Hướng đến xây dựng bản đồ số cho ngành nông nghiệp

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc số hóa thông tin, mà cần hướng đến xây dựng các nền tảng dữ liệu lớn, dữ liệu dùng chung, bản đồ số chuyên ngành và hệ thống dự báo, cảnh báo thông minh.

Chiều 10/5, phát biểu bế mạc tại Hội nghị Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, Việt Nam hiện đã xuất khẩu nông sản tới hơn 200 quốc gia/vùng lãnh thổ, trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 15 thế giới.

Trong bức tranh chung đó, khoa học công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng khoa học đã góp phần thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh theo hướng liên kết chuỗi giá trị, hình thành vùng sản xuất khép kín quy mô hàng hóa, hiện đại để góp phần hoàn thiện hệ thống canh tác bền vững.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho rằng, để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành nông nghiệp và môi trường thực sự hiệu quả, các bên sẽ cần phải sát thực tế hơn và cần phải bắt đầu từ vấn đề nhỏ.

Dẫn chứng câu chuyện về một thanh niên người Mông ở huyện Mù Cang Chải phát triển mô hình nuôi chim bồ câu lai tạo thành công, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, nếu ngay từ đầu có sự hỗ trợ về yếu tố khoa học cơ bản, thì “công trình” của thanh niên người Mông sẽ thành công sớm hơn và có lan tỏa mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện cho các dự án khởi nghiệp phát triển bền vững.

“Chính từ những mô hình nhỏ, những vấn đề khoa học đơn giản, sẽ tạo ra những giải pháp hiệu quả cho các dự án khoa học có tính thực tiễn giúp phát triển kinh tế xã hội bền vững hơn," Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói.

Hướng đến xây dựng bản đồ số cho ngành nông nghiệp
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Báo Nông nghiệp và Môi trường

Khoa học công nghệ là nền tảng phát triển bền vững

Tại sự kiện, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là động lực tăng trưởng mới, mà còn là nền tảng quan trọng để nông nghiệp và môi trường Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Bộ cam kết nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện thể chế, chính sách; tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng công nghệ. Từ đó, đưa nông nghiệp và môi trường Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Bộ trưởng cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không thể thành công nếu chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước, đây là trách nhiệm và cơ hội của toàn ngành, trong đó doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội, nhà khoa học và người dân đều đóng vai trò không thể thiếu.

“Chúng ta phải biến Nghị quyết thành hành động cụ thể. Chuyển đổi số và khoa học công nghệ không phải là xu hướng, mà là con đường tất yếu để nông nghiệp và môi trường Việt Nam phát triển nhanh, hiện đại và bền vững,” Bộ trưởng khẳng định.

Ngoài ra, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng đề cập đến việc tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ theo hướng tinh gọn, tự chủ và hiệu quả thực chất. Đặc biệt, việc đặt hàng nghiên cứu cần xuất phát từ thực tiễn sản xuất, từ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân, tránh tình trạng “nghiên cứu để cất ngăn kéo,” vừa mất thời gian, vừa lãng phí.

Nói thêm về chuyển đổi số trong ngành, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chia sẻ, chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc số hóa thông tin, mà cần hướng đến xây dựng các nền tảng dữ liệu lớn, dữ liệu dùng chung, bản đồ số chuyên ngành và hệ thống dự báo, cảnh báo thông minh.

Đơn cử, việc kết nối dữ liệu viễn thám, thủy văn, khí hậu với dữ liệu sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ điều hành hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, cũng như thiệt hại.

Năm nhiệm vụ trọng tâm triển khai

Trên cơ sở tổng hợp nội dung tham luận, ý kiến và định hướng chung, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm mà toàn ngành nông nghiệp và môi trường sẽ tập trung triển khai ngay sau hội nghị.

Thứ nhất, toàn ngành sẽ phải tập trung tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn về thể chế, phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, đề xuất bãi bỏ những quy định không còn phù hợp; có cơ chế linh hoạt hơn trong đặt hàng nghiên cứu khoa học, chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học.

Thứ hai là tổ chức lại hệ thống nghiên cứu khoa học theo hướng tinh gọn, hiệu quả và tự chủ thực chất; xây dựng các đơn vị nghiên cứu có năng lực cạnh tranh, có đối tác xã hội hóa, có khả năng kết nối doanh nghiệp; thúc đẩy mô hình “vườn ươm đổi mới sáng tạo,” kết nối công nghệ, thành lập mạng lưới chuyên gia ngành nông nghiệp và môi trường trong và ngoài nước.

