qc-phu-my

Liên kết để tạo đột phá kinh tế cho vùng Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng hiện là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với nhiều tiềm năng cùng thách thức đan xen. Do đó, để kinh tế vùng tạo sự đột phá cần nhiều hơn tính liên kết, từ các vùng đến chuỗi sản xuất.

Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN
Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Ngày 5/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nhật Tân cho biết, năm 2023 tốc độ tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế trên cả nước. Quy mô kinh tế giá hiện hành đạt hơn 3.100 tỷ đồng, chiếm gần 30,1% GDP của Việt Nam, đứng thứ 2/6 vùng kinh tế.

Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn vùng đạt trên 260,88 tỷ USD, cao nhất trong 6 vùng kinh tế, chiếm 38% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Con số này giảm gần 12,25 tỷ USD so năm 2022 do tác động chung của bối cảnh ngoại thương toàn cầu khó khăn. Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu vùng về kim ngạch xuất nhập khẩu, tiếp theo là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Hưng Yên…

Thu hút đầu tư nước ngoài của vùng lớn nhất nước, ước đạt 17,382 tỷ USD năm 2023. Cơ cấu kinh tế GRDP của vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; trong đó, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng kinh tế của toàn vùng.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, các ngành công, nông nghiệp thuộc ưu thế phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng gồm luyện kim, cơ chế, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện, khai thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác cao lanh, sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc và gia cầm... Những nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, Đồng bằng sông Hồng đang đối mặt với những thách thức như kinh tế vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng; các địa phương phát triển không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động.

Các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại của vùng chiếm tỷ lệ thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổng thể có kết quả nhưng còn chậm; chuyển dịch cơ cấu nội ngành còn chưa mạnh và rõ nét; chưa hình thành được những chuỗi giá trị (chưa tạo lập được các chuỗi sản xuất) và các cụm liên kết ngành; chưa có những đột phá về phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do. Vùng cũng chưa hình thành các cụm liên kết ngành, các vùng sản xuất nông sản tập trung.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, để tạo ra bước chuyển biến mới, có tính đột phá trong việc phát huy vị trí, vai trò quan trọng của vùng, cần phải có các giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ, liên kết chuỗi trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết vùng trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.

“Vùng Đồng bằng sông Hồng cần phát huy tối đa các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá. Hội nghị ngày hôm nay với nội dung trọng tâm thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu cho vùng, tôi rất mong đại diện các địa phương trong vùng, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp liên quan cùng tập trung trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong kết nối vùng, phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu của vùng cũng như bàn thảo các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô vùng, có tính liên kết chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến thương mại khu vực và quốc gia," Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết.

Từ góc độ địa phương, theo bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, thành phố có 10 khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động với tổng diện tích 1.348ha, trong đó có 9 khu công nghiệp với diện tích 1.271 ha đã hoạt động ổn định có tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%. Hà Nội có 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha...

Dù vậy, bà Oanh cũng cho rằng, việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, chuỗi phân phối sẽ đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh chia sẻ tình hình kinh tế địa phương tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN
Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh chia sẻ tình hình kinh tế địa phương tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

“Hiểu theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến… với người tiêu dùng cuối cùng,” bà Oanh nhận định.

Hiện nay, trong lĩnh vực cơ khí, TP Hà Nội đã hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành, các nhóm doanh nghiệp chuyên doanh sản phẩm cơ khí tạo ra sức cạnh tranh cao như Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long tập trung nhiều doanh nghiệp cơ khí ngành điện tử; Khu công nghiệp Nội Bài, Quang Minh tập trung nhiều doanh nghiệp cơ khí ô tô xe máy...

"Do tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một lĩnh vực nên tạo ra động lực cạnh tranh phát triển rất lớn. Khu cụm công nghiệp liên kết còn cho phép các doanh nghiệp có nhiều cơ hội gặp gỡ tìm hiểu, thiết lập quan hệ hợp tác, chuyên môn hóa trong sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch, gia công đặt hàng, vận tải, cung cấp, xử lý chất thải… Sự hợp tác này cho phép giảm thiểu rất nhiều về chi phí, tồn kho, thời gian giao nhận. Ngoài ra, khu cụm công nghiệp liên kết còn có lợi thế nhanh chóng triển khai ứng dụng, lan tỏa, chuyển giao tri thức và công nghệ mới...," theo bà Nguyễn Kiều Oanh.

Hà Nội cũng đang tập trung liên kết phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dựa trên nhu cầu và lợi thế, bao gồm 3 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất linh kiện phụ tùng, công nghệ hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may - da giày.

Bên cạnh đó, thành phố đẩy mạnh sự liên kết cung ứng, xuất khẩu, đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu cao về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; đã phát triển trong vùng như sản xuất ô tô, xe máy (Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Giang); sản phẩm cơ khí chế tạo (Hà Nội - Vĩnh Phúc - Thái Nguyên); điện tử văn phòng, gia dụng (Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc)…

Mục tiêu cụ thể của TP Hà Nội đến năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội. Trong đó có 40% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Đến nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ khu vực chế tạo tại Hà Nội đang tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia đang đứng đầu cả nước với khoảng 350 doanh nghiệp. Trong đó nhóm phát triển nhất là khu vực sản xuất cơ khí, chiếm gần 80% doanh nghiệp.

Ngày 4/5/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, vùng Đồng bằng sông Hồng được định hướng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; có nền công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, thân thiện với môi trường; đi đầu về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng có công nghiệp hiện đại, tiệm cận mức thu nhập cao.

Bộ Công Thương kỳ vọng thương mại Việt Nam năm 2024 có thể tăng 6%

Bộ Công Thương kỳ vọng thương mại Việt Nam năm 2024 có thể tăng 6%

Sáng 2/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Đây là thông tin được ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung chia sẻ tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 2/7 tại Hàn Quốc.
Hơn 5,5 triệu tấn xăng dầu được nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

Hơn 5,5 triệu tấn xăng dầu được nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 4,4 tỷ USD để nhập khẩu 5,54 triệu tấn xăng dầu.
Xuất khẩu nông sản đạt gần 13 tỷ USD trong nửa đầu 2024

Xuất khẩu nông sản đạt gần 13 tỷ USD trong nửa đầu 2024

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 12,9 tỷ USD, trong đó có 4 mặt hàng mang về kim ngạch tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt gần 10 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt gần 10 tỷ USD năm 2024

Theo VASEP, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt gần 10 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu 3,8 tỷ USD trong quý 2/2024

Việt Nam xuất siêu 3,8 tỷ USD trong quý 2/2024

Quý 2/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 190 tỷ USD, cán cân thương mại trong quý này nghiêng về phía xuất siêu với 3,8 tỷ USD.
GDP quý 2/2024 tăng 6,93%, tình hình doanh nghiệp ngày càng khởi sắc

GDP quý 2/2024 tăng 6,93%, tình hình doanh nghiệp ngày càng khởi sắc

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Con số này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý 2/2022 trong giai đoạn 2020-2024.
Chứng chỉ Halal - giấy thông hành đặc biệt cho doanh nghiệp xuất khẩu

Chứng chỉ Halal - giấy thông hành đặc biệt cho doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh các thị trường trọng điểm của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, khu vực tiêu thụ thực phẩm Halal đang nổi lên là một thị trường có tiềm năng mở ra không gian tăng trưởng mới cho kim ngạch xuất khẩu.
Đa dạng hóa để doanh nghiệp Việt 'lấn sâu' vào ASEAN

Đa dạng hóa để doanh nghiệp Việt 'lấn sâu' vào ASEAN

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra thế giới đạt 354 tỷ USD, tuy nhiên thị trường ASEAN lại chỉ chiếm 9,2% tỷ trọng. Nếu so với tiềm năng thị trường, con số này chưa thực sự tương xứng.
5 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam

5 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam

5 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc & Hong Kong, Thái Lan, EU là các thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam.
Cà Mau: Từ con tôm đến ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Từ con tôm đến ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – vùng đất cực Nam Tổ quốc nổi tiếng với sản phẩm tôm và cũng đóng vai trò chủ lực trong ngành này của Việt Nam. Cùng nỗ lực chung, tỉnh không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vị thế con tôm Cà Mau trên trường quốc tế.
Độc đáo ngành kinh tế sen tại Đồng Tháp

Độc đáo ngành kinh tế sen tại Đồng Tháp

Để phát huy giá trị kinh tế sen, Đồng Tháp đang xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể và dài hơi hơn cho cây sen, từ đó phát huy tối đa giá trị cây sen trên lĩnh vực văn hóa lẫn kinh tế và hòa nhập với xu hướng phát triển chung của sen quốc tế.
Quảng bá hàng hóa Việt tại Aeon Nhật Bản 2024

Quảng bá hàng hóa Việt tại Aeon Nhật Bản 2024

Từ ngày 20 – 23/6, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bản và Tập đoàn Aeon tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Aeon Nhật Bản năm 2024 với chủ đề “Ẩm thực đường phố Việt Nam tại Aeon”.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 5 tháng

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 5 tháng

Theo VASEP, 5 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Hoàn, Vạn Đức Tiền Giang, Nam Việt, Thủy sản Biển Đông, IDI là những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất.
Xuất khẩu tôm có thể tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu tôm có thể tiếp đà tăng trưởng

