GSMA đề xuất 6 giải pháp chống lừa đảo qua điện thoại di động

Theo Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA), Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc trong các dịch vụ di động, tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh chóng cũng tạo ra nhiều kẽ hở cho các phi vụ lừa đảo.
Nguy cơ lừa đảo gia tăng khi Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi số
Thảo luận về phòng ngừa lừa đảo và an ninh mạng tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số Việt Nam chiều 15/4. Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN.

"Nhờ vào tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, kết nối mạnh và các chính sách hỗ trợ, Việt Nam có thể sớm trở thành một quốc gia số hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương," ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) chia sẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số, do hiệp hội này tổ chức ngày 15/4 tại Hà Nội.

Đánh giá về tiềm năng chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của Việt Nam, ông Julian Gorman cho biết, Việt Nam có một mục tiêu mạnh mẽ với Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đặt mục tiêu đưa đất nước vào Top 30 quốc gia số hàng đầu thế giới vào năm 2030, phủ sóng 5G và cáp quang trên toàn quốc, phát triển hơn 100.000 doanh nghiệp công nghệ số với lực lượng lao động 1,5 triệu người có kỹ năng về công nghệ số.

Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về việc triển khai IPv6 (Internet Protocol version 6 - phiên bản nâng cấp của giao thức liên mạng (IP)) với hơn 55% người dùng kết nối qua giao thức mới này - một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của hạ tầng kỹ thuật số vững chắc.

Các công nghệ mới nổi như AI, 5G và Open Gateway, Open Ran đang được sử dụng và nghiên cứu tại Việt Nam, định hình lại các ngành công nghiệp, cải thiện các dịch vụ công và thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, song hành với tiến trình này, làn sóng lừa đảo kỹ thuật số gia tăng đang đe dọa làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động.

Theo báo cáo Nền kinh tế di động Châu Á -Thái Bình Dương và Các quốc gia số của GSMA, tại Việt Nam 74% người tiêu dùng hiện sử dụng ví điện tử, nhưng 89% lo sợ bị xâm nhập tài khoản, và 95% quan ngại về việc dữ liệu cá nhân bị lạm dụng trên môi trường trực tuyến.

Nguy cơ lừa đảo gia tăng khi Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi số
Việt Nam đang đứng trước thời khắc quyết định trong hành trình số hóa, tỷ lệ sử dụng di động cao và thị trường ví điện tử phát triển mạnh mẽ đang mở ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng kinh tế và tài chính toàn diện. Mặt khác, lừa đảo gia tăng và đe dọa liên quan đến danh tính đang làm lung lay niềm tin của người dùng. Nếu chúng ta không có lòng tin số thì khó có thể phát triển quốc gia số, ở Việt Nam số lượng người sử dụng di động là vô cùng lớn và cần có những biện pháp bảo vệ khách hàng.
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA)

Đại diện GSMA gợi ý 6 giải pháp giúp các quốc gia, các nhà mạng chặn việc lừa đảo qua điện thoại di động tại Việt Nam:

Thứ nhất, nâng cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn nhà mạng áp dụng công nghệ như Open Gateway, Open RAN, Open API nhằm cải thiện khả năng kết nối và phân tích các trường hợp nghi ngờ lừa đảo. Một số ngân hàng trên thế giới đã phối hợp với nhà mạng để phát hiện dữ liệu bất thường, kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận.

Thứ hai, tăng cường truyền thông để người dùng tự bảo vệ mình. Ông Julian Gorman cho biết, nền kinh tế nhiều quốc gia chịu thiệt hại lớn do lừa đảo qua điện thoại như Philippines (mất 2% GDP), Pakistan (khoảng 4% GDP). Đáng lo ngại, một số nạn nhân sau đó lại trở thành thủ phạm như tại Myanmar, Campuchia.

Thứ ba, mỗi cá nhân cần có công cụ và ý thức tự bảo vệ bản thân ngay từ chính trong “ngôi nhà số” của mình.

