Kịch bản nào cho thị trường phân bón Việt Nam khi xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn

Chịu ảnh hưởng của giá phân bón thế giới tăng phi mã, thị trường phân bón Việt Nam cũng đang liên tục tăng nhiệt lên mức cao nhất 50 năm qua, đồng thời được dự báo sẽ tiếp tục ở ngưỡng cao khi cuộc xung đột Nga - Ukraine còn chưa kết thúc.

Khuyến khích bà con nông dân chuyển một phần sang phân bón hữu cơ. Ảnh: Bộ TN&MT.
Khuyến khích bà con nông dân chuyển một phần sang phân bón hữu cơ. Ảnh: Bộ TN&MT.

Số liệu cập nhật của Bộ Công Thương ngày 2/5 cho biết, giá một số loại phân bón vẫn đang ở ngưỡng cao: Giá urê lên ngưỡng 18.000 đồng/kg; DAP ngưỡng 27.000 đồng/kg; NPK (tùy theo chủng loại) dao động 16.000 – 18.000 đồng/kg, Kali dao động 20.000 – 22.000 đồng/kg…

Để đánh giá tình hình biến động của thị trường phân bón trong thời gian tới và những giải pháp ứng phó cho người sản xuất nông nghiệp, MEKONG ASEAN đã trao đổi với TS. Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam về vấn đề này.

Vì sao giá phân bón cao kỷ lục 50 năm

Phân tích về nhu cầu cung - ứng trong nước, TS. Phùng Hà cho biết, tính tổng quát nền nông nghiệp Việt Nam cần khoảng 11 triệu tấn phân bón vô cơ mỗi năm, bao gồm đạm (urea, SA, nitrat amon,..), phân bón chứa lân như supe lân, lân nung chảy, Kali, DAP, NPK các loại và phân bón hữu cơ. Trong khi đó, sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu phân bón vô cơ này và giá bán thì đang liên tục tăng.

“Năm 2021, Việt Nam đã sản xuất được 7 triệu tấn phân bón vô cơ. Đợt tăng giá phân bón phi mã hiện nay bắt đầu từ đầu năm 2020 và là đợt tăng giá tốc độ cao hàng đầu trong vòng 50 năm trở lại đây”, ông Hà cho biết.

Ảnh tác giả

“Phân urea tăng liên tục, có thời điểm tăng 70 – 80%, có thời điểm tăng gấp đôi. Phân Kali cũng tương tự, riêng phân bón chứa lân tăng ít hơn. Sự tăng giá của phân bón có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu theo các chuyên gia đánh giá tăng theo giá dầu, giá khí thiên nhiên. Bởi nguyên liệu chính để sản xuất phân bón gồm ammoniac, lưu huỳnh, than đá trong đó ammoniac, lưu huỳnh được sản xuất từ dầu và khí thiên nhiên”.

TS. Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam

Lý giải về nguyên nhân và diễn biến tăng giá phân bón này, ông Hà cho biết, do giá dầu tăng cao nên từ tháng 11/2021, cả Nga và Trung Quốc đều kiểm soát xuất khẩu phân bón. Trong khi đó, Trung Quốc cũng thực hiện kiểm soát 29 loại phân bón và vẫn duy trì biện pháp trên đến thời điểm hiện tại, chưa biết khi nào sẽ dừng lại.

Nga trước đây kiểm soát xuất khẩu ở mức vừa phải, bằng cách cấp hạn ngạch xuất khẩu phân bón chứa đạm ở mức 5,8 triệu tấn. Nhưng đến ngày 10/3 vừa qua, do xung đột Nga – Ukraine nên nước này đã dừng hẳn việc xuất khẩu phân bón ra thế giới. Ngoài ra dịch COVID-19 cũng đã tạo ra những ảnh hưởng đến nguồn cung, chuỗi cung ứng và logistics, khiến giá phân bón tăng cao.

Dẫn thông tin từ các chuyên gia phân bón và nông nghiệp thế giới, TS. Phùng Hà cho biết, sự biến động giá cả phân bón phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến cuộc xung đột Nga – Ukraine. Trong khi giá dầu theo nhận định của một số chuyên gia sẽ không giảm nhiều, nên giá phân bón có thể giảm nhưng vẫn ở mức cao dù ít có nguy cơ lập đỉnh mới.

Cũng theo phân tích của Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trong thời gian tới, nguồn xuất khẩu phân bón từ Nga sẽ tiếp tục bị gián đoạn, gây ra nhiều khó khăn vì nước này là cường quốc xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới. Năm 2020, Nga đứng đầu toàn cầu về xuất khẩu phân bón, đạt trị giá 7 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 6,6 tỷ USD và Canada với 5,2 tỷ USD.

“Riêng kali thì Nga và Belarus chiếm tới 40% lượng cung toàn cầu và mặt hàng này cũng đang bị ảnh hưởng lớn do lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga và cả Belarus. Ngoài ra, Nga cũng là cường quốc xuất khẩu nitrat amon, chủ yếu sang Brazil và cả khu vực châu Mỹ với sản lượng một năm khoảng 70 triệu tấn”, ông Hà cho biết thêm.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn phân bón vô cơ mỗi năm, chủ yếu từ Trung Quốc, Nga, Belarus. Hiện nay các nguồn hàng này đều đang bị giảm sút do tác động của tình hình thế giới, dẫn đến một số loại phân bón sẽ bị thiếu như Kali (nhập khẩu 100%), DAP (nhập khẩu 50%).

Về sản xuất nội địa, hiện Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất phân đạm urea với công suất đạt 2,6 triệu tấn/năm, gồm Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, trong khi nhu cầu mỗi năm của Việt Nam chỉ 1,8 triệu tấn. Do đó riêng mặt hàng này sẽ vẫn ở mức đảm bảo nguồn cung ra thị trường.

Giải pháp giảm nhiệt giá phân bón

Giá phân bón tăng cao đã có những tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất nông nghiệp trong nước. “Giá trị của phân bón đầu tư cho nông nghiệp tùy theo chủng loại cây trồng, tùy theo thời vụ, thời tiết, thổ nhưỡng nhưng thường chiếm từ 30 – 40% vật tư đầu vào.

Ảnh tác giả

"Người nông dân cũng có thể cân nhắc chuyển một phần nhu cầu sang sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón vô cơ, hoặc tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có như phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt".

TS. Phùng Hà

Có những loại cây phải dùng rất nhiều phân bón như cây công nghiệp, cây chè, cây cà phê... có thể lên tới 60%. Khi giá phân bón tăng cao sẽ làm chi phí sản xuất tăng theo, khiến bà con nông dân không có lãi và thậm chí có nguy cơ bị lỗ”, ông Hà chỉ ra.

Để ứng phó và thích nghi với vấn đề này, nhằm góp phần giảm giá phân bón, đảm bảo hiệu quả sản xuất và lợi nhuận cho người nông dân, TS. Phùng Hà cho biết, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã kiến nghị một số biện pháp như các doanh nghiệp sản xuất ưu tiên tối đa phân bón cho nhu cầu trong nước trước khi tính đến xuất khẩu.

Các doanh nghiệp tăng tối đa công suất sản xuất, giảm các đầu mối trung gian nhanh chóng đưa thẳng sản phẩm đến tay bà con nông dân.

Đối với người sử dụng cần thực hiện nguyên tắc "5 Đúng" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đúng chủng loại, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng mùa vụ và thời tiết, đúng phương pháp.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường kiểm tra xử lý, xử phạt những sản phẩm phân bón kém chất lượng, ổn định thị trường.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, đây là những giải pháp nhằm đối phó với tình hình hiện nay, khi giá phân bón tăng phi mã đang trở thành thách thức lớn đối với nền nông nghiệp trong nước. “Phân bón là một trong những vật tư chính của ngành nông nghiệp. Giá nông sản, thu nhập của người sản xuất phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu đầu vào. Khi đầu vào tăng mà đầu ra không tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người sản xuất”, ông Hà phân tích.

