Lavida Invest, Vina2 và loạt doanh nghiệp chậm thanh toán nợ trái phiếu

Vina2 Lavida Invest
11:21 - 14/02/2023
Một dự án của VC2.
Một dự án của VC2.
0:00 / 0:00
0:00
Trước áp lực lớn về dòng tiền, nhiều doanh nghiệp tiếp tục thông báo chậm thanh toán tiền lãi và gốc trái phiếu cho trái chủ.

Ngày 13/2, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đăng tải thông tin công bố về việc chậm thanh toán lãi và gốc trái phiếu của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nice Star. Số tiền phải thanh toán là hơn 51 tỷ đồng, có hạn thanh toán 13/1/2023. Lý do chậm thanh toán là do công ty chưa thu xếp được nguồn thanh toán.

Bất động sản Nice Star tiền thân là Nova Furniture được thành lập vào tháng 10/2017 do NovaGroup sở hữu 98% vốn.

Một doanh nghiệp khác liên quan đến NovaGroup cũng chậm thanh toán lãi, gốc trái phiếu là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Seaside Homes. Số tiền chậm thanh toán cũng là 51 tỷ đồng, có thời gian thanh toán vào 13/2/2022.

Seaside Homes tiền thân là CTCP Đầu tư và Phát triển Nova Legal được thành lập vào ngày 16/10/2017 với vốn điều lệ 100 triệu đồng, trong đó Nova Group sở hữu 98%.

Ngày 8/2, CTCP Lavida Invest (Lavida) có văn bản gửi HNX về việc chậm thanh toán tiền gốc trái phiếu trị giá 62 tỷ đồng, có thời hạn thanh toán vào 8/2023. Lý do là chưa sắp xếp được nguồn thanh toán. Công ty có kế hoạch đến ngày 15/3 sẽ thanh toán 10 tỷ đồng, ngày 15/4 thanh toán 30 tỷ đồng và ngày 30/5 thanh toán 22 tỷ đồng.

Lavida Invest được thành lập năm 2016, địa chỉ tại L18-11-13, tầng 18 Tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Đơn vị hoạt động chính là tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính như tái cấu trúc, thu xếp nguồn vốn, mua bán/sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ nông nghiệp và năng lượng.

Ngày 8/2/2021, Lavida Invest phát hành 70 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm theo chứng quyền và có đảm bảo bằng tài sản với lãi suất cố định là 11%/năm.

Ngày 7/2, CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (VC2) công bố nghị quyết lùi thời gian đáo hạn lô trái phiếu 118,7 tỷ đồng đã đến hạn thanh toán vào ngày 27/10/2022 lại một năm, dự kiến thanh toán vào 27/10. Ngoài nợ gốc, doanh nghiệp cam kết chi trả phần lãi phát sinh, được tính bằng 150% lãi suất công bố (11,5%/năm).

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG). Doanh nghiệp này có một lô trái phiếu được phát hành ngày 30/12/2017, có kỳ hạn 5 năm, gồm 134 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng huy động 134 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn thanh toán lãi 6 tháng/lần.

Lô trái phiếu đáo hạn vào ngày 30/12/2022. DLG cần thanh toán tiền gốc hơn 117 tỷ đồng, lãi hơn 64 tỷ đồng, tổng cộng hơn 181 tỷ đồng. Tuy nhiên theo công ty, do ảnh hưởng bởi thiên tai dịch bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh, đồng thời lãi suất tăng cao, tín dụng siết chặt... dẫn đến dòng tiền còn hạn chế, chưa đáp ứng theo kế hoạch thanh toán cho trái chủ.

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang - Angimex (AGM) hồi đầu tháng 2 vừa qua đã tổ chức hội nghị chủ sở hữu trái phiếu để xin ý kiến trái chủ về kế hoạch xử lý hai gói trái phiếu. Các trái chủ đã đồng ý gia hạn thời gian thêm 6 tháng và phát mãi tài sản đảm bảo để công ty trả nợ.

Cuối năm 2022, Angimex tuyên bố mất khả năng thanh toán khi đến kỳ trả lãi (3 tháng/lần) đối với hai lô trái phiếu với tổng giá trị 650 tỷ đồng. Tổng cộng, công ty vẫn còn nợ số tiền lãi của hai lô cổ phiếu lên gần 7,8 tỷ đồng.

Việc khó khăn trong thanh toán hai lô trái phiếu được Angimex giải thích do tình hình tài chính khó khăn khi kinh doanh bị đình trệ từ tháng 4/2022 sau sự kiện ông Đỗ Thành Nhân - nguyên Chủ tịch Louis Holding bị bắt về tội thao túng giá chứng khoán.

Angimex phải phát mãi tài sản để trả nợ trái phiếu.

Angimex phải phát mãi tài sản để trả nợ trái phiếu.

Trong báo cáo nhận định triển vọng thị trường trái phiếu 2023, VNDirect cho biết, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý 1/2023 ước tính giảm 40,3% so với quý 4/2022, đạt 30.655 tỷ đồng. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý 2 và quý 3 với giá trị lần lượt đạt 93.139 tỷ đồng (tăng 204% so với quý trước; tăng 169% so với cùng kỳ 2021) và 89.488 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ).

Sau giai đoạn thách thức này, giá trị đáo hạn trong quý 4/2023 sẽ hạ nhiệt 33,4% so với quý trước về mức 59.571 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ).

Cả năm 2023, VNDirect ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp sẽ đạt khoảng 272.853 tỷ đồng (tăng 77% so với cùng kỳ). Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của ngành bất động sản, tài chính - ngân hàng, khác lần lượt là 38%, 37% và 25%.

Tại hội nghị tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 8/2, đại diện Novaland thừa nhận, hiện các doanh nghiệp bất động sản rất khó khăn để trả nợ trái phiếu đến hạn. Doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng Nhà nước với vai trò lãnh đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại với tư cách là những nhà đầu tư chuyên nghiệp xem xét các giải pháp có thể giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thiện nghĩa vụ với các trái chủ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.