Hải Dương phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Thái Bình

Sáng 10/9, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương ban hành Công điện hỏa tốc về việc phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Thái Bình.

Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, hiện hồ thủy điện Hòa Bình đang mở 2 cửa xả đáy, hồ thủy điện Tuyên Quang mở 8 cửa xả đáy. Mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại lúc 6h ngày 10/9 là 5,02 m, cao hơn 0,02 m so với mức báo động 2.

Từ ngày 9 đến 11/9, trên các sông khu vực thượng lưu tỉnh Hải Dương sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ từ 1 - 3 m. Mực nước trên sông Thái Bình sẽ tiếp tục vượt báo động 2 và có thể tiếp tục lên.​

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương phát lệnh báo động số 2 trên sông Thái Bình, từ 7h ngày 10/9/2024.

Một điểm trên tuyến đê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Một điểm trên tuyến đê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Cơ quan này cũng yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã, các cấp, các ngành t​​riển khai lực lượng, thực hiện tuần tra canh gác đê điều theo cấp báo động, phát hiện và xử lý kịp thời mọi diễn biến hư hỏng của đê, kè, cống ngay từ giờ đầu.

UBND các huyện, thành phố, thị xã bằng các biện pháp thông tin thực hiện ngay việc cảnh báo đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh. Di chuyển ngay toàn bộ vật tư, phương tiện, thiết bị, tài sản khác ngoài bãi sông, trên sông để bảo đảm an toàn, thu hoạch ngay các sản phẩm nông nghiệp ngoài bãi sông đã đến kỳ.

Đối với cá lồng trên sông thu hoạch ngay cá nuôi trên lồng, di chuyển các lồng cá về nơi an toàn (kể cả đưa vào phía trong đồng hoặc đưa lên bờ). Trường hợp không thể di chuyển phải gia cố lồng bè bảo đảm an toàn. Triển khai các giải pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sông, giải tỏa ngay các bến bãi vật liệu xây dựng, kinh doanh than, đóng tàu, các vật cản khác ngoài bãi sông để bảo đảm an toàn, thoát lũ sông.

Đối với các khu dân cư ngoài bãi sông (kể cả trong khu vực các bối), chủ động chuẩn bị sẵn sàng, chi tiết, cụ thể phương án để sơ tán dân đến nơi an toàn khi có lệnh là thực hiện ngay, không để xảy ra bị động, bất ngờ, chậm trễ dẫn đến thiệt hại về người và thiệt hại lớn về tài sản.​

Triển khai lực lượng, thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra canh gác đê trên các tuyến đê bảo đảm từng vị trí đê đều phải có người kiểm tra, chịu trách nhiệm. Theo dõi chặt chẽ diễn biến đê điều, đặc biệt chú ý các trọng điểm xung yếu, các kè, bờ lở, các công trình tu bổ đê điều vừa hoàn thành, các cống qua đê. Rà soát công tác chuẩn vị vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương châm “bốn tại chỗ” sẵn sàng xử lý, ứng phó với mọi tình huống, bảo đảm an toàn cho công trình.

Tổ chức cấm tất cả các phương tiện đi trên đê trong thời gian báo động lũ, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ chống lụt bão trên đê, quản lý chặt chẽ theo quy định. Tổ chức phát quang mái đê, mặt đê để bảo đảm hiệu quả công tác tuần tra canh gác đê, phát hiện các sự cố rò rỉ, hư hỏng. Kiểm tra việc đóng kín các cống dưới đê. Thực hiện nghiêm quy định về đóng, mở cống dưới đê trong mùa lũ.

Tiếp tục triển khai thực hiện công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 năm 2024 gây ra trên địa bàn theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương. Tổ chức việc thường trực, trực ban 24/24 giờ, chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.

Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với mưa lũ dẫn tới sự cố công trình không kịp thời phát hiện gây sự cố nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.​

Hợp tác xã Tân Minh Đức (xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hợp tác xã Tân Minh Đức (xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (bão Yagi).

Gần 40 trọng điểm đê điều xung yếu

Theo thông tin tại cuộc họp Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương tối 9/9, trên địa bàn Hải Dương có 38 trọng điểm đê điều xung yếu. Trước tình hình nước sông ngoài dâng cao, lãnh đạo UBND tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thống nhất chỉ đạo, ngay trong đêm phải giải tỏa toàn bộ các hoạt động ngoài bãi sông, đặc biệt là bãi các sông Thái Bình, Kinh Thầy.