Thứ tư, chính phủ cần xây dựng chính sách đạo đức và khung pháp lý phù hợp để bảo vệ người dùng trong hệ sinh thái di động, đồng thời tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân.

Thứ năm, chống lừa đảo trên không gian mạng cần có sự phối hợp quốc tế vì đây là môi trường toàn cầu. Các quốc gia nên hợp tác xuyên biên giới, đặc biệt trong khuôn khổ khu vực như ASEAN và với các tổ chức như GSMA.

Cuối cùng và quan trọng nhất là giúp người bị lừa đảo không ngại ngùng khi lên tiếng tố cáo các hành vi lừa đảo, các cơ quan tiếp nhận, xã hội cần có sự thấu hiểu để người bị lừa đảo đủ tự tin nói lên những gì đã trải qua và cảnh báo tới cộng đồng.

Ông Gorman lấy ví dụ Ấn Độ đã xử lý thành công nhiều vụ lừa đảo và chia sẻ các công nghệ phòng chống hiệu quả. Các quốc gia châu Á nên học hỏi, chia sẻ công nghệ và hợp tác chống lừa đảo, bởi đây là vấn đề phức tạp, không một quốc gia hay chính phủ nào có thể tự giải quyết.

Ông cho biết thêm, GSMA sẽ tăng cường hợp tác với các chính phủ để đối phó vấn đề này, đồng thời công bố Sách trắng về các hành vi và giải pháp phòng chống lừa đảo trong hệ sinh thái di động.

Chia sẻ với MekongASEAN về các giải pháp chống lừa đảo qua điện thoại di động ở Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thành, Quản lý hợp tác SI, Công ty An ninh mạng Viettel cho biết thời gian gần đây, tình hình gian lận và lừa đảo qua điện thoại có xu hướng diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi như giả danh công an làm căn cước công dân, giả mạo nhân viên giao hàng, công ty bảo hiểm để yêu cầu thanh toán nhằm chiếm đoạt tiền.

Ông Thành cho biết Viettel đã triển khai rất nhiều chương trình theo điều phối chung của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ cũng đưa ra một khung phần mềm phân loại các đối tượng làm phiền qua điện thoại di động nhưng để ngăn chặn hoàn toàn hành vi này thì là một chặng đường dài.

Ông Thành cũng nhấn mạnh, yếu tố con người đóng vai trò cốt lõi trong việc phát hiện và phòng ngừa lừa đảo, bởi dữ liệu cá nhân thuộc quyền kiểm soát của từng người dùng. Vì vậy, rất cần một khung hướng dẫn cụ thể và hành lang pháp lý rõ ràng để xác định như thế nào là hành vi lừa đảo, cơ chế chặn như thế nào là hợp lý, tránh xâm phạm quyền riêng tư.

Nguy cơ lừa đảo gia tăng khi Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi số
Ông Nguyễn Văn Thành, Quản lý hợp tác SI, Công ty An ninh mạng Viettel. Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN.

Trên thực tế, lừa đảo qua điện thoại di động là vấn đề toàn cầu, kể cả ở các nước phát triển. Song, càng siết kiểm soát, càng dễ phát sinh mâu thuẫn với yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân, do đó, chống lừa đảo trong không gian mạng là một chặng đường dài, cần cách tiếp cận cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Viettel đang hướng tới các giải pháp công nghệ như ứng dụng AI on device – trí tuệ nhân tạo tích hợp ngay trên thiết bị di động, giúp người dùng xử lý các tình huống nghi ngờ lừa đảo mà không cần gửi dữ liệu ra ngoài, vừa tiện lợi vừa bảo mật.

Các ngân hàng và nhà mạng cũng đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hiệu quả, với điều kiện tiên quyết là phải có sự đồng thuận từ người dùng. Viettel đặc biệt hoan nghênh hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới có kinh nghiệm chống lừa đảo, nhằm phát triển các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn tại Việt Nam.

