Các cổ phiếu diễn biến phân hóa trong biên độ hẹp. |
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, VN-Index đứng ở mốc 1.283,87 điểm, tăng 2,4 điểm so với kết phiên trước. HNX-Index vẫn giảm nhẹ trong khi UPCoM tăng 0,32 điểm. Thanh khoản vẫn ảm đạm với tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 14.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm khoảng 3.000 tỷ đồng.
Sau nhiều phiên bán ròng, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng gần 70 tỷ đồng trên HoSE. Mã được mua mạnh nhất là FPT với giá trị 188 tỷ đồng. Trong tuần qua, mã này được khối ngoại mua ròng hơn gần 600 tỷ đồng. Trong tuần trước, FPT cũng dẫn đầu chiều mua ròng với giá trị hơn 600 tỷ đồng.
Ở vùng giá cao, FPT vẫn thu hút dòng vốn ngoại với những chuyển động liên tục trong thời kỳ công nghệ số lên ngôi. Mới đây nhất, FPT Software - công ty con của Tập đoàn FPT và nhà sản xuất xe Nhật Subaru vừa ký kết biên bản ghi nhớ thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển cho cả hai công ty. FPT đang hướng tới mục tiêu đạt quy mô doanh thu 1 tỷ USD từ cung cấp dịch vụ và sản phẩm phần mềm cho ngành công nghiệp ô tô vào năm 2030.
Các mã được mua ròng đáng kể trong phiên hôm nay còn có MWG 63 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ FUEVFVND 48 tỷ đồng; FRT, chứng chỉ quỹ FUSSVFL, TCH hơn 30 tỷ đồng; CTG, VCB, SBT, HVN, DXG, HCM hơn 20 tỷ đồng…
Chiều bán ròng dẫn đầu vẫn là HPG, với giá trị 206 tỷ đồng. Trong tuần qua, cổ phiếu của Hòa Phát bị bán ròng hơn 700 tỷ đồng. Trong tuần trước, khối này đã bán ròng gần 640 tỷ đồng HPG. Tuần trước nữa, mã này cũng bị bán ròng hơn 600 tỷ đồng.
Danh sách bán ròng còn có VPB 89 tỷ đồng, VCI 56 tỷ đồng, VRE 49 tỷ đồng, DGC 47 tỷ đồng, GAS 40 tỷ đồng, VHM 39 tỷ đồng, BID 36 tỷ đồng, HDB 26 tỷ đồng…
VN30 tích cực hơn khi tăng gần 5 điểm lên mốc 1.331,52 điểm. Tăng tốt nhất là TCB +1,5%; HDB, MWG cũng tăng hơn 1%, còn lại tăng nhẹ. Chiều giảm có BID, GAS, HPG, MSN, PLX, POW, SSI, VRE, với mức giảm đều dưới 1%. MBB, SHB, VHM, VIC, VPB đứng tham chiếu.
Thị trường giằng co trên nền thanh khoản thấp nên các cổ phiếu chủ yếu biến động trong biên độ hẹp. Tại nhóm ngân hàng, các cổ phiếu tăng mạnh nhất chỉ hơn 1%, gồm EIB, HDB, TCB, NAB. Chiều giảm sâu nhất là NVB -3,1%, kế đến là BVB -2,5%; BAB, BID, KLB, LPB, OCB, SGB giảm nhẹ.
Nhóm chứng khoán tăng mạnh nhất là CSI +6,6%, tiếp theo là TVB +3,7%, FTS +1,9%. ABW, BMS, DSC tăng hơn 1%. VCI, HCM tăng nhẹ. Chiều giảm có APS -2,7%, HBS -2%, PSI -1,3%, AAS -1,3%; DSE, MBS, SSI, TCI, VDS, VND giảm nhẹ. VIX và một số mã khác đứng tham chiếu.
Nhóm bất động sản có DIG giảm 2,7%; NVL, VRE, CEO, VPI, NTL, IDC, HDC, HQC, BCR… giảm nhẹ. Chiều tăng có DXG +1,3%, TCH +1,1%, TIG +2,3%, SJS +4,9%, SGR +4,2%, SIP +1,3%; PDR, HDG, NLG, KBC, BCM, SZC, KOS… tăng nhẹ. VIC, VHM, KDH, IJC, KHG đứng tham chiếu.
Tại các nhóm ngành khác, tăng tốt có DGC của Hóa chất Đức Giang, tăng hơn 2% lên giá 113.700 đồng/cp; MCH của Masan Consumer tăng hơn 4% lên mốc 211.200 đồng/cp; HVN của Vietnam Airlines tăng hơn 3% lên giá 22.100 đồng/cp.
Lãnh đạo Vinamilk chia sẻ thời điểm sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới |
Chứng khoán SSI nhận tin vui trước dịp nghỉ lễ |
Xây dựng Hòa Bình bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục |