Gói kích cầu kinh tế: Dễ nhất là phát tiền mặt?

TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định, cần tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế, nhưng cũng cần những thay đổi đủ mạnh, đủ lớn mà thay đổi quan trọng nhất, là sự mạnh dạn hành động.

Gói kích cầu kinh tế: Dễ nhất là phát tiền mặt?

Muốn tăng trưởng nhanh, phải kích cầu

Phát biểu tại tọa đàm "Động lực kích thích kinh tế tăng trưởng và doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau dịch" hôm 21/10/2021, TS.Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định cần tăng cường các gói hỗ trợ để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

“Kể từ đầu đại dịch đến nay, các nền kinh tế trên thế giới đã chi mạnh cho các gói hỗ trợ khổng lồ để kích cầu và phục hồi kinh tế. Thế giới đã cam kết chi 17.910 tỷ USD, tương đương 15,9% GDP toàn cầu năm 2020, trong đó khoảng 10.905 tỷ USD (tương đương 9,7% GDP toàn cầu và chiếm 61% tổng các gói hỗ trợ) là hỗ trợ tài khóa, còn lại 7.005 tỷ USD (tương đương 6,2% GDP và chiếm 39%) là hỗ trợ tiền tệ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ chi khoảng 5.900 tỷ USD, tương đương 27% GDP quốc gia cho các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chi 3.400 tỷ USD, tương đương 61% GDP. Liên minh châu Âu (EU) chi 3.800 tỷ USD, tương đương hơn 20% GDP. Thái Lan chi khoảng 16,8% GDP”, ông Nghĩa thông tin.

Gói kích cầu kinh tế: Dễ nhất là phát tiền mặt? ảnh 1
TS.Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (Ảnh: QH)

“Câu hỏi đặt ra là tiền ở đâu để chính phủ các quốc gia đưa ra những gói hỗ trợ lớn như vậy. Nhiều người tưởng rằng chính phủ các nước khác giàu, nhưng không phải. Chính phủ họ không có nhiều tiền, thậm chí còn “nghèo” hơn Chính phủ Việt Nam. Nhưng trong nhiều trường hợp, để hỗ trợ nền kinh tế, chính phủ các nước thường phát hành trái phiếu kho bạc, và trong trường hợp đặc biệt này, các Ngân hàng Trung ương sẽ mua lại trái phiếu để giải quyết vấn đề nợ công. Ngân hàng Trung ương có thể bán ra trái phiếu trong khoảng 1-2 năm sau đó, khi nền kinh tế đã phục hồi” , ông Nghĩa nói thêm.

Cũng theo ông Nghĩa, nguồn tiền thu được sẽ được các nước sử dụng để bổ sung ngân sách, tài trợ thất nghiệp và bảo vệ việc làm, phát tiền mặt hỗ trợ cho người dân, cho vay doanh nghiệp lớn, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Ông Nghĩa cho hay, đến nay tổng giá trị thực các gói hỗ trợ - tức là tổng chi phí mà Chính phủ và các tổ chức tín dụng cam kết bỏ ra - ước tính khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP năm 2020.

Nhận định về các gói hỗ trợ của Chính phủ, TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, khả năng tái phân bổ nguồn lực của nền kinh tế hiện còn chưa thật hiệu quả do thị trường phản ứng không đủ nhanh và có độ trễ trong vấn đề chính sách.

Gói kích cầu kinh tế: Dễ nhất là phát tiền mặt? ảnh 2
TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) (Ảnh: QH)

TS.Cung chỉ ra rằng trong 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng, bình quân cứ 10 năm có một cuộc khủng hoảng. Mỗi cuộc khủng hoảng đưa tăng trưởng kinh tế nước ta xuống một mức khác nhau: khủng hoảng tài chính 1997 (4,7%), khủng hoảng tài chính 2008-2009 (5,1%) và khủng hoảng đại dịch Covid-19 năm nay với mức tăng trưởng ước đạt 2%.

Ông Cung cho rằng, trong cả hai cuộc khủng hoảng trước đó, Việt Nam phải mất nhiều năm mới vực dậy được nền kinh tế, với mức phục hồi hàng năm rất chậm, chỉ phục hồi khoảng 1-2%/ năm. Với cuộc khủng hoảng hiện tại, trong kịch bản tốt, tăng trưởng năm 2022 có thể đạt 5%, tức là việc bắt kịp mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra trong nhiệm kỳ này là khó.

