Kinh tế thế giới ảm đạm vì xung đột Nga - Ukraine nhìn từ những câu chuyện thực

Sau 6 tháng chiến sự tại Ukraine, kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 được dự báo ảm đạm, nhiều nền kinh tế đứng trước bờ vực suy thoái trong khi hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), 71 triệu người trên toàn thế giới rơi vào cảnh đói nghèo do giá lương thực và năng lượng tăng cao. Ảnh: AP
Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), 71 triệu người trên toàn thế giới rơi vào cảnh đói nghèo do giá lương thực và năng lượng tăng cao. Ảnh: AP

Câu chuyện tác động tiêu cực của xung đột Nga - Ukraine được AP dẫn chứng từ tình hình của công ty Zinkpower GmbH, một doanh nghiệp gia đình chuyên sản xuất các cấu kiện thép chống gỉ ở miền Tây nước Đức. Chủ công ty này là ông Martin Kopf cho biết, ông phải vật lộn để đảm bảo nguồn khí đốt tự nhiên cho Zinkpower GmbH vận hành, vì mỗi ngày công ty đều sử dụng khí đốt để duy trì 600 tấn kẽm trị giá 2,5 triệu USD ở trạng thái nóng chảy.

Nếu không được đáp ứng về khí đốt, số kim loại này sẽ cứng lại, phá hủy bể chứa - nơi các bộ phận bằng thép được nhúng trước khi lắp ráp chúng vào hệ thống treo trên ôtô, các tòa nhà, tấm pin mặt trời và tuabin gió.

Công xưởng của công ty thép Zinkpower GmbH, Đức không thể hoạt động nếu thiếu khí đốt. Ảnh: AP
Công xưởng của công ty thép Zinkpower GmbH, Đức không thể hoạt động nếu thiếu khí đốt. Ảnh: AP

Tuy nhiên, 6 tháng sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với các mối nguy cơ và ảnh hưởng nặng đến hoạt động kinh doanh của nhiều công ty như Zinkpower, với 2.800 nhân viên.

Khí đốt không chỉ đắt đỏ hơn nhiều mà còn có thể cạn kiệt nếu Nga cắt hoàn toàn nguồn cung cho châu Âu, nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây, hoặc nếu các cơ sở không thể tích trữ đủ cho mùa đông. Chính phủ Đức khi đó sẽ phải giới hạn phân bổ khí đốt – động thái có thể làm tê liệt các ngành công nghiệp từ luyện thép, dược phẩm đến dịch vụ giặt là.

“Nếu Nga tuyên bố cắt khí đốt, tất cả thiết bị của tôi sẽ bị phá hủy”, ông Kopf, lãnh đạo công ty Zinkpower và là Chủ tịch Hiệp hội Các công ty mạ kẽm Đức, cho biết.

Cả thế giới cảm nhận được cú sốc chiến sự

Nếu 2 năm trước kinh tế thế giới bị tác động trước đại dịch Covid-19, thì giờ đây, các chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên thế giới đang cảm nhận được những ảnh hưởng kinh tế từ cuộc xung đột quân sự. Giá lương thực tăng cao, trong khi nguồn cung từ các lô hàng phân bón, ngũ cốc từ Ukraine và Nga bị cắt giảm, có thể gây ra nạn đói và kéo theo tình trạng bất ổn trên diện rộng ở các nước đang phát triển.

Bên ngoài thủ đô Kampala của Uganda, bà Rachel Gamisha cho biết chiến sự Nga – Ukraine ở nơi xa xôi nhưng đã khiến công việc kinh doanh hàng tạp hóa của bà bị ảnh hưởng. Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng tăng vọt lên mức giá 6,90 USD/gallon, trong khi một sản phẩm khoảng 16,7 USD có thể tăng lên 25 USD chỉ sau một tuần.