Thứ ba là phải đổi mới toàn diện quy trình đặt hàng, xét duyệt, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ để các nhiệm vụ nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn sản xuất, từ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, xem xét các danh mục “đặt hàng mở” để mời gọi sự tham gia rộng rãi của các chủ thể - không phân biệt công - tư.

Thứ tư, tập trung đào tạo, phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Bộ NN&MT sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, viện nghiên cứu để xây dựng các chương trình đào tạo sát thực tiễn. Bộ cũng có cơ chế thu hút đội ngũ chuyên gia, trí thức giỏi để tạo nên một hệ sinh thái nhân lực sáng tạo năng động, gắn bó với ngành.

Cuối cùng là ngành phải chuyển đổi số toàn diện, nghiên cứu mô hình sàn giao dịch công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp - môi trường, nơi kết nối nhà nghiên cứu với doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư.

Trong khuôn khổ hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký kết văn bản hợp tác phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo với Liên hiệp các Hội Khoa khoa học & Kỹ thuật Việt Nam và Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Long - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ NN&MT) cũng ký một loạt văn bản hợp tác với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.

Enfarm, những 'bác sĩ chuyên khoa' về đất

Enfarm, những 'bác sĩ chuyên khoa' về đất

Enfarm, một trong những startup đi tìm cách giải bài toán công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp với sự khác biệt từ những người sáng lập am hiểu về thổ nhưỡng, thời tiết, cây trồng. Triết lý của họ: làm công nghệ theo cách để bà con nông dân dễ tiếp cận và tin tưởng.
Thái Lan kể chuyện nông sản: Từ bản sắc văn hóa đến bàn ăn thế giới

Thái Lan kể chuyện nông sản: Từ bản sắc văn hóa đến bàn ăn thế giới

Thái Lan không chỉ đang xúc tiến xuất khẩu các loại nông sản, mà còn xuất khẩu bản sắc văn hóa riêng thông qua từng hạt gạo, trái xoài hay những múi sầu riêng được mệnh danh 'ngon nhất thế giới'.
Thời điểm để Việt Nam bước vào ngành dược phẩm Halal

Thời điểm để Việt Nam bước vào ngành dược phẩm Halal

Ngành dược phẩm Halal tại Việt Nam đang ở vào thời điểm được coi là thuận lợi nhất để bắt đầu phát triển khi sở hữu thế mạnh về dược liệu và chính sách hậu thuẫn.
Chiến lược của Campuchia đối với ngành lúa gạo

Chiến lược của Campuchia đối với ngành lúa gạo

Campuchia đặt mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất lúa gạo, thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Vĩnh Hoàn có tháng tăng trưởng dương doanh thu đầu tiên năm 2025

Vĩnh Hoàn có tháng tăng trưởng dương doanh thu đầu tiên năm 2025

Vĩnh Hoàn tăng 6% doanh thu trong tháng 5, là tháng đầu tiên doanh nghiệp có mức tăng trưởng dương trong năm 2025.
Campuchia xác định nguồn nhập khẩu thay thế rau và trái cây từ Thái Lan

Campuchia xác định nguồn nhập khẩu thay thế rau và trái cây từ Thái Lan

Campuchia khẳng định không lo thiếu hụt rau quả sau lệnh cấm nhập từ Thái Lan, nhờ nguồn thay thế từ trong nước và các nước khác. Đây cũng là cơ hội thúc đẩy sản xuất nội địa.
Indonesia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu gia súc để tăng nguồn cung thịt, sữa

Indonesia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu gia súc để tăng nguồn cung thịt, sữa

Việc dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu gia súc sống nhằm đảm bảo nguồn cung thịt và sữa cũng như tăng cường an ninh lương thực quốc gia.
Cao su Việt Nam đặt doanh thu kỷ lục, mảng chủ lực tăng trưởng ít nhất 7%

Cao su Việt Nam đặt doanh thu kỷ lục, mảng chủ lực tăng trưởng ít nhất 7%

Với mục tiêu kỷ lục doanh thu năm 2025, lãnh đạo GVR cho biết mảng cao su của doanh nghiệp mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 7%.
Tín dụng mới cho nông nghiệp hữu cơ: Vay đến 70% không cần thế chấp