Theo quy luật, khi giá nông sản tăng lên sẽ tiếp tục gia tăng sản xuất canh tác, nhưng khi lợi nhuận thấp sẽ gây giảm sản lượng và động lực canh tác. Do đó, đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam gợi ý, người nông dân có thể giảm lượng phân bón, thậm chí “bón chay”, chấp nhận đầu tư ít, lãi ít trong bối cảnh thị trường phân bón diễn biến phức tạp hiện nay.

Trong tình hình giá phân bón trong nước tăng cao, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp và điều tiết nguồn cung, mới đây Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này. Theo đó, phân bón có giá trị tài nguyên và khoáng sản nên cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm, tăng thuế suất xuất khẩu từ 0% lên 5%.

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Hải Dương: Huyện Thanh Hà tăng cường phòng chống lũ và tuần tra canh gác đê

Hải Dương: Huyện Thanh Hà tăng cường phòng chống lũ và tuần tra canh gác đê

Tính đến 10h ngày 13/ 9, Trạm thuỷ văn Bá Nha cho biết, mực nước đo tại sông Gùa trên địa bàn huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) là 2,88 mét, lớn hơn báo động 3 là 18cm.
Hỗ trợ tối đa 100% vốn cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng tại vùng trồng lúa

Hỗ trợ tối đa 100% vốn cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng tại vùng trồng lúa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/9, quy định chi tiết chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Hải Dương phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Thái Bình

Hải Dương phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Thái Bình

Sáng 10/9, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương ban hành Công điện hỏa tốc về việc phát lệnh báo động 2 trên hệ thống sông Thái Bình.
Ngành nông nghiệp nêu giải pháp phục hồi sản xuất sau bão Yagi

Ngành nông nghiệp nêu giải pháp phục hồi sản xuất sau bão Yagi

Chiều 9/9, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp để thông tin về một số giải pháp trước mắt khắc phục khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sau cơn bão Yagi (bão số 3).
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu về 3,98 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, dự kiến cả năm đạt 5,7 tỷ USD.
Biến động ‘trái chiều’ trong sản xuất nông nghiệp tháng 8/2024

Biến động ‘trái chiều’ trong sản xuất nông nghiệp tháng 8/2024

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 8/2024 tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đàn lợn và gia cầm tiếp tục phát triển, trong khi đó sản xuất lúa lại “đi lùi”.
'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

Tại hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL ngày 6/9, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu Tô Minh Dương cho rằng, việc thành lập trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng ĐBSCL sẽ là nơi để các địa phương trao đổi thông tin với đối tác, mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới cho doanh nghiệp.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ: 20 năm hành trình cho những vụ mùa bội thu

Nhà máy Đạm Phú Mỹ: 20 năm hành trình cho những vụ mùa bội thu

Từ một quyết sách táo bạo ban đầu, đến nay Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã khẳng định quyết tâm xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ sản xuất phân bón từ khí thiên nhiên là quyết định đúng đắn.
Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ trong ngày giao dịch hôm qua (3/9).
Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Ngày 6/9 sắp tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 133 triệu USD.
36 sản phẩm OCOP được trưng bày tại Đại hội đại biểu Hội LHTN tỉnh Hải Dương

36 sản phẩm OCOP được trưng bày tại Đại hội đại biểu Hội LHTN tỉnh Hải Dương

Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Hải Dương khóa VI diễn ra từ ngày 29 - 30/8 mới đây, Ban tổ chức đã trưng bày 12 gian hàng giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP tiêu biểu trong tỉnh.
Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nhóm hàng nông lâm thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó xuất khẩu đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD.
Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Ngày 5/9 tới đây, tại TP Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp tổ chức chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh cho các doanh nghiệp của vùng ĐBSCL.
Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (29/8), mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới ghi nhận phiên tăng vọt sau công bố báo cáo xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Việt Nam thu về 32,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng (chủ yếu cá tra) nhiều thứ hai, chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
NPK Phú Mỹ phát triển bền vững cùng thủ phủ sầu riêng