Giá lương thực và ngũ cốc tăng vọt do nguồn cung từ Nga và Ukraine ra thế giới sụt giảm mạnh. Ảnh: AP
Giá lương thực và ngũ cốc tăng vọt do nguồn cung từ Nga và Ukraine ra thế giới sụt giảm mạnh. Ảnh: AP

Bà Gamisha cũng nhận thấy hiện tượng "shrinkflation" (lạm phát thu nhỏ) khi giá một sản phẩm có thể không thay đổi, nhưng kích cỡ thì bị giảm đi. Những chiếc bánh rán từng nặng 45 g giờ có thể chỉ còn 35 g, còn bánh mì nặng 1 kg giờ là 850 g.

Cuộc chiến tại Ukraine đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng trước tiếp tục hạ mức dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu lần thứ 4 trong vòng chưa đầy một năm. Cơ quan này dự kiến tăng trưởng kinh tế trong năm nay đạt 3,2%, giảm so với mức 4,9% mà họ dự báo vào tháng 7/2021 và thấp hơn nhiều so với mức 6,1% của năm 2021.

“Thế giới có thể sẽ sớm bước đến bờ vực của cuộc suy thoái toàn cầu, chỉ 2 năm sau cuộc suy thoái trước đó”, ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, cho biết.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết, trong 3 tháng đầu tiên của cuộc xung đột, giá lương thực và năng lượng tăng cao đã đẩy 71 triệu người trên toàn thế giới rơi vào cảnh đói nghèo. Trong đó, các nước vùng Balkan và châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính sẽ có tới 181 triệu người ở 41 quốc gia có thể bị khủng hoảng nạn đói trong năm nay.

Tại Bangkok, giá thịt lợn, rau và dầu tăng buộc bà Warunee Deejai – một chủ quán ăn đường phố - phải tăng giá, cắt giảm nhân viên và làm việc nhiều giờ hơn.

“Tôi không biết mình có thể giữ mức phải chăng cho bữa trưa tại cửa hàng trong bao lâu. Thật khó khăn khi mới thoát khỏi đại dịch Covid-19 và giờ phải đối mặt với điều này. Tệ hơn nữa khi tôi không biết khi nào nó sẽ kết thúc”, bà nói.

Giá cả tăng vọt khiến bà Warunee Deejai, một chủ quán ăn đường phố ở Thái Lan, phải tăng giá món ăn cũng như cắt giảm nhân viên. Ảnh: AP
Giá cả tăng vọt khiến bà Warunee Deejai, một chủ quán ăn đường phố ở Thái Lan, phải tăng giá món ăn cũng như cắt giảm nhân viên. Ảnh: AP

Ngay cả trước khi cuộc chiến nổ ra, nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu nhiều áp lực. Lạm phát tăng vọt khi sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến sau đại dịch đã áp đảo các nhà máy, cảng và bãi vận chuyển hàng hóa, gây ra tình trạng chậm trễ, thiếu hụt và tăng giá. Để kiềm chế giá cả và hạ nhiệt tăng trưởng, các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất.

“Tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng có nhiều vấn đề khác nhau đang cùng diễn ra. Lạm phát đang ngày càng biến động. Do đó, các ngân hàng trung ương càng khó khăn hơn trong việc chèo lái con tàu”, ông Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF), cho biết.

Lạm phát lan rộng ra toàn thế giới

Tại Johannesburg, Nam Phi, cô Stephanie Muller đã áp dụng cách so sánh giá trên các trang trực tuyến và kiểm tra nhiều cửa hàng tạp hóa khác nhau để tìm mức giá tốt nhất. “Tôi có 3 đứa con đều đang đi học, vì vậy tôi thấy rõ sự khác biệt”, cô cho biết.

Tại Indonesia, Bộ trưởng Nông nghiệp Syahrul Yasin Limpo cảnh báo giá mì ăn liền - mặt hàng chủ lực của nước này - có thể tăng gấp 3 lần trong tháng 8 do giá lúa mì tăng cao. Trong khi đó, tại nước láng giềng Malaysia, người nông dân Jimmy Tan than thở rằng giá phân bón đã tăng 50%. Ông ấy cũng đang phải trả nhiều tiền hơn cho các vật dụng nông nghiệp như tấm nhựa, túi và vòi nước.

Còn tại Karachi, Pakistan, ông Kamran Arif đã nhận công việc bán thời gian thứ hai để kiếm thêm thu nhập. “Chúng tôi không kiểm soát được giá cả nên chỉ có thể cố gắng tăng thu nhập của mình”, ông nói.

Người dân tại nhiều nước trên thế giới đối mặt với nghèo đói do lạm phát tăng. Ảnh: AP
Người dân tại nhiều nước trên thế giới đối mặt với nghèo đói do lạm phát tăng. Ảnh: AP

Phần lớn người dân Pakistan đang sống trong cảnh nghèo đói do đồng tiền của quốc gia này đã mất giá tới 30% so với USD, trong khi giá điện cũng tăng 50%. Nhà xuất nhập khẩu Muhammad Shakil cho biết, ông không thể mua lúa mì, đậu gà trắng và đậu Hà Lan vàng từ Ukraine. “Bây giờ chúng tôi phải nhập khẩu từ các nước khác với giá cao hơn, có khi giá tăng từ 10 -15%”, ông Shakil nói.

Trong bối cảnh lạm phát tăng, các ngân hàng trung ương tại nhiều nước đang tăng lãi suất để cố gắng kiềm chế tốc độ tăng giá và tránh làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc lãi suất cho vay tăng lên cũng khiến nhiều công ty sụt giảm lượng khách hàng. Công ty Flooring Stores có trụ sở tại New York, Mỹ - chuyên giúp khách hàng tìm kiếm vật liệu lát sàn và nhà thầu, đang chứng kiến doanh số bán hàng lao dốc vì ngày càng ít chủ nhà vay tiền để sửa nhà.

“Một tỷ lệ lớn khách hàng của chúng tôi dựa vào khoản vay thế chấp nhà ở và dịch vụ tương tự để có kinh phí thực hiện các dự án. Vậy nên việc tăng lãi suất cho vay thực sự đã giết chết hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Lạm phát thì chưa hạ nhiệt, nhưng lãi suất tăng thì gây ra ảnh hưởng lớn”, CEO Todd Saunders của Flooring Stores cho biết.

Đối với châu Âu – nơi có nền kinh tế công nghiệp vốn phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga trong nhiều năm qua – đang hứng chịu một cú sốc lớn. Khu vực này đang đứng trước bờ vực suy thoái khi Điện Kremlin hạn chế dòng khí đốt tự nhiên – sử dụng để sưởi ấm nhà ở, tạo ra điện và chất đốt cho các nhà máy.

Ông Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và từng là nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh, nhận định: “Châu Âu có nhiều rủi ro và áp lực suy thoái hơn so với các nền kinh tế thu nhập cao còn lại”.

Trong khi đó, nước Nga cũng không thể tránh khỏi những tác động trực tiếp từ cuộc xung đột. IMF dự báo nền kinh tế Nga ​​sẽ giảm 6% trong năm nay. Ông Sergey Aleksashenko, nhà kinh tế học người Nga đang sống tại Mỹ, cũng lưu ý rằng doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 10% trong quý II/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Thêm hãng hàng không Trung Quốc khai thác thương mại máy bay nội địa C919

Thêm hãng hàng không Trung Quốc khai thác thương mại máy bay nội địa C919

Ngày 19/9, hãng hàng không Trung Quốc China Southern Airlines có trụ sở tại Quảng Châu bắt đầu khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên với máy bay chở khách C919 vừa được Tập đoàn Hàng không Thương mại Trung Quốc (COMAC) giao hàng hồi cuối tháng 8.
Nga ủng hộ Pakistan gia nhập BRICS

Nga ủng hộ Pakistan gia nhập BRICS

Ngày 18/9, Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchuk, trong khuôn khổ chuyến thăm Pakistan, cho biết Moscow luôn sẵn sàng ủng hộ nỗ lực của Islamabad trong việc gia nhập khối BRICS.
Tổng thống Zelensky: ‘Kế hoạch chiến thắng của Ukraine đã sẵn sàng’

Tổng thống Zelensky: ‘Kế hoạch chiến thắng của Ukraine đã sẵn sàng’

