Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam

Trước thềm chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19-21/5 theo lời mời của Thủ tướng Fumio Kishida, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, tháng 11/2022. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, tháng 11/2022. Ảnh: VGP

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện đối với Việt Nam.

Trước hết, Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng là một diễn đàn quốc tế quan trọng, quy tụ các nhà lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu và các quốc gia, tổ chức quốc tế có uy tín để thảo luận thúc đẩy hợp tác xử lý các vấn đề toàn cầu.

Đây là lần thứ 3 Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng trong 7 năm trở lại đây. Điều này phản ánh sự ghi nhận tích cực của các nước G7 và cộng đồng quốc tế đối với vị thế, uy tín, cũng như những nỗ lực và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giải quyết các thách thức toàn cầu trong thời gian qua.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định lập trường nhất quán, nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế đề xuất, triển khai các biện pháp thực chất, hiệu quả nhằm tăng cường hợp tác toàn cầu và khu vực trong việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch Covid-19,...

Qua tham dự hội nghị, Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm phát triển của mình từ góc độ một quốc gia đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; đồng thời, cũng mong muốn các nước G7 và các nước dự hội nghị chia sẻ những bài học, thực tiễn tốt, cách làm hiệu quả trong xử lý các vấn đề toàn cầu cũng như các thách thức đối với phát triển bền vững, nhất là với các nước đang phát triển.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: VGP
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: VGP

Trên bình diện quan hệ song phương, đây là lần thứ hai Nhật Bản trên cương vị chủ nhà của G7 mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam dự hội nghị đúng vào dịp hai nước cùng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

"Đây là một minh chứng cho sự tin cậy chính trị cao giữa hai nước, cũng như sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời, thể hiện hai nước chia sẻ điểm đồng và lợi ích trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực", Bộ trưởng cho biết.

Nhân dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hội đàm với Thủ tướng Fumio Kishida, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp và bạn bè Nhật Bản để cùng trao đổi các hướng đi, biện pháp nhằm tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn, phục vụ tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như đóng góp tích cực hơn cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, tham dự hội nghị cũng là dịp để Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế để thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi các vấn đề cùng quan tâm.

Bình luận về mong muốn của Việt Nam trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định mặc dù thế giới và khu vực trải qua nhiều thăng trầm, nhưng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển vượt bậc và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đối tác cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam, là đối tác lớn thứ 3 về đầu tư FDI và du lịch, lớn thứ 4 về trao đổi thương mại.

Việt Nam mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng và bền vững dựa trên nền tảng tin cậy về chính trị, hiệu quả về kinh tế và phong phú về giao lưu nhân dân, văn hóa - xã hội, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Theo Bộ trưởng, hai nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị - ngoại giao, quốc phòng, an ninh để củng cố vững chắc hơn tin cậy chính trị, đóng góp vào sự phát triển của mỗi nước cũng như cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trước mắt, hai nước tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, nhất là hợp tác phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, tiếp tục thúc đẩy triển khai hiệu quả, thực chất các thỏa thuận, hiệp định song phương đã ký, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, CPTPP, RCEP...

Việt Nam sẵn sàng cùng với Nhật Bản tìm những hướng đi mới và các cơ chế hợp tác mới trong các lĩnh vực hai nước có tiềm năng lớn như khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, năng lượng sạch.

Việt Nam đánh giá cao việc Nhật Bản cam kết cung cấp ODA thế hệ mới cho Việt Nam để phát triển hạ tầng chiến lược về giao thông, chống biến đổi khí hậu và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp, môi trường...

Bên cạnh đó, hai nước cần tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, du lịch và giao lưu các địa phương, nhân dân hai nước với hình thức ngày càng phong phú, chất lượng và hiệu quả ngày cao. Trước mắt, hai nước phối hợp chặt chẽ tổ chức tốt các hoạt động giao lưu thiết thực kỷ niệm 50 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Về kỳ vọng của Việt Nam đối với vai trò của Nhật Bản trong cộng đồng quốc tế, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam mong muốn Nhật Bản tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò quan trọng và đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề chung của toàn cầu và khu vực, hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Là đối tác chiến lược sâu rộng có độ tin cậy chính trị cao và chia sẻ điểm đồng về nhiều vấn đề quốc tế, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm tại các diễn đàn đa phương, khu vực, nhất là Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong...

Việt Nam mong muốn cùng Nhật Bản và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực; tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, kết nối cơ sở hạ tầng, nhất là ở Đông Nam Á và tiểu vùng Mekong, hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

"Với nền tảng vững chắc của tình hữu nghị, chân thành và tin cậy lẫn nhau cũng như quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản sẽ ngày càng bền chặt và hiệu quả, vì sự phồn vinh của mỗi nước và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới", Bộ trưởng nhận định.

Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện nổi bật của ngành năm 2024.
Thủ tướng: Đà Nẵng phải tăng trưởng 2 con số trong những năm tới

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tăng trưởng 2 con số trong những năm tới

Sáng 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng yêu cầu tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là TP Hà Nội và TP HCM, phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng GRDP tối thiểu ở mức 8-10%.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Bảng giá đất điều chỉnh mới của Hà Nội, giá đất sẽ cao gấp 2 - 6 lần so với bảng giá đất cũ, trong đó giá cao nhất là 695,3 triệu đồng/m2.
Kinh Môn nhận Huân chương Lao động và công bố quyết định đô thị loại III

Kinh Môn nhận Huân chương Lao động và công bố quyết định đô thị loại III

Tối 20/12, tại Quảng trường Nguyễn Đại Năng (phường Hiệp An), thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và công bố Quyết định công nhận thị xã là đô thị loại III.
Nhận diện 6 chủ đề định hình kinh tế Việt Nam năm 2025

Nhận diện 6 chủ đề định hình kinh tế Việt Nam năm 2025

Dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 7% - 7,1%, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN năm 2024, MBS nhìn nhận 6 chủ đề sẽ định hình kinh tế Việt Nam năm 2025.
Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản ngày 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng Nhật Bản sẽ sớm có các dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nhất là các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, chế biến chế tạo, điện tử...
Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Bảo đảm nguồn hàng đầy đủ với giá hợp lý dịp Tết Nguyên đán 2025

Bảo đảm nguồn hàng đầy đủ với giá hợp lý dịp Tết Nguyên đán 2025

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, theo dõi sát tình hình thị trường, chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu dịp Tết 2025.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ đốt quán cà phê tại Cổ Nhuế

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ đốt quán cà phê tại Cổ Nhuế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'

Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'

Đây là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại buổi tiếp Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Bộ trưởng Quốc phòng Lào đang thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh Hoa Kỳ

Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh Hoa Kỳ

Chiều 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) thăm và làm việc tại Việt Nam.
Rà soát các điểm nghẽn hạ tầng cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Rà soát các điểm nghẽn hạ tầng cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mà một trong những điểm nghẽn nổi bật cần tháo gỡ là hạ tầng giao thông.
2025 sẽ là năm ‘bứt tốc’ của nền kinh tế Cà Mau

2025 sẽ là năm ‘bứt tốc’ của nền kinh tế Cà Mau

Ngày 18/12, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025 ngành du lịch đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế

Năm 2025 ngành du lịch đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế

Đây là một trong những mục tiêu được Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành.
'Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động nguồn lực xã hội để bứt phá'

'Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động nguồn lực xã hội để bứt phá'

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá, năm 2025 đạt kết quả cao hơn năm 2024.
Nga lên tiếng sau vụ ám sát tướng hạt nhân Igor Kirillov

Nga lên tiếng sau vụ ám sát tướng hạt nhân Igor Kirillov

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc vụ ám sát người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân, Hóa học và Sinh học Igor Kirillov và trợ lý của ông là vụ tấn công khủng bố, trong đó phương Tây đồng lõa với hành động của Ukraine.
Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất giải quyết những vấn đề liên quan đến triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí.
Dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng

Dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng

Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực sẽ được thành lập tại Đà Nẵng.
Đề nghị tỉnh Yamaguchi thúc đẩy hợp tác với Bình Dương

Đề nghị tỉnh Yamaguchi thúc đẩy hợp tác với Bình Dương

Chiều tối 16/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm ngân hàng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh

Thủ tướng: Xử lý nghiêm ngân hàng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc tinh gọn tổ chức bộ máy từng cấp, từng ngành cần khẩn trương rà soát để có phương án cơ cấu lại đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ.
MBS nêu những yếu tố tích cực giúp tỷ giá dần hạ nhiệt

MBS nêu những yếu tố tích cực giúp tỷ giá dần hạ nhiệt

MBS cho rằng áp lực tỷ giá sẽ dần hạ nhiệt và đạt mức 25.000 VND/USD vào cuối năm nay nhờ một số yếu tố tích cực.
Tuần này Bắc Bộ tăng nhiệt

Tuần này Bắc Bộ tăng nhiệt

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết từ hôm nay, khối không khí lạnh có xu hướng suy yếu dần, Bắc Bộ chuyển nắng nhẹ về trưa và chiều.
Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Chiều 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, làm việc, đôn đốc 2 dự án cao tốc trục ngang và trục dọc tại Đồng bằng sông Cửu Long gồm tuyến Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Thủ tướng: Nghiên cứu tuyến đường sắt TP HCM – Cần Thơ kéo dài tới Cà Mau

Thủ tướng: Nghiên cứu tuyến đường sắt TP HCM – Cần Thơ kéo dài tới Cà Mau

Sáng 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Cờ Đỏ sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đưa Bình Phước trở thành 'điểm đến hấp dẫn' của vùng Đông Nam Bộ

Đưa Bình Phước trở thành 'điểm đến hấp dẫn' của vùng Đông Nam Bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn Bình Phước tận dụng tốt những lợi thế trong quy hoạch để trở thành trung tâm phát triển của khu vực, trở thành "điểm đến hấp dẫn" của vùng Đông Nam Bộ.
Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Thủ tướng: Thúc đẩy ngoại giao bán dẫn, chuyển giao và làm chủ công nghệ

Thủ tướng: Thúc đẩy ngoại giao bán dẫn, chuyển giao và làm chủ công nghệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới và phải "quyết tâm làm bằng được".
Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng khoảng 12,5%

Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng khoảng 12,5%

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, tín dụng tăng trưởng 12,5% phản ánh nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc đẩy mạnh dòng vốn vào sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
Đưa công nghiệp bán dẫn trở thành đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình

Đưa công nghiệp bán dẫn trở thành đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh quyết tâm, nỗ lực nhanh chóng giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng: Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam

Thủ tướng: Trí tuệ nhân tạo của Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam

Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Ngày 12/12, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028.
Bộ Chính trị kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai.
Đưa hàng Việt Nam vươn ra thị trường thế giới trong kỷ nguyên mới

Đưa hàng Việt Nam vươn ra thị trường thế giới trong kỷ nguyên mới

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt ngày càng có các sản phẩm chất lượng, chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn ra quốc tế, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm