Ảnh minh họa. |
Nhóm tham vấn này sẽ gặp nhau mỗi quý, với mục tiêu đưa ra các biện pháp ngăn chặn tội phạm mạng và tăng cường khả năng ứng phó chung của ba quốc gia trước các mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu.
Quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp ba bên giữa nguyên Phó cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc In Seong-hwan, nguyên Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ phụ trách mạng và công nghệ mới nổi Anne Neuberger và Phó giám đốc ban thư ký an ninh quốc gia Nhật Bản Keiichi Ichikawa.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại hội nghị thượng đỉnh ba bên diễn ra ở Mỹ vào tháng 8/2023. |
Việc thành lập cơ quan tham vấn này được xem là hoạt động tiếp nối thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại hội nghị thượng đỉnh ba bên diễn ra ở Mỹ vào tháng 8 vừa qua, theo đó thành lập một nhóm tham vấn với ba quốc gia có nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa an ninh mạng.
Thời gian qua, những công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT đã tạo ra bước đột phá mới trong làn sóng đầu tư vào công nghệ, song nó cũng gây ra những rủi ro sâu sắc đối với xã hội và nhân loại. Khi cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo ngày càng nóng lên, nhân loại sẽ rơi vào một thảm hoạ khó có thể lường trước được.
Giới chuyên gia nhận định, tội phạm mạng ngày càng biết cách lợi dụng tiềm năng của công nghệ trí tuệ nhân tạo tân tiến để tìm ra những cách tấn công mới hiệu quả hơn. Chia sẻ với Reuters, ông Sami Khoury, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Canada cho biết, cơ quan của ông phát hiện trí tuệ nhân tạo đang bị lợi dụng để tạo mã độc, soạn e-mail lừa đảo, phát tán tin sai sự thật trên mạng.
Các công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT gây sốt với giới công nghệ toàn cầu nhờ khả năng viết luận, soạn thảo e-mail dài hàng nghìn từ chỉ trong vài giây với câu lệnh đơn giản. Cũng chính vì thế mà sự xuất hiện những ngôn ngữ phức tạp bao gồm dấu câu, câu dài và khối lượng văn bản trong các e-mail này đang tạo điều kiện cho các tội phạm mạng tung ra các thủ đoạn tinh vi và phức tạp hơn nhằm khai thác lòng tin của người dùng.
Tin tặc có thể lợi dụng những công cụ này để soạn thảo các e-mail lừa đảo giống như thật mà không mắc lỗi chính tả, nhằm khuyến khích người dùng chia sẻ mật khẩu hoặc dữ liệu cá nhân như thông tin tài khoản ngân hàng.
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã chứng minh nhiều trường hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo độc hại khác nhau. Một số chuyên gia đã bắt đầu ghi nhận nội dung giả mạo được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trong thực tế khi họ đã phát hiện một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được đào tạo bằng dữ liệu độc hại và yêu cầu phác thảo một kịch bản lừa đảo người khác để chuyển tiền. LLM đã phản hồi bằng email ba đoạn, đề nghị nạn nhân cấp cứu và hỗ trợ gấp.
"Tôi hiểu rằng việc thông báo quá gấp nhưng khoản thanh toán này vô cùng quan trọng và cần thực hiện trong vòng 24 giờ", một đoạn văn bản do mô hình LLM viết.
Theo ông Khoury, mặc dù việc lợi dụng AI để viết mã độc mới ở giai đoạn đầu, nhưng công nghệ tiên tiến này có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Điều này khiến việc đánh giá nguy cơ tiềm tàng của nó trước khi bị tung ra trở nên rất khó khăn. "Không ai biết điều gì sẽ xảy ra", ông Sami Khoury nói thêm.