Hiệu quả ngày càng tăng từ nghề nuôi cá lồng ở Hải Dương

Cá lồng Hải Dương
07:52 - 19/11/2022
0:00 / 0:00
0:00
Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn Hải Dương phát triển nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng và trở thành một trong những hình thức nuôi thủy sản quan trọng của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hải Dương, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ năm 2010, thời điểm đó có 10 lồng nuôi, tổng thể tích 900 m3, sản lượng 50 tấn/năm.

9 huyện, thị xã, thành phố nuôi cá lồng

Tính đến ngày 30/10/2022, Hải Dương có 7.742 lồng, trong đó số lồng đang nuôi là 7.276 chiếc; tổng thể tích là 900.000 m3, sản lượng cá nuôi lồng đạt khoảng 20.000 tấn, chiếm gần 22% sản lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn toàn tỉnh.

Hiện Hải Dương có 9 huyện, thị xã, thành phố nuôi cá lồng trên sông, tập trung nhiều trên sông Thái Bình và sông Kinh Thầy.

Hiện Hải Dương có 9 huyện, thị xã, thành phố nuôi cá lồng trên sông, tập trung nhiều trên sông Thái Bình và sông Kinh Thầy.

Trao đổi với Mekong ASEAN, bà Hoàng Thị Dung, Chuyên viên Phòng Thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương) cho biết, hiện Hải Dương có 9 huyện, thị xã, thành phố nuôi cá lồng trên sông, tập trung nhiều trên sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, thuộc địa bàn huyện Nam Sách có 2.948 lồng, chiếm 38,08% số lồng toàn tỉnh; thành phố Hải Dương có 2.388 lồng, chiếm 30,84%; huyện Tứ Kỳ có 957 lồng, số còn lại ở các huyện Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Cẩm Giàng và thị xã Kinh Môn, thành phố Chí Linh.

Vật liệu làm lồng nuôi chủ yếu là khung tuýp sắt mạ kẽm với nhiều kích thước, bao quanh bằng lưới nilon, phao nổi là những thùng phuy nhựa. Các lồng được cố định bằng các trụ neo bê tông hoặc các mỏ neo đặt ở đầu dòng chảy…

Các loại cá được nuôi trong lồng trên địa bàn Hải Dương gồm cá trắm, cá chép (chu kỳ nuôi từ 8-10 tháng), chiếm khoảng 55%; cá rô phi, cá diêu hồng (chu kỳ nuôi từ 6-8 tháng), chiếm khoảng 22%; cá nheo Mỹ, cá ngạnh (chu kỳ nuôi từ 15-18 tháng), chiếm khoảng 18% tổng số lồng nuôi trên địa bàn toàn tỉnh; còn lại 5% là các đối tượng nuôi khác.

Về thức ăn trong chăn nuôi, sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Hiện nay để có 1 kg cá thương phẩm, người nuôi cần 1,3-1,8 kg thức ăn công nghiệp hoặc 2-2,5 kg thức ăn tự chế. Ngoài ra, các hộ nông dân còn liên tục ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, vì vậy cá sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao.

Thu hoạch cá lồng trên sông tại Hải Dương.

Thu hút nhiều lao động và dịch vụ liên quan

Theo ông Mạc Đăng Mạnh, Trưởng phòng Thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương), hình thức tổ chức sản xuất của người nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh khá phong phú bao gồm các hợp tác xã, doanh nghiệp và các hộ cá thể. Loại cá nuôi có giá trị kinh tế cao cũng đã bắt đầu được người dân đưa vào nghiên cứu và nuôi thử nghiệm như cá tầm.

Bên cạnh đó, một số hộ ở huyện Nam sách cũng đã được cấp tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm như hộ ông Nguyễn Trung Tựu, xã Nam Tân; Hợp tác xã Thu Nam Toản Hải Trí, xã Thanh Quang…

Những năm gần đây, các hộ nông dân đã liên tục ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi.

Những năm gần đây, các hộ nông dân đã liên tục ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi.

Về thị trường, 30% sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nội tỉnh, các chợ đầu mối, bếp ăn của khu công nghiệp, trường học… 70% còn lại được tiêu thụ qua thương lái chuyển đến các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang… và một số qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.

30% sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nội tỉnh, 70% còn lại được tiêu thụ bên ngoài.

30% sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nội tỉnh, 70% còn lại được tiêu thụ bên ngoài.

Tại thành phố Hải Dương, nhận thấy tiềm năng nuôi cá lồng trên sông rất lớn, năm 2015, hộ kinh doanh của ông Nguyễn Văn Thường đã đưa vào lắp đặt hệ thống lồng nuôi cá trên sông Thái Bình tại khu dân cư Đồng Ngọ, phường Nam Đồng với số lượng ban đầu 10 lồng.

Các loại cá được nuôi ở đây bao gồm cá trắm cỏ, cá chép, cá lăng, cá rô phi, cá diêu hồng, cá bỗng, do được thị trường ưa chuộng, sản phẩm dễ bán và cho hiệu quả kinh tế cao.

Sau nhiều năm phát triển, đến nay, hộ kinh doanh này đã phát triển lên 36 lồng. Năng suất trung bình đạt từ 8-10 tấn/lồng. Mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 300 tấn cá thịt các loại.

Hiện một số hộ ở huyện Nam sách đã được cấp tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hiện một số hộ ở huyện Nam sách đã được cấp tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thường cho biết, nghề nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu lớn, thường gặp rủi ro khi vào mùa mưa bão và bị tác động bởi quá trình di chuyển của tàu bè trên sông, ô nhiễm, rác thải thải công nghiệp. Bên cạnh đó, khó kiểm soát dịch bệnh vì môi trường trên sông rất rộng, khi bị bệnh khó xử lý, dễ lây lan…

Từ việc chăn nuôi cá lồng trên sông ở Hải Dương đã thu hút hàng nghìn lao động và các dịch vụ từ con giống, thức ăn, vận chuyển…

Từ việc chăn nuôi cá lồng trên sông ở Hải Dương đã thu hút hàng nghìn lao động và các dịch vụ từ con giống, thức ăn, vận chuyển…

Ông Thường mong muốn các ngành chức năng tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản và các hành vi gian lận thương mại, thông tin sai sự thật gây tâm lý hoang mang.

Bên cạnh đó, khuyến khích người nuôi trồng áp dụng mô hình kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, ISO, HACCP... Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường và sớm cấp chứng nhận OCOP cho sản phẩm.

Cá lồng nuôi trên sông ở Hải Dương những năm gần đây cho năng suất, chất lượng cao. Từ việc chăn nuôi này đã thu hút hàng nghìn lao động và các dịch vụ từ con giống, thức ăn, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm... Qua đó đã đóng góp tích cực vào giá trị tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc tiếp