NPK Phú Mỹ phát triển bền vững cùng thủ phủ sầu riêng

Trong những năm gần đây, sầu riêng đã trở thành một trong những cây trồng nổi bật, chủ lực của khu vực Tây Nguyên, góp phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD và giúp cho đời sống của đồng bào nơi đây ấm no hơn.
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để người nông dân phát huy thế mạnh bằng nghề của mình

Để người nông dân phát huy thế mạnh bằng nghề của mình

Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL mang lại triển vọng phát triển cây lúa bền vững, tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo, để người nông dân phát huy thế mạnh bằng nghề nông nghiệp.
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi tăng cường dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai.
Hải Dương: Thị xã Kinh Môn hướng tới nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Hải Dương: Thị xã Kinh Môn hướng tới nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Thị xã Kinh Môn là địa phương điển hình ở tỉnh Hải Dương trong xây dựng nông thôn mới khi cán đích nông thôn mới cấp huyện đầu tiên. Dù đã có định hướng phát triển công nghiệp, Kinh Môn vẫn không quên nhiệm vụ “nâng cao” các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng và Nam Sách phân hạng sản phẩm OCOP

Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng và Nam Sách phân hạng sản phẩm OCOP

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Cẩm Giàng và Nam Sách vừa tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024.
Dấu ấn khu liên hợp nông nghiệp quy mô lớn của ông Trần Bá Dương tại Campuchia

Dấu ấn khu liên hợp nông nghiệp quy mô lớn của ông Trần Bá Dương tại Campuchia

Khu liên hợp (KLH) Snuol là một trong hai KLH nông nghiệp tích hợp tuần hoàn quy mô lớn được Thaco Agri, thành viên lĩnh vực nông nghiệp thuộc Thaco Group của ông Trần Bá Dương đầu tư phát triển tại Campuchia.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Ngô nhập khẩu từ Thái Lan có mức giá cao nhất

Ngô nhập khẩu từ Thái Lan có mức giá cao nhất

Trong 5 thị trường cung cấp ngô nhập khẩu chính cho Việt Nam, giá nhập khẩu ngô từ Thái Lan có mức cao nhất, lên tới hơn 3.500 USD/tấn.
Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Sở hữu những ưu thế nổi trội cùng tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành thủy sản năm 2024 được kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD cũng như hướng đến các mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
EU dự kiến dành 3,5 triệu Euro hỗ trợ các nước Đông Nam Á thích ứng với EUDR

EU dự kiến dành 3,5 triệu Euro hỗ trợ các nước Đông Nam Á thích ứng với EUDR

Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ dành 3 - 3,5 triệu Euro hỗ trợ các nước Đông Nam Á nâng cao năng lực, nhận thức, chia sẻ thông tin trong việc đáp ứng các yêu cầu của Quy định chống phá rừng (EUDR).
Mở màn tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên tại Hà Nội

Mở màn tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên tại Hà Nội

Sáng ngày 16/8 tại Trung tâm thương mạc Big C Thăng Long (Hà Nội), tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024 do UBND tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp tổ chức chính thức khai mạc, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng với người tiêu dùng thủ đô.
Quỹ  ngoại Hà Lan rót hơn 25 triệu USD vào một doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Quỹ ngoại Hà Lan rót hơn 25 triệu USD vào một doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Ngày 15/8, CTCP Phúc Sinh công bố nhận khoản tài trợ vốn dài hạn lên đến 25 triệu USD từ quỹ &Green, Hà Lan.
Giá cà phê xuất khẩu tăng tới 52% trong 7 tháng đầu năm

Giá cà phê xuất khẩu tăng tới 52% trong 7 tháng đầu năm

7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 33%, động lực thúc đẩy chính đến từ giá xuất khẩu trung bình sang các thị trường tăng mạnh.
Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Mô hình trồng chuối xuất khẩu nâng cao kinh tế vùng biên giới Bình Phước

Tại vùng biên giới xa xôi thuộc huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, những vườn chuối xanh tươi đang trở thành một trong những nguồn sinh kế mới cho bà con, hứa hẹn là sản phẩm chủ lực hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
Xem thêm