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết “kế hoạch chiến thắng” của ông, nhằm mang lại hòa bình cho Ukraine và tránh “đóng băng xung đột” hiện đã hoàn tất sau nhiều cuộc tham vấn.
Tổng thống Nga Putin lý giải việc tăng quy mô quân đội

Tổng thống Nga Putin lý giải việc tăng quy mô quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sắc lệnh ngày 16/9 của ông về việc tăng quy mô lực lượng vũ trang được đưa ra bởi nhu cầu bổ sung biên chế cho các đơn vị tại quân khu mới.
Sau máy nhắn tin, đến lượt máy bộ đàm ở Lebanon nổ hàng loạt

Sau máy nhắn tin, đến lượt máy bộ đàm ở Lebanon nổ hàng loạt

Chỉ một ngày sau khi ghi nhận hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin, lực lượng Hezbollah ở Lebanon tiếp tục đối mặt với tình trạng máy bộ đàm phát nổ, khiến 20 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Ông Kim Jong Un giám sát thử nghiệm tên lửa

Ông Kim Jong Un giám sát thử nghiệm tên lửa

Ngày 19/9, hãng truyền thông nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát các cuộc thử nghiệm 2 loại tên lửa bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật loại mới và tên lửa hành trình chiến lược cải tiến.
Fed lần đầu tiên cắt giảm lãi suất kể từ năm 2020

Fed lần đầu tiên cắt giảm lãi suất kể từ năm 2020

Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 18/9 quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020, mở ra khả năng bắt đầu một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Truy nguồn gốc các máy nhắn tin phát nổ hàng loạt tại Lebanon

Truy nguồn gốc các máy nhắn tin phát nổ hàng loạt tại Lebanon

Ngày 18/9, công ty có trụ sở tại đảo Đài Loan là Gold Apollo cho biết đã ủy quyền tên thương hiệu của mình trên các máy nhắn tin AR-924 bị phát nổ hàng loạt tại Lebanon và khẳng định một công ty khác có trụ sở tại Hungary mới là bên sản xuất mẫu máy này.
Ông Trump: ‘Chỉ tổng thống có tầm ảnh hưởng mới bị bắn’

Ông Trump: ‘Chỉ tổng thống có tầm ảnh hưởng mới bị bắn’

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng bản thân ông trở thành mục tiêu của các vụ ám sát là do nhiệm kỳ của ông có sức ảnh hưởng.
Điện Kremlin: ‘Nga tăng quy mô quân đội do hàng loạt mối đe dọa'

Điện Kremlin: ‘Nga tăng quy mô quân đội do hàng loạt mối đe dọa'

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết quyết định mở rộng quy mô quân đội được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra do các mối đe dọa và thái độ thù địch của phương Tây gia tăng.
Bà Kamala Harris thúc đẩy lệnh ngừng bắn tại Gaza

Bà Kamala Harris thúc đẩy lệnh ngừng bắn tại Gaza

Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Kamala Harris ngày 17/9 đã kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Israel – Hamas, đồng thời bày tỏ thái độ ủng hộ viễn cảnh Israel không được tái kiểm soát vùng đất này sau khi cuộc xung đột kết thúc.
Hezbollah cảnh báo trả đũa Israel sau hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin

Hezbollah cảnh báo trả đũa Israel sau hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương trên khắp Lebanon sau khi hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên Hezbollah phát nổ. Lực lượng này đã cáo buộc các sự cố là do Israel gây ra.
16 người thiệt mạng do lũ lụt lịch sử tại Trung Âu

16 người thiệt mạng do lũ lụt lịch sử tại Trung Âu

Mưa lớn bất thường tại khu vực Trung Âu đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại một số vùng thuộc các quốc gia Ba Lan, Austria, Romanica và Cộng hòa Czech, khiến tổng cộng 16 người thiệt mạng tính tới 16/9.
Nhà sáng lập Tencent trở thành người giàu nhất Trung Quốc