Thông báo đến tất cả các hộ nuôi cá lồng trên sông kịp thời ứng phó và có biện pháp khẩn cấp hỗ trợ người dân bảo vệ an toàn các lồng cá trên sông. Ngay trong đêm, các địa phương họp khẩn xây dựng phương án, kịch bản bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu trong mọi tình huống; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tập trung rà soát, kiểm tra kỹ từng mét đê và thực hiện chế độ canh gác liên tục 24/24; thông tin cảnh báo thường xuyên liên tục về tình hình nước lũ trên các tuyến sông đang lên nhanh và hướng dẫn người dân các biện pháp ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Kiểm tra toàn bộ thống đê bối và bờ vùng bắc Hưng Hải để kịp thời có phương án xử lý. UBND tỉnh Hải Dương giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các nhà thầu thi công và địa phương phối hợp chặt chẽ và có biện pháp bảo đảm an toàn các công trình đê, kè, cống mới xây dựng và hoàn thành.

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tập trung nhân lực, máy móc sẵn sàng bơm tiêu úng theo phương án và tình huống đặt ra phù hợp với thực tế. Điện lực Hải Dương chủ động cung cấp nguồn điện cho các trạm bơm tiêu úng. Các nhà mạng đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt để phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai…

Mực nước sông Thái Bình qua huyện Nam Sách, sáng 10/9.
Mực nước sông Thái Bình qua huyện Nam Sách, sáng 10/9.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu tinh thần chủ động, không chủ quan, lơ là. Ông Lê Ngọc Châu đặc biệt lưu ý vấn đề bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng của người dân phát được đặt lên hàng đầu, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các địa phương nắm chắc tình hình, thực hiện ứng trực 24/24 giờ; bố trí lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” tại các khu vực trọng điểm xung yếu về đê điều để sẵn sàng xử lý kịp thời và ứng phó với tình huống xấu có thể phát sinh. Phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm đối với từng người…

Bảo đảm an toàn cho người dân

Sáng 10/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại thành phố Chí Linh và các huyện Nam Sách, Thanh Hà.

Trong quá trình kiểm tra tại một số vị trí đê xung yếu trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy thuộc địa bàn thành phố Chí Linh và huyện Nam Sách, ông Lê Ngọc Châu yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai phương án sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nhất là người già, trẻ em, người yếu thế; di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Các điểm sơ tán phải bảo đảm an toàn, đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, bảo đảm an toàn cho người dân là trên hết.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra tại điểm đê xung yếu trên sông Thái Bình ở thành phố Chí Linh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra tại điểm đê xung yếu trên sông Thái Bình ở thành phố Chí Linh.

Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các ngành và địa phương liên quan căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu CTCP Nhiệt điện Phả Lại có phương án xử lý ngay các cửa xả nước của nhà máy bảo đảm an toàn mực nước cho diện tích sản xuất nông nghiệp phía trong đê. Nếu cần thiết phải đóng một số tổ máy để bảo đảm an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại xã Thanh Hồng (huyện Thanh Hà).
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại xã Thanh Hồng (huyện Thanh Hà).

Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, các điểm xung yếu, phân công rõ người, rõ việc kiểm tra từng mét đê; chủ động phát hiện, xử lý những điểm mạch đùn, mạch sùi và xử lý kịp thời các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu có sự cố. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương lưu ý các địa phương tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; kịp thời báo cáo khi có sự cố, tình huống bất thường…

Bình luận

avatar-comment
Tối thiểu 10 chữ Tiếng Việt có dấu Không chứa liên kết

Ngành nông nghiệp ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh mới

Ngành nông nghiệp ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh mới

Trước công bố áp thuế đối ứng từ phía Mỹ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, nông sản Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng ngành sẽ phải dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Giá cà phê quay đầu tăng mạnh

Giá cà phê quay đầu tăng mạnh

Kết phiên hôm qua 1/4, giá cà phê trên cả hai sàn quốc tế đều ghi nhận tăng mạnh.
Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

CTCP Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số hợp nhất quý I/2025 đạt hơn 70 triệu USD, mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Giá cà phê tiếp đà lao dốc

Giá cà phê tiếp đà lao dốc

Kết phiên hôm qua 27/3, giá cà phê trên hai sàn quốc tế tiếp tục lao dốc, đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp giảm sâu trong tuần này.
Tháo “nút thắt” mặt bằng cho KCN nông nghiệp Thaco tại Thái Bình

Tháo “nút thắt” mặt bằng cho KCN nông nghiệp Thaco tại Thái Bình

Dự án khu công nghiệp (KCN) chuyên nông nghiệp công nghệ cao Thaco – Thái Bình được Tập đoàn Trường Hải đề xuất đầu tư từ năm 2017 với quy mô 250 ha, theo dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2025.
Giá cà phê lao dốc

Giá cà phê lao dốc

Kết phiên hôm qua 26/3, giá cà phê trên hai sàn quốc tế đều đồng loạt lao dốc trong bối cảnh đồng USD phục hồi và dự báo thời tiết tại Brazil thuận lợi hơn.
Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil

Ngày 29/3 sắp tới, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Xuất khẩu nông sản mang về hơn 5 tỷ USD lũy kế đến ngày 15/3

Xuất khẩu nông sản mang về hơn 5 tỷ USD lũy kế đến ngày 15/3

Lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 15/3, mặc dù nhiều mặt hàng nông sản giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản chung vẫn đạt hơn 5 tỷ USD, chủ yếu nhờ xuất khẩu cà phê tăng cao.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường chính tăng cao trong tháng 2/2025

Xuất khẩu cá tra sang thị trường chính tăng cao trong tháng 2/2025

Theo số liệu từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam tháng 2/2025 đã lấy lại đà tăng trưởng, với tổng giá trị đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Giá hai mặt hàng cà phê đảo ngược ngay phiên đầu tuần

Giá hai mặt hàng cà phê đảo ngược ngay phiên đầu tuần

Kết thúc phiên đầu tuần 24/3, giá cà phê Robusta suy giảm trong khi Arabica lấy lại sự tăng trưởng.
Ra mắt sổ tay ESG hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và tiếp cận tài chính bền vững

Ra mắt sổ tay ESG hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và tiếp cận tài chính bền vững

Ngày 24/3, Cục Phát triển Doanh nghiệp tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức hội thảo giới thiệu Sổ tay hướng dẫn khung triển khai ESG, lập báo cáo ESG.
Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc thăm vùng 'thủ phủ cà rốt'

Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc thăm vùng 'thủ phủ cà rốt'

Sáng 22/3, bà Song Miryung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn Hàn Quốc tới thăm vùng sản xuất cà rốt ở xã Đức Chính, Hải Dương.
Xu hướng nhập khẩu tôm tại Mỹ, Trung Quốc và EU

Xu hướng nhập khẩu tôm tại Mỹ, Trung Quốc và EU

Đầu năm 2025, tình hình nhập khẩu tôm tại các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới Mỹ, Trung Quốc và EU có những biến động đáng chú ý.
Chưa đầy 3 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 2 tỷ USD

Chưa đầy 3 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 2 tỷ USD

Với giá cà phê xuất khẩu tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ đầu năm 2025 đến nay đã thu về 2,2 tỷ USD chỉ trong chưa đầy 3 tháng.
Giá cà phê Robusta quốc tế phục hồi trong phiên cuối tuần

Giá cà phê Robusta quốc tế phục hồi trong phiên cuối tuần

Sau phiên giảm hôm thứ 5, giá cà phê Robusta đã có sự phục hồi tại phiên cuối tuần 21/3, trong khi đó giá cà phê Arabica lại đi lùi.
Ông Đỗ Hà Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Ông Đỗ Hà Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Tại Đại hội nhiệm kỳ IX của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Intimex Group Đỗ Hà Nam được bầu làm Chủ tịch VFA.
Tổng giám đốc ORICO: 'Không cần quá lo lắng khi giá gạo xuống thấp'

Tổng giám đốc ORICO: 'Không cần quá lo lắng khi giá gạo xuống thấp'

Giá gạo của Việt Nam thời gian qua liên tục ở mức thấp, nhưng theo Tổng Giám đốc ORICO Nguyễn Việt Anh, không cần lo lắng quá vì đây chỉ là diễn biến theo quy luật bình thường trong bức tranh cung cầu của ngành gạo.
Việt Nam rà soát cuối kỳ về phòng vệ thương mại với mía đường từ Thái Lan

Việt Nam rà soát cuối kỳ về phòng vệ thương mại với mía đường từ Thái Lan

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.
Campuchia thu về hơn 100 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm cao su

Campuchia thu về hơn 100 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm cao su

Hai tháng đầu năm 2025, Campuchia đã thu về hơn 106 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm cao su.
Giá cà phê lấy lại đà tăng trước diễn biến đồng USD suy yếu

Giá cà phê lấy lại đà tăng trước diễn biến đồng USD suy yếu

Kết phiên hôm qua 17/3, giá cà phê thế giới đồng loạt ghi nhận tăng trên cả hai sàn giao dịch.
Giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng khoảng 65% so với thế giới

Giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng khoảng 65% so với thế giới

Tháng 2/2025, giá xuất khẩu chè bình quân của Việt Nam đạt mức 1.556 USD/tấn. Lũy kế hai tháng đầu năm 2025, giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.633 USD/tấn.
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025

Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025

Ngày 13/3, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, Phú Mỹ) công bố đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột với tư cách là nhà tài trợ danh vị Vàng.
Campuchia xuất khẩu gạo tăng hơn 60% trong hai tháng đầu năm 2025

Campuchia xuất khẩu gạo tăng hơn 60% trong hai tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), Campuchia đã về khoảng 420 triệu USD từ xuất khẩu lúa, gạo trong hai tháng đầu năm nay.
Giá cà phê thế giới tăng mạnh

Giá cà phê thế giới tăng mạnh

Kết phiên ngày 11/3, giá hai mặt hàng cà phê Robusta và Arabica trên thị trường giao dịch đồng loạt tăng mạnh.
Khai mạc sự kiện lớn nhất của ngành cà phê Việt Nam

Khai mạc sự kiện lớn nhất của ngành cà phê Việt Nam

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề "Điểm đến của cà phê thế giới" đã chính thức diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắk.
TTC AgriS và Sungai Budi hợp tác thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao bền vững

TTC AgriS và Sungai Budi hợp tác thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao bền vững

TTC AgriS (CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa, HoSE: SBT) và Sungai Budi – tập đoàn nông nghiệp lớn nhất Indonesia đã ký kết các thỏa thuận hợp tác toàn diện hướng đến mục tiêu phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững.
FAO: Nhu cầu cao từ đường, sữa, dầu thực vật thúc đẩy giá lương thực tăng

FAO: Nhu cầu cao từ đường, sữa, dầu thực vật thúc đẩy giá lương thực tăng

Chỉ số giá lương thực của FAO trong tháng 2/2025 đạt trung bình 127,1 điểm, tăng 1,6% so với tháng trước và cao hơn 8,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Gạo Việt xuất khẩu sang thị trường nào được giá nhất?

Gạo Việt xuất khẩu sang thị trường nào được giá nhất?

Theo số liệu từ Cục Hải quan, tháng 2/2025, Việt Nam xuất khẩu 696.750 tấn gạo với kim ngạch đạt 358,3 triệu USD, lần lượt tăng 26% về lượng và giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá đúng thực trạng thị trường lúa gạo để phục vụ sản xuất và xuất khẩu

Đánh giá đúng thực trạng thị trường lúa gạo để phục vụ sản xuất và xuất khẩu

Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu tại hội nghị về sản xuất, thị trường lúa gạo và phòng chống hạn mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiều 7/3, tổ chức tại Cần Thơ.
Cả 3 lĩnh vực nông nghiệp đều tăng trưởng khởi sắc trong tháng 2

Cả 3 lĩnh vực nông nghiệp đều tăng trưởng khởi sắc trong tháng 2

Tháng 2/2025, sản xuất nông nghiệp tập trung vào gieo cấy, chăm sóc lúa và rau màu vụ đông xuân; chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển ổn định; nuôi trồng thủy sản thuận lợi khi giá sản phẩm tăng cao.
Xuất khẩu tôm tăng 30%, cá tra sụt giảm trong hai tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu tôm tăng 30%, cá tra sụt giảm trong hai tháng đầu năm 2025

Hai tháng đầu năm 2025, trong khi kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng tới 30% so với cùng kỳ thì giá trị xuất khẩu của cá tra lại âm 0,8% YoY.
Thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo

Thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Indonesia dự kiến không nhập khẩu gạo trong năm 2025

Indonesia dự kiến không nhập khẩu gạo trong năm 2025

Theo hãng thông tấn Antara, Bộ trưởng Điều phối Lương thực Indonesia Zulkifli Hasan cho biết với sản lượng gạo trong nước ước ​​đạt tới 34 triệu tấn, Indonesia sẽ không cần phải nhập khẩu gạo trong năm nay.
9 nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất

9 nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất

Chiều 1/3, Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quyết định về công tác cán bộ đã được tổ chức tại trụ sở Bộ này ở Hà Nội.
5 thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam

5 thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU là 5 thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2025.
Cá ngừ xuất khẩu sang các thị trường chính đồng loạt giảm

Cá ngừ xuất khẩu sang các thị trường chính đồng loạt giảm

Tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường chính đều ghi nhận đà giảm.
Xem thêm