Tín dụng mới cho nông nghiệp hữu cơ: Vay đến 70% không cần thế chấp

Từ 1/7, nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn có thể vay đến 70% giá trị dự án mà không cần tài sản bảo đảm.
Hải Dương hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, đa giá trị

Hải Dương hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, đa giá trị

Hướng đến sản xuất trồng trọt theo hướng an toàn, hữu cơ, tuần hoàn, đa giá trị…, Hải Dương phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của vùng, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xu hướng xuất khẩu cá tra sang các thị trường EU

Xu hướng xuất khẩu cá tra sang các thị trường EU

Các tháng đầu năm 2025, trong khi nhiều thị trường như Hà Lan, Bỉ, Italy, Pháp tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam thì Đức, Tây Ban Nha có xu hướng ngược lại.
Phát triển kinh tế biển bền vững với mô hình hệ sinh thái tích hợp

Phát triển kinh tế biển bền vững với mô hình hệ sinh thái tích hợp

Biển từng là nơi mưu sinh của ngư dân, nay đang trở thành không gian của một hệ sinh thái tích hợp điện gió, nuôi biển tuần hoàn và bảo tồn sinh học.
Triển khai đề án Trung tâm liên kết nông nghiệp vùng ĐBSCL theo cơ chế PPP

Triển khai đề án Trung tâm liên kết nông nghiệp vùng ĐBSCL theo cơ chế PPP

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo TP Cần Thơ và các tỉnh, thành ĐBSCL triển khai xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp toàn vùng theo cơ chế PPP.
Tri thức nuôi gà Đông Tảo ở Hưng Yên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức nuôi gà Đông Tảo ở Hưng Yên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 1743/QĐ-BVHTTDL ngày 10/6/2025 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Triển vọng ứng dụng AI trong dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam

Triển vọng ứng dụng AI trong dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam

Ngày 10/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã làm việc với Công ty Atmo AI (Mỹ) về hợp tác khí tượng thủy văn dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Thái Lan lọt Top 3 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

Thái Lan lọt Top 3 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

Vượt Trung Quốc, Thái Lan trở thành thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ ba của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025.
Vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam được xuất khẩu sang Indonesia

Vaccine dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam được xuất khẩu sang Indonesia

Indonesia trở thành quốc gia thứ ba, sau Việt Nam và Philippines, cho phép lưu hành vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.
Indonesia sẽ ngừng nhập khẩu ngô vào năm 2026

Indonesia sẽ ngừng nhập khẩu ngô vào năm 2026

Tổng thống Prabowo Subianto mới đây đã ra lệnh ngừng nhập khẩu ngô vào năm 2026 khi Indonesia đang hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp lương thực.
Xuất khẩu chả cá, surimi Việt Nam vượt mốc 100 triệu USD

Xuất khẩu chả cá, surimi Việt Nam vượt mốc 100 triệu USD

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các thị trường trọng điểm của chả cá và surimi Việt Nam như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, từ 27% đến 40%.
Cập nhật số liệu sản xuất nông nghiệp tháng 5/2025

Cập nhật số liệu sản xuất nông nghiệp tháng 5/2025

Theo số liệu của Cục Thống kê, vụ lúa đông xuân năm 2025 cả nước gieo cấy được 2,97 triệu ha, tăng 17.000 ha so với vụ đông xuân năm trước do các địa phương phía Nam tăng diện tích gieo cấy.
Nhập khẩu từ ASEAN tăng 16% trong 5 tháng 2025

Nhập khẩu từ ASEAN tăng 16% trong 5 tháng 2025

Hơn 22 tỷ USD là giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường ASEAN trong 5 tháng đầu năm 2025.
Xuất khẩu gạo xay xát của Campuchia tăng 13,7% trong 5 tháng đầu năm

Xuất khẩu gạo xay xát của Campuchia tăng 13,7% trong 5 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), tính đến hết tháng 5/2025, nước này đã xuất khẩu 344.199 tấn gạo xay xát, tăng 13,7% so với mức 302.592 tấn cùng kỳ năm 2024 (YoY).
Ông Đoàn Nguyên Đức: Tôi muốn mọi người hiểu rằng HAGL đang thật sự thay đổi

