Khu đền Angkor - Biểu tượng trên quốc kỳ Campuchia

văn hóa Campuchia
07:01 - 27/01/2023
Khu đền Angkor được Liên Hợp Quốc vinh danh là di sản văn hóa thế giới vào năm 1992. Ảnh: Hu Xiao Fang/Shutterstock
Khu đền Angkor được Liên Hợp Quốc vinh danh là di sản văn hóa thế giới vào năm 1992. Ảnh: Hu Xiao Fang/Shutterstock
0:00 / 0:00
0:00
Là biểu tượng trên quốc kỳ Campuchia, đền Angkor là một trong những kỳ quan nổi tiếng trên thế giới, đồng thời là một trong 7 kỳ quan cổ đại hiếm hoi vẫn còn tồn tại tới ngày hôm nay. 

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu đền Angkor giữ nguyên vị trí kỳ quan tầm vóc thế giới và chứa đựng đầy bí ẩn về đất nước, con người Campuchia. Được Liên Hợp Quốc vinh danh là di sản văn hóa thế giới vào năm 1992, khu đền Angkor trải rộng trên diện tích xấp xỉ 170 ha thuộc khu vực Tây Bắc Campuchia.

Tổng thể khu đền Angkor bao gồm hai phần: Angkor Thom và Angkor Wat (người Việt xưa gọi là Đế Thiên Đế Thích). Mặc dù diện tích rộng lớn, các nghệ nhân cách đây cả ngàn năm đã vận dụng rất tài hoa các bí quyết về quy hoạch, cấu trúc, kiến trúc, điêu khắc với trình độ thi công và lực lượng lao động mà các chuyên gia ngày nay luôn cảm thấy chưa thể tìm được lời giải thấu đáo.

Khu vực đền Angkor trải rộng trên diện tích lên tới 170ha và được coi như di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Ảnh: leeloo/Fotolia

Khu vực đền Angkor trải rộng trên diện tích lên tới 170ha và được coi như di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Ảnh: leeloo/Fotolia

Hình ảnh mặt cắt chính diện khu tháp trung tâm của Angkor Wat là biểu tượng đầy tự hào trên trên quốc kỳ của Campuchia ngày nay. Trên thực địa, khu tháp trung tâm gồm 5 tòa cân xứng với tòa chính giữa cao 65m, còn 4 tòa góc cao 40m.

Quan sát theo chiều nằm ngang, khu tháp trung tâm có hệ thống hành lang kỳ bí kết nối thành mạng lưới giao thông độc đáo giữa các tòa tháp và được bố trí 398 gian, kèm thiết kế nhiều dạng cửa thông gió, trang trí bằng phù điêu, tranh tường tinh xảo.

Quan sát theo chiều đứng, khu tháp có kết cấu 3 tầng. Tầng 1 được xem như biểu tượng cho địa ngục với hồ nước tĩnh lặng. Tầng 2 thể hiện trần gian, xen kẽ các điện thờ. Tầng 3 thể hiện thiên đường. Việc lên/xuống các tầng bố trí bằng những cầu thang hẹp, và rất dốc dường như góp phần tăng mức kỳ ảo cho tâm lý khách thăm quan khi nhịp tim buộc phải đập mạnh hơn bình thường khi leo cầu thang.

Nhiều du khách tới thăm khu vực đền Angkor để trải qua cảnh bình minh và hoàng hôn ngoạn mục. Ảnh: Getty Images

Nhiều du khách tới thăm khu vực đền Angkor để trải qua cảnh bình minh và hoàng hôn ngoạn mục. Ảnh: Getty Images

Khu đền Angkor không chỉ chứa đựng phần kiến trúc vĩ đại với vật liệu chính là những khối đá xanh ghi. Bất kỳ ai có dịp đặt chân tới đây sẽ khó quên nhiều chi tiết độc đáo khác như những pho tượng rắn Naga nhiều đầu, tượng thần Bayon 4 mặt và các vũ công Apsaras đang thể hiện vũ điệu điêu luyện.

Những pho tượng rắn Naga xuất hiện tại rất nhiều vị trí, kể cả trên các cây cầu. Số lượng đầu rắn chủ yếu được đắp cân xứng theo số lẻ với lý giải 3 đầu là biểu tượng Thiên - Địa -Nhân; 5 đầu là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, 7 đầu là thể hiện đắc đạo, hợp sắc cầu vồng và 9 đầu là kết nối giữa Đất - Trời (thế giới của Người và thế giới của Thần linh).

Tượng thần Bayon 4 mặt tiêu biểu nhất là tại ngôi đền cùng tên, sừng sững giữa tâm điểm của khu Angkor Thom. Nơi đây tập hợp 54 ngọn tháp và đương nhiên, 4 mặt của tượng thần được cắt nghĩa dõi mắt về 4 phương trời nhằm “cứu nhân, độ thế”. Các ngọn tháp đội tượng thần Bayon 4 mặt có chiều cao rất khác nhau, do đó từ xa du khách đã nhận thấy đôi mắt thần đang nhìn, tới gần lại xuất hiện những đôi mắt tương tự ngang tầm quan sát của du khách.

Hình ảnh điêu khắc các vũ công Apsaras tại Angkor Wat.

Hình ảnh điêu khắc các vũ công Apsaras tại Angkor Wat.

Theo tương truyền, khu đền Angkor được bắt đầu xây dựng vào khoảng thế kỷ XII với cảm hứng xuất phát từ tín ngưỡng Phật giáo Ấn Độ. Tuy nhiên, chưa rõ toàn bộ công trình được hoàn thiện sau bao nhiêu năm thi công. Một điều kỳ bí nữa là có giai đoạn nhiều thế kỷ, các rừng cây trở thành thần hộ mệnh đồng thời xâm lấn, vây kín toàn bộ khu đền Angkor.

Các tài liệu thời sau cho biết vào năm 1860, đoàn thám hiểm người Pháp phát lộ ra khu đền và kể từ đó, dẫu có rất nhiều thăng trầm thử thách nữa nhưng di tích của khu đền ngày càng được khám phá nhiều hơn và du khách thăm viếng không ngừng tăng, thậm chí còn tổ chức dùng khinh khí cầu để mở rộng tầm mắt, quan sát bao quát tổng thể khu đền.

Tượng thần Bayon 4 mặt tại đền Bayon, Angkor Thom. Ảnh: Getty Images

Tượng thần Bayon 4 mặt tại đền Bayon, Angkor Thom. Ảnh: Getty Images

Cầu Naga với biểu tượng rắn 9 đầu dẫn vào cổng đền Angkor.

Cầu Naga với biểu tượng rắn 9 đầu dẫn vào cổng đền Angkor.

Phù điêu thần Vishnu (giữa) được bao quanh bởi hình đại diện rùa Kurma (bên dưới), asuras (trái), devas (phải), apsaras và Indra (ở trên). Ảnh: Markalexander100

Phù điêu thần Vishnu (giữa) được bao quanh bởi hình đại diện rùa Kurma (bên dưới), asuras (trái), devas (phải), apsaras và Indra (ở trên). Ảnh: Markalexander100

Đọc tiếp