Ra mắt cổng thông tin tiếp nhận, công bố giải pháp công nghệ số

Ra mắt cổng thông tin tiếp nhận, công bố giải pháp công nghệ số

Cổng thông tin này cho phép cá nhân, tổ chức dễ dàng gửi sản phẩm, theo dõi phản hồi từ các cơ quan chuyên môn thông qua hình thức trực tuyến, thay thế hoàn toàn quy trình xử lý giấy truyền thống.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động lừa đảo sử dụng công nghệ cao

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động lừa đảo sử dụng công nghệ cao

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương ra tay mạnh hơn để ngăn chặn nạn lừa đảo công nghệ cao trên mạng.
Phó Thủ tướng chỉ ra 5 xu hướng lớn tác động đến khoa học công nghệ

Phó Thủ tướng chỉ ra 5 xu hướng lớn tác động đến khoa học công nghệ

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, AI, dữ liệu, năng lực tính toán… là những xu hướng lớn đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Bộ Khoa học và Công nghệ lập Ban chỉ đạo công nghệ và Đề án 06

Bộ Khoa học và Công nghệ lập Ban chỉ đạo công nghệ và Đề án 06

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Để phát triển AI bền vững, cần theo đuổi những thế mạnh riêng

Để phát triển AI bền vững, cần theo đuổi những thế mạnh riêng

“Thay vì cố gắng đuổi theo những tập đoàn công nghệ lớn, chúng ta nên tìm ra thế mạnh riêng, tập trung giải quyết những bài toán phù hợp với nhu cầu trong nước,” GS. Trần Thanh Long nhận định.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX được thí điểm tại Việt Nam

Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX được thí điểm tại Việt Nam

Việt Nam vừa cho phép thí điểm có kiểm soát việc triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp.
Ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Ngày 22/3, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030. Bộ trưởng Công an, Đại tướng Lương Tam Quang giữ chức Chủ tịch của hiệp hội này.
Kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử các bộ ngành, địa phương

Kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử các bộ ngành, địa phương

Theo kết quả đánh giá cổng thông tin điện tử các cơ quan Nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính đứng đầu trong khối Bộ, ngành trong khi Thái Nguyên dẫn đầu nhóm tỉnh, thành phố về lượt truy cập.
Sân bay đầu tiên của Việt Nam tự động hóa 100% thủ tục xuất nhập cảnh

Sân bay đầu tiên của Việt Nam tự động hóa 100% thủ tục xuất nhập cảnh

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hoá 100% từ khâu làm thủ tục hàng không đến gửi hành lý, thủ tục xuất nhập cảnh đến khởi hành.
Thủ tướng: Không có giới hạn trong cắt giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng: Không có giới hạn trong cắt giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, phát triển công dân số toàn diện, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn,cương quyết chuyển đổi trạng thái từ bị động sang chủ động, tích cực phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới cho một đoạn tuyến đường Vành đai 4

Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới cho một đoạn tuyến đường Vành đai 4

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 108 ngày 17/3 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về giải pháp công nghệ làm đường giao thông và cầu cạn do Công ty TNHH Hòa Bình đề xuất.
Hệ thống giao thông thông minh cao tốc Bắc - Nam sẽ khai thác trong năm nay

Hệ thống giao thông thông minh cao tốc Bắc - Nam sẽ khai thác trong năm nay

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống giao thông thông minh (ITS) đồng thời với tuyến đường bộ cao tốc khi đưa vào khai thác trong năm 2025.
Lập ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ

Lập ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 598/QĐ-TTg thành lập ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc thành thành phố khoa học - công nghệ

Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc thành thành phố khoa học - công nghệ

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1243/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương Đề án phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì Đề án phát triển hệ tri thức Việt số hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì Đề án phát triển hệ tri thức Việt số hóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 464/QĐ-TTg giải thể Ban chỉ đạo Đề án phát triển hệ tri thức Việt số hoá, đồng thời giao việc triển khai, thực hiện cho Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo quyết định trước đó.
Ra mắt bản đồ định vị doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Ra mắt bản đồ định vị doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), sản phẩm bản đồ VINASA Tech Map sẽ giúp định vị các doanh nghiệp trên bản đồ công nghệ số Việt Nam.
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an

Ngày 27/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc ký văn bản số 223/TTg-ĐMDN về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Tổng công ty viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 2 tân thứ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ có 2 tân thứ trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm các ông Phạm Đức Long và Bùi Hoàng Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 1/3/2025.
Bộ Công an thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ Công an thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia

Ngày 25/2 tại Hà Nội, Bộ Công an ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Đây là đơn vị tương đương cấp Cục sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển.
'Bắc Giang đã sẵn sàng mặt bằng và hệ sinh thái công nghiệp điện tử'

'Bắc Giang đã sẵn sàng mặt bằng và hệ sinh thái công nghiệp điện tử'

Bắc Giang đề xuất Chính phủ xem xét đặt các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội: Tài xế 'bối rối' khi đổi bằng lái B2 sang hạng mới

Hà Nội: Tài xế 'bối rối' khi đổi bằng lái B2 sang hạng mới

Những ngày qua, rất đông người dân đổ dồn về các trung tâm cấp phép để làm thủ tục chuyển đổi, thi sát hạch cấp bằng lái xe, gây ra tình trạng quá tải. Trong đó, có một số trường hợp chưa nắm rõ quy định đổi hạng giấy phép lái xe ô tô từ B2 sang hạng mới.
Đề xuất nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút NVIDIA

Đề xuất nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút NVIDIA

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cần nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút tập đoàn NVIDIA, tập trung vào dự án đầu tư đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể trong quá trình phát triển khoa học công nghệ

Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể trong quá trình phát triển khoa học công nghệ

Chiều 11/2 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
DeepSeek đang thay đổi cuộc chơi AI toàn cầu như thế nào?

DeepSeek đang thay đổi cuộc chơi AI toàn cầu như thế nào?

Sự xuất hiện của DeepSeek đang khiến giới công nghệ toàn cầu phải kinh ngạc về sự thông minh, tính hiệu quả dù mức chi phí vận hành và đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với các công cụ AI khác hiện nay.
Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 diễn ra chiều 6/2.
Khai trương đại lý dịch vụ công trực tuyến đầu tiên của Hà Nội

Khai trương đại lý dịch vụ công trực tuyến đầu tiên của Hà Nội

Ngày 5/2, Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) khai trương thí điểm đại lý dịch vụ công tại Bưu điện trung tâm Hoàn Kiếm.
Những sáng kiến định hình tương lai kinh tế số ASEAN

Những sáng kiến định hình tương lai kinh tế số ASEAN

Đối với giới doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có nền tảng công nghệ số đang hoạt động ASEAN, năm 2025 có lẽ hứa hẹn mang đến nhiều hy vọng.
Đối thoại WEF 2025: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo

Đối thoại WEF 2025: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để chuẩn bị cho kỷ nguyên thông minh, Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển bình đẳng; phát triển trí tuệ nhân tạo dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Thông tin trên được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra ngày 15/1.
Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về khoa học công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số

Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về khoa học công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra ngày 13/1.
Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW.
Hoàn thiện thể chế để 'mở đường' cho khoa học công nghệ

Hoàn thiện thể chế để 'mở đường' cho khoa học công nghệ

Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Các ứng dụng tra cứu phạt nguội bùng nổ lượt tải về sau nghị định mới

Các ứng dụng tra cứu phạt nguội bùng nổ lượt tải về sau nghị định mới

Việc tăng mức xử phạt nhiều lỗi vi phạm giao thông lên đến hàng chục lần, đồng thời áp dụng hình thức trừ điểm giấy phép lái xe cho các vi phạm nghiêm trọng, khiến người dân ngày càng quan tâm hơn đến việc cập nhật thông tin, theo dõi vi phạm qua các ứng dụng.
Hà Nội bắt đầu tiếp nhận chứng thực bản sao giấy tờ điện tử

Hà Nội bắt đầu tiếp nhận chứng thực bản sao giấy tờ điện tử

Kể từ ngày 2/1/2025, Hà Nội sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ dịch vụ chứng thực bản sao điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố.
Xem thêm