“Để bắt kịp mục tiêu, cần tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế, nhưng cũng cần những thay đổi đủ mạnh, đủ lớn”, TS.Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Thay đổi quan trọng nhất, là sự mạnh dạn hành động.

“Đừng giữ tư duy không dám làm," ông Cung nói: Có những thời điểm, chính sách còn thể hiện nhiều bất cập. Đối tượng được hưởng lợi có trường hợp chưa trúng và đúng, vẫn còn tình trạng lạm dụng hỗ trợ.

"Ta cần thay đổi trong cách thức triển khai. Thực thi chính sách cần hiệu quả và hiệu lực tổng thể để đạt mục tiêu cuối cùng. Nhưng ở Việt Nam, có thực trạng “làm theo quy định, tiến theo quy trình”, tức là thực hiện đúng quy định mà không quan tâm mục tiêu có đạt hay không. Nếu cứ giữ cách làm như vậy, nền kinh tế khó phục hồi nhanh chóng”, ông Cung nói

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, trước mắt, muốn tăng trưởng nhanh, cần phải kích cầu: “Nhìn chung, có 2 giải pháp chính để kích cầu: sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa. Hiện tại, chúng ta còn dư địa kích thích tài khóa do trần nợ công còn nhiều. Thời điểm này, năng lực của chúng ta tốt hơn nhiều so với 10 năm về trước, thực lực của chúng ta mạnh hơn thời khủng hoảng tài chính 2008-2008. Ta cần mạnh dạn sử dụng công cụ tài khóa, tăng bội chi ngân sách. Mức bội chi ngân sách 4% trong năm nay là không đủ, tôi kỳ vọng mức 8-10%”, ông Cung nói thêm.

Gói kích cầu: Dễ nhất là phát tiền mặt

PGS.TS.Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính (Học viện Tài chính) nhận định trong năm 2021, tổng quy mô gói hỗ trợ cả trực tiếp và gián tiếp của Việt Nam ước tính khoảng 3% GDP. Nếu năm sau, Chính phủ tiếp tục duy trì gói hỗ trợ 3% GDP tương đương, mô hình cho thấy nợ công Việt Nam cao nhất chỉ 57,4% vào năm 2023 và giảm xuống vào các năm sau đó, tức chưa vượt trần.

PGS.TS.Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính (Học viện Tài chính) (Ảnh: QH)
PGS.TS.Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính (Học viện Tài chính) (Ảnh: QH)

Nhận định về đề nghị tăng bội chi ngân sách của TS.Cung, ông Cường nhận định: “Có một vấn đề lớn ở đây: khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Tiền trong nền kinh tế không thiếu nhưng ta không tiêu được, thậm chí tiền trợ cấp xã hội còn nhưng cũng chưa tiêu hết. Riêng gói dùng tiền từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ, do chi trực tiếp bằng tiền mặt nên dễ thực hiện, giải ngân nhanh. Trong khi đó, các kênh hỗ trợ khác giải ngân rất chậm, điều này chứng tỏ việc thực hiện chính sách có vấn đề. Chúng ta có truyền thống giải ngân chậm trong đầu tư công”.

Theo ông Cường, biện pháp hỗ trợ đơn giản, nhanh chóng nhất để kích cầu là phát tiền mặt cho người dân: “Có hai cách phát tiền mặt: phát theo nhóm và phát đồng đều. Nếu phát theo nhóm, chúng ta cần có số liệu thống kê và phân nhóm rất chuẩn, tức là phải nắm được sát tình trạng kinh tế các đối tượng để phân nhóm và hỗ trợ. Điều này ở Việt Nam rất khó thực hiện. Phát đồng đều là cách dễ thực hiện hơn, mặc dù chúng ta có vẻ đang ngập ngừng, đa số các gói cứu trợ hiện mới chỉ hướng đến những người yếu thế. Nhưng sở dĩ nói phát đồng đều là biện pháp kích cầu nhanh nhất, vì lý thuyết kinh tế là nếu có tiền thì sẽ tiêu, đặc biệt tốc độ tiêu càng nhanh ở những người có thu nhập cao. Họ mua sắm hoặc làm từ thiện thay vì tiết kiệm, điều này hỗ trợ kích cầu nhanh chóng”.

'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

Đây là một cảm nhận chung được các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ tại hội thảo “Doanh nghiệp và thế hệ trẻ trước làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo và bán dẫn” nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội đổi mới sáng tạo (Innovate Vietnam) 2024 diễn ra ngày 1-2/10.
Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
Nhiều mô hình sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Hải Dương trong hoạt động hè

Nhiều mô hình sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Hải Dương trong hoạt động hè

Tại Trung tâm văn hóa xứ Đông (thành phố Hải Dương), Hội nghị tổng kết Hoạt động hè và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tỉnh Hải Dương năm 2024 vừa được tổ chức ngày 26/9.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Ngày 26/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bình Dương thực hiện những hoạt động tiên phong như tích cực xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới.
NHNN ra chỉ thị về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau bão số 3

NHNN ra chỉ thị về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau bão số 3

Thống đốc NHNN Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 04 về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Tập trung cao nhất hoàn thiện các luật để khơi thông nguồn lực phát triển

Tập trung cao nhất hoàn thiện các luật để khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, tập trung cao nhất cho việc hoàn thiện các luật, sửa đổi, bổ sung các quy định, nhằm đưa ra giải pháp mang tính đột phá để "cởi trói", tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Đến năm 2050, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đến năm 2050, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đây là một trong những mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành ngày 21/9/2024.
Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng cam kết trong việc triển khai các gói vay ưu đãi, tránh việc chỉ xuất hiện trên truyền thông mà không mang lại hiệu quả thực tế.
Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chịu thiệt hại do bão số 3 sẽ được miễn, giảm và gia hạn nhiều loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,...
Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Chiều 14/9, đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam dẫn đầu về thăm, tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt ở xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Chiều 10/9, đoàn công tác của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ cho tỉnh Hải Dương sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Ngày 9/9, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đề xuất điều chỉnh 5 nhóm chính sách chính, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Chính phủ yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong việc phát triển nhà ở xã hội. Đưa phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương.
Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Thủ tướng yêu cầu điều hành ngân sách đảm bảo nguồn trả lương, chính sách an sinh xã hội, dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách phát sinh.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Quy định mới về tính toán giá bán điện bình quân, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và thang lương, bảng lương với người lao động, ... có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ chính thức được giảm 50% từ ngày 1/9/2024 đến ngày 30/11/2024.
Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phản hồi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về thủ tục đầu tư đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Luật Địa chất và Khoáng sản cần có quy định rõ về trình tự điều chỉnh quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo hướng rút gọn, chú trọng tiến bộ về khoa học công nghệ, giúp tăng hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường.
Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 đề nghị các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân; lộ trình áp dụng các quy định về thuế cần phù hợp để các chủ thể liên quan có sự chuẩn bị.
Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Ngày 20/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
Hai luồng ý kiến về mức thuế cho mặt hàng phân bón

Hai luồng ý kiến về mức thuế cho mặt hàng phân bón

Đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nghiêng về quan điểm áp dụng mức thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng phân bón như quy định hiện hành.
Thủ tướng: Tập trung nguồn lực triển khai 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Thủ tướng: Tập trung nguồn lực triển khai 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung nguồn lực, đảm bảo các điều kiện cần thiết, chỉ đạo tổ chức thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nhất là việc thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ mới được quy định trong các Luật.
Nới 'room' cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Nới 'room' cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát các điều kiện để làm căn cứ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, trên cơ sở sẽ mở "room" cho điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nhất là ở khu vực ​​​​​​miền Bắc.
Thêm kênh phối hợp chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Thêm kênh phối hợp chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Chiều 12/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký một chương trình phối hợp công tác về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh trao quyền kinh tế cho phụ nữ.
Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII thông qua 20 nghị quyết

Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII thông qua 20 nghị quyết

Sáng 12/8, tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông (thành phố Hải Dương), sau nửa ngày làm việc, kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Dự thảo sửa đổi Luật Dược: Đề nghị công bố giá bán buôn thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật Dược: Đề nghị công bố giá bán buôn thuốc

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ hướng quy định công bố giá bán buôn thuốc dự kiến trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Theo quy định mới, mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định mới, mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

Nhà ở xã hội luôn là một trong những loại hình bất động sản luôn được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng được mua loại hình nhà ở này. Vậy người dân cần đáp ứng những điều kiện gì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?
Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP HCM đã được triển khai với tốc độ nhanh, phát huy hiệu quả ngay, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là với TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là với TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn năm 2024, nhất là đối với các địa phương được giao vốn kế hoạch đầu tư công lớn như TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh,… và 33 bộ, 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn cả nước.
Thực hiện kiểm kê đất đai về sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay

Thực hiện kiểm kê đất đai về sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 phê duyệt Đề án "Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024".
Xem thêm