Nhà sáng lập Tencent trở thành người giàu nhất Trung Quốc

Theo các tính toán của Bloomberg Billionaires Index, nhà đồng sáng lập Tencent Holdings Mã Hóa Đằng (Pony Ma) đã vượt qua nhiều cái tên khác để đứng ở vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng các tỷ phú giàu nhất tại Trung Quốc.
Video: Cảnh bắt giữ nghi phạm mưu sát ông Donald Trump

Video: Cảnh bắt giữ nghi phạm mưu sát ông Donald Trump

Ngày 16/9, Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Martin, bang Florida công bố đoạn phim ghi lại cảnh bắt giữ kẻ tình nghi mưu sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là Ryan Wesley Routh, 58 tuổi.
226 người thiệt mạng tại Myanmar do lũ lụt sau bão Yagi

226 người thiệt mạng tại Myanmar do lũ lụt sau bão Yagi

Truyền thông Myanmar đưa tin số người chết vì lũ lụt ở nước này sau cơn bão Yagi đã tăng gấp đôi lên 226. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc cảnh báo có hơn 630.000 người dân Myanmar đang cần sự trợ giúp.
Nghi phạm mưu sát ông Trump đã chờ tại sân golf trong 12 tiếng

Nghi phạm mưu sát ông Trump đã chờ tại sân golf trong 12 tiếng

Kết quả điều tra cho thấy người đàn ông bị tình nghi trong vụ mưu sát nhắm vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chờ bên ngoài sân golf ở West Palm Beach, Florida trong suốt gần 12 tiếng trước khi bị các mật vụ ngăn chặn.
NATO kêu gọi các thành viên tự quyết định cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa

NATO kêu gọi các thành viên tự quyết định cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg quyên bố rằng các thành viên NATO có thể tự đưa ra quyết định về việc có cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga hay không.
8 người bị thương tại Belgorod do bị Ukraine không kích

8 người bị thương tại Belgorod do bị Ukraine không kích

Ngày 16/9, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga là ông Vyacheslav Gladkov cho biết có tổng cộng 8 thường dân đã bị thương trong một cuộc tấn công của Ukraine.
Lũ lụt nghiêm trọng tại Lào và Myanmar do ảnh hưởng của bão Yagi

Lũ lụt nghiêm trọng tại Lào và Myanmar do ảnh hưởng của bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi, nhiều khu vực tại Lào và Myanmar ghi nhận mưa lớn liên tục khiến mực nước sông dâng cao và gây ra lũ lụt ở nhiều vùng, khiến tài sản của người dân cũng như việc sản xuất bị thiệt hại nghiêm trọng.
Bão mạnh nhất trong 75 năm đổ bộ Thượng Hải

Bão mạnh nhất trong 75 năm đổ bộ Thượng Hải

Sáng 16/9, bão Bebinca - cơn bão thứ 13 trong năm nay - đã đổ bộ vào trung tâm tài chính của Trung Quốc là Thượng Hải và được coi như cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào thành phố này trong 75 năm qua.
Ứng viên tổng thống Donald Trump bị mưu sát lần thứ hai

Ứng viên tổng thống Donald Trump bị mưu sát lần thứ hai

Ngày 15/9, ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump lại thoát chết khỏi một nỗ lực ám sát lần thứ hai, khi ông đang chơi golf tại sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.
Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với mưa lớn do bão Bebinca

Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với mưa lớn do bão Bebinca

Chính quyền Trung Quốc ngày 15/9 đã lên các phương án ứng phó với mưa lớn khi cơn bão Bebinca dự kiến sẽ đổ bộ khu vực đất liền nước này vào dịp tết Trung thu.
Số người chết do bão, lũ lụt tại Myanmar tăng lên 74 người

Số người chết do bão, lũ lụt tại Myanmar tăng lên 74 người

Truyền thông Myanmar đưa tin, tổng số người thiệt mạng do lũ lụt sau siêu bão Yagi đã tăng lên 74 người. Giới chức ước tính lũ lụt cũng đã phá hủy hơn 65.000 ngôi nhà và 5 con đập.
Ông Medvedev: ‘Nga đang kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân'

Ông Medvedev: ‘Nga đang kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân'