Ông Đoàn Nguyên Đức: Tôi muốn mọi người hiểu rằng HAGL đang thật sự thay đổi

CTCP Hoàng Anh Gia Lai tổ chức ĐHCĐ thường niên 2025 ngày 6/6, bàn về kế hoạch lợi nhuận nghìn tỷ và mô hình '4 cây 1 con' của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT công ty.
Gia Lai xúc tiến thương mại nông sản tới ASEAN, Nhật Bản

Gia Lai xúc tiến thương mại nông sản tới ASEAN, Nhật Bản

Ngày 5/6, hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa giữa các doanh nghiệp tỉnh Gia Lai với doanh nghiệp nước ngoài năm 2025 đã được tổ chức tại TP Pleiku.
Hải Dương hỗ trợ nông dân hơn 24 tỷ đồng xây dựng nhà màng

Hải Dương hỗ trợ nông dân hơn 24 tỷ đồng xây dựng nhà màng

Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương đã hỗ trợ gần 24,5 tỷ đồng cho nông dân 9 huyện, thành phố trong tỉnh xây dựng nhà màng.
7 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

7 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt hơn 28 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng đạt kim ngạch tỷ USD.
Quảng Nam cho phép THACO khảo sát, lập dự án sản xuất chế biến sâm Ngọc Linh

Quảng Nam cho phép THACO khảo sát, lập dự án sản xuất chế biến sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Nam đồng ý chủ trương cho phép THACO khảo sát và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh tại ba huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Việt Nam - Mỹ ký loạt hợp tác thương mại nông sản

Việt Nam - Mỹ ký loạt hợp tác thương mại nông sản

Tại cuộc hội đàm ngày 2/6 (giờ Mỹ), các doanh nghiệp và hiệp hội của Việt Nam và tiểu bang Iowa (Mỹ) đã ký kết 5 MoU về nông sản với tổng giá trị khoảng 800 triệu USD.
Xuất khẩu thủy sản 5 tháng tăng ở nhiều mặt hàng

Xuất khẩu thủy sản 5 tháng tăng ở nhiều mặt hàng

Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam tăng hơn 18%, trong đó một số mặt hàng như tôm, mực và bạch tuộc, nhuyễn thể có vỏ đều ghi nhận tăng cao.
Indonesia: Dự trữ gạo đạt 4 triệu tấn, sẵn sàng xuất khẩu gạo

Indonesia: Dự trữ gạo đạt 4 triệu tấn, sẵn sàng xuất khẩu gạo

Tính đến hết tháng 5/2025, lượng gạo dự trữ của Indonesia đạt một cột mốc mới với hơn 4 triệu tấn sau khi chính phủ nước này tăng cường thu mua gạo trong nước từ nông dân.
Hong Kong vẫn là thị trường xuất khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam

Hong Kong vẫn là thị trường xuất khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam

Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục giữ vị trí thị trường xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt lớn nhất của Việt Nam, chiếm 50% tỷ trọng về lượng trong 4 tháng đầu năm 2025.
Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc bứt tốc, tăng hơn 30%

Việt Nam xuất khẩu cao su sang Trung Quốc bứt tốc, tăng hơn 30%

Theo số liệu từ Cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/5/2025, Việt Nam xuất khẩu 488.042 tấn cao su, đạt 937,4 triệu USD, giảm 6,9% về lượng nhưng tăng 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Hải Dương xúc tiến vải thiều Thanh Hà tới các thị trường trọng điểm

Hải Dương xúc tiến vải thiều Thanh Hà tới các thị trường trọng điểm

Sáng 30/5, Hải Dương mở hội nghị xúc tiến vải thiều Thanh Hà năm 2025 tới các thị trường trọng điểm trong nước và xuất khẩu.
Hải Dương mở vườn vải thiều Thanh Hà, bước vào mùa xuất khẩu năm 2025

Hải Dương mở vườn vải thiều Thanh Hà, bước vào mùa xuất khẩu năm 2025

Sáng 30/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương và UBND huyện Thanh Hà tổ chức 'lễ mở vườn vải thiều Thanh Hà', chính thức bước vào mùa xuất khẩu vải năm 2025.
Khởi sắc nông thôn mới ở Hưng Yên

Khởi sắc nông thôn mới ở Hưng Yên

Hưng Yên là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, hiện tỉnh tập trung đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Ưu tiên làm thủ tục thông quan cho lô hàng sầu riêng

Ưu tiên làm thủ tục thông quan cho lô hàng sầu riêng

Đây là yêu cầu được nêu tại Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký.
Xem thêm