Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Phương Thảo. |
Chương trình lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và dự kiến sẽ trở thành sự kiện thường niên nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.
Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cho biết, Trung tâm thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư này đã triển khai rất nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
"Trên cơ sở đó, tôi tin tưởng rằng chương trình ‘Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023’sẽ thu hút được sự quan tâm lớn từ các thành tố của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Với những đề bài thú vị, gắn liền với thực tiễn của 6 doanh nghiệp sở hữu thách thức, chương trình chắc chắn sẽ có nhiều giải pháp xuất sắc, giải quyết được các vấn đề tồn tại của doanh nghiệp”.
“Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023” hướng tới kết nối các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam và Nhật Bản với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á.
Sự hợp tác giữa doanh nghiệp sở hữu thách thức và doanh nghiệp đề xuất giải pháp giúp thúc đẩy trao đổi tri thức và làm tăng hiệu quả của việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
“Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giới thiệu sản phẩm, giải pháp tới các khách hàng lớn tiềm năng. Đặc biệt, các sản phẩm, giải pháp xuất sắc sẽ có cơ hội được doanh nghiệp sở hữu thách thức hỗ trợ phát triển và đầu tư trong tương lai, hướng tới mở rộng thị trường và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Vũ Quốc Huy nhận định.
Giới thiệu về “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023”, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội chia sẻ, đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hoạt động “ASEAN - Japan Co-Creation Fast Track Initiative” do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản khởi xướng. Hoạt động đã tổ chức thành công tại Singapore, Thái Lan và sắp tới là Indonesia. Tới tham dự chương trình
Sáng kiến sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt Nam – Nhật Bản. Để thúc đẩy tiến trình hợp, Chính phủ Nhật Bản đưa ra khoản viện trợ không hoàn lại với các doanh nghiệp ASEAN thông qua đề xuất của chính các doanh nghiệp.
Theo Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, sáng kiến này đã được Nhật Bản thực hiện tại Singapore thông qua các đề xuất của doanh nghiệp trong các dự án của mình. Tại Thái Lan, sáng kiến cũng nhận được hơn 100 đề xuất từ các doanh nghiệp startup nước này. Ở Indonesia, Japan cũng nhận được 23 đề xuất.
“Tại Việt Nam, Nhật Bản có thị trường và là miền đất hứa cho các doanh nghiệp công nghệ, startup và có nguồn lực lớn hỗ trợ. Các doanh nghiệp ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ có nhiều cơ hội từ đây. Doanh nghiệp Việt Nam nâng cao tín nhiệm để dễ dàng được lựa chọn đề xuất. Ngày 24/9 là thời điểm kết thúc nhận đề xuất tại Việt Nam”, ông Takeo Nakajima khuyến nghị.
Các đại biểu tham dự lễ công bố. Ảnh: Phương Thảo. |
Các thách thức của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam
Chương trình năm nay có sự tham gia của Tập đoàn VinGroup, Công ty Công nghệ MoMo, và Tập đoàn FPT (phía Việt Nam), Tập đoàn Kokyu, Tập đoàn Money Forward, Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng (phía Nhật Bản) với vai trò là doanh nghiệp sở hữu thách thức.
Trình bày các thách thức đề xuất hỗ trợ tại buổi lễ, đại diện VinGroup cho biết, tập đoàn đang muốn tìm các cách tiếp cận mới để tối ưu hóa giá trị của pin xe điện đã qua sử dụng/hết hạn sử dụng trong nền kinh tế tuần hoàn.
Còn thách thức của Tập đoàn FPT là phát triển nền tảng giao dịch và quản lý tín chỉ carbon xuyên biên giới và phát triển Trợ lý ảo hỗ trợ tra cứu thông tin pháp lý trong các Bộ, ban, ngành.
Trong khi đó, Đại diện Công ty Công nghệ Momo nêu thách thức về đổi mới trải nghiệm thanh toán để trở nên thân thiện, dễ sử dụng và thuận tiện hơn cho các phân khúc người dùng chậm áp dụng công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như người trung niên và người cao tuổi cũng như người dùng sống ở khu vực nông thôn.
Đại diện Công ty Công nghệ MoMo trình bày thách thức. Ảnh: Phương Thảo. |
Momo cũng đang tìm cách thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua mô hình chấm điểm tín dụng hoặc các phương pháp khác, đặc biệt với những người không có lịch sử giao dịch lâu dài trong hệ sinh thái dịch vụ tài chính kỹ thuật số.
Công ty này nêu thách thức thứ 3 là tích hợp hoạt động quyên góp và đóng góp xã hội vào hệ sinh thái dịch vụ tài chính kỹ thuật số để mang lại trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho người dùng; đồng thời, nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội mà con người đang phải đối mặt.