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng sự kiên nhẫn của Moscow là có giới hạn khi phương Tây cân nhắc cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa.
Thủ tướng Thái Lan thăm vùng lũ lụt chịu ảnh hưởng của bão Yagi

Thủ tướng Thái Lan thăm vùng lũ lụt chịu ảnh hưởng của bão Yagi

Ngày 13/9, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có chuyến thăm tới khu vực chịu lũ lụt do ảnh hưởng của bão Yagi tại quận Mae Sai, Chiang Rai, đồng thời đưa ra các cam kết hỗ trợ người dân.
Nga trục xuất 6 nhà ngoại giao Anh

Nga trục xuất 6 nhà ngoại giao Anh

Ngày 13/9, Nga cáo buộc 6 nhà ngoại giao Anh làm gián điệp và cho biết đã đưa ra quyết định trục xuất những người này - một động thái bị Vương quốc Anh gọi là “hoàn toàn vô căn cứ”.
Xuất hiện cơn bão nhiệt đới mới gần Philippines

Xuất hiện cơn bão nhiệt đới mới gần Philippines

Bão nhiệt đới với tên quốc tế Bebinca dự kiến đổ bộ vào khu vực PAR (khu vực thuộc trách nhiệm dự báo) của Phillippines chiều hoặc tối ngày 13/9 và sau đó sẽ tiến gần tới Nhật Bản.
Phó tướng của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Phó tướng của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Thượng nghị sĩ Mỹ J.D. Vance, ứng viên phó tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, cho biết kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine của ông Donald Trump có thể bao gồm biện pháp thiết lập một khu vực phi quân sự giữa Nga - Ukraine và quy chế trung lập của Ukraine.
9 ứng viên bắt đầu tranh cử vị trí Thủ tướng Nhật Bản

9 ứng viên bắt đầu tranh cử vị trí Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 12/9, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản chính thức khởi động chiến dịch bầu cử có sự tham gia của 9 ứng cử viên cạnh tranh với nhau nhằm kế nhiệm Thủ tướng Fumio Kishida.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo cứng rắn với NATO về vũ khí tầm xa

Tổng thống Nga Putin cảnh báo cứng rắn với NATO về vũ khí tầm xa

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo việc phương Tây gỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa sẽ khiến các nước này trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột với Nga và sẽ nhận lấy phản ứng thích đáng từ Moscow.
Ông Trump tỏ ý không muốn tranh luận với bà Harris lần thứ hai

Ông Trump tỏ ý không muốn tranh luận với bà Harris lần thứ hai

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như loại bỏ khả năng sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ hai với Phó Tổng thống Kamala Harris, nhấn mạnh rằng ông không cần tái đấu thêm vì ông đã chiến thắng.
SpaceX chuẩn bị thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên

SpaceX chuẩn bị thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên

Ngày 12/9, một nhóm phi hành gia tư nhân chuẩn bị thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên trên quỹ đạo, đánh dấu sứ mệnh nguy hiểm nhất của SpaceX tính tới hiện tại.
Nga cảnh báo nếu Ukraine được phép tấn công bằng tên lửa tầm xa

Nga cảnh báo nếu Ukraine được phép tấn công bằng tên lửa tầm xa

Điện Kremlin tuyên bố bất kỳ quyết định nào của phương Tây nhằm cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa sẽ là động thái làm sâu thêm sự tham gia trực tiếp của Mỹ và châu Âu trong cuộc chiến với Moscow.
Ngoại trưởng Mỹ và Anh cùng tới Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ và Anh cùng tới Ukraine

Ngày 11/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng Ngoại trưởng Anh David Lammy đã tới thủ đô Kiev của Ukraine giữa một thời điểm quan trọng trong cuộc xung đột với Nga.
Ông Donald Trump và bà Kamala Harris lần đầu tranh luận trực tiếp

Ông Donald Trump và bà Kamala Harris lần đầu tranh luận trực tiếp

Tối ngày 10/9, ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump gặp ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris trên sân khấu buổi tranh luận tại Philadelphia, nơi họ trả lời các câu hỏi và đưa ra quan điểm chính sách của mình để thuyết phục cử tri.
Xem thêm