980 tỷ đồng và trích lập các khoản phải thu khó đòi, lộ khoản lỗ khủng.
Dàn lãnh đạo mới với ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT đã mất nhiều năm khắc phục hậu quả cũng như huy động thêm vốn, mục tiêu giải quyết 2 vấn đề là hàng tồn kho và nợ vay. Đến cuối năm ngoái, Gỗ Trường Thành công bố đã hết nợ, tín dụng trở lại bình thường. Về vấn đề hàng tồn kho, Chủ tịch HĐQT cho biết việc xử lý sẽ được hoàn thành trong quý II năm nay.