Theo VASEP, tính đến hết quý 2/2024, giá trị xuất khẩu tôm có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi tồn kho giảm bớt, giá xuất khẩu khả quan, nhu cầu tích cực hơn từ các thị trường chính.
Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế với Vương quốc Anh

Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế với Vương quốc Anh

Việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Vương quốc Anh tại khu vực này; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Vương quốc Anh.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng gấp 1,5 lần trong hai năm

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng gấp 1,5 lần trong hai năm

Cá ngừ đóng hộp đang cho thấy sự phát triển vượt bậc trong bức tranh xuất khẩu cá ngừ, ghi nhận tăng tới 51% về kim ngạch trong giai đoạn năm 2021-2023.
Liên kết để tạo đột phá kinh tế cho vùng Đồng bằng sông Hồng

Liên kết để tạo đột phá kinh tế cho vùng Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng hiện là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với nhiều tiềm năng cùng thách thức đan xen. Do đó, để kinh tế vùng tạo sự đột phá cần nhiều hơn tính liên kết, từ các vùng đến chuỗi sản xuất.
Triển lãm quốc tế ngành nhựa và cao su thu hút hơn 200 đơn vị tham gia

Triển lãm quốc tế ngành nhựa và cao su thu hút hơn 200 đơn vị tham gia

Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành nhựa và cao su (HanoiPlas 2024) khai mạc sáng 5/6 tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ.
72% lượng gạo nhập khẩu của Philippines đến từ Việt Nam

72% lượng gạo nhập khẩu của Philippines đến từ Việt Nam

Tính đến ngày 23/5, Philippines nhập khẩu 1,44 triệu tấn gạo từ Philippines, tương ứng chiếm 72,9% tổng lượng nhập gạo của quốc gia này.
Cải thiện logistics để mở rộng thị trường cho rau quả Việt Nam

Cải thiện logistics để mở rộng thị trường cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu ngành rau quả Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng cũng đang đối diện vô vàn khó khăn, trong đó, sự ổn định về chất lượng, sản lượng và chi phí logistics cao đang cản trở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vào thị trường nước ngoài.
Việt Nam – Lào đẩy mạnh hợp tác giám sát thị trường

Việt Nam – Lào đẩy mạnh hợp tác giám sát thị trường

Theo Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam – Lào trong lĩnh vực quản lý thị trường là nền tảng để cơ quan chức năng hai nước phối hợp trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong kinh doanh, thương mại.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá hình ảnh sản phẩm địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng, Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu của vùng sẽ diễn ra vào ngày 31/5.
Cơ hội tham gia ngành điện tử tiêu dùng bằng nhà máy tiêu chuẩn xanh

Cơ hội tham gia ngành điện tử tiêu dùng bằng nhà máy tiêu chuẩn xanh

Ngành điện tử luôn đóng vai trò quan trọng trong bức tranh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và đã mở ra cơ hội lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào giá trị chuỗi giá trị toàn cầu.
Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD nửa đầu tháng 5

Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD nửa đầu tháng 5

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5/2024 (1/5 – 15/5) tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất của Việt Nam đạt 17,2 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra tăng trở lại sau 2 tháng sụt giảm liên tiếp

Xuất khẩu cá tra tăng trở lại sau 2 tháng sụt giảm liên tiếp

Theo VASEP, với mức tăng 14% trong tháng 4/2024, xuất khẩu cá tra đã tăng trở lại sau hai tháng liên tiếp sụt giảm.
Hàng không và du lịch là điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Kazakhstan

Hàng không và du lịch là điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Kazakhstan

Theo Phó Chủ tịch Vietjet Air Nguyễn Thanh Hùng, hàng không và du lịch có thể nói là điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại, du lịch giữa Việt Nam - Kazakhstan.
Dệt may TCM hoàn thành 1/2 mục tiêu lợi nhuận sau 4 tháng

Dệt may TCM hoàn thành 1/2 mục tiêu lợi nhuận sau 4 tháng

Khác với tình hình khó khăn của năm ngoái, dệt may TCM đã có nhiều khởi sắc trở lại khi doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng tích cực.
Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2023 với nhiều nét nổi bật

Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2023 với nhiều nét nổi bật

Sáng 16/5, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023”.
Sắp công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023”

Sắp công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023”

Lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023” sẽ diễn ra vào sáng 16/5 trong khuôn khổ Hội thảo ‘Ứng dụng công nghệ để phát triển thương mại điện tử và logistics hiện đại, bền vững’ do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức.
Hàng thủy sản chủ lực tăng trưởng tốt trong 4 tháng đầu năm

Hàng thủy sản chủ lực tăng trưởng tốt trong 4 tháng đầu năm

Theo VASEP, 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản với tổng kim ngạch 2,7 tỷ USD, trong đó tôm đạt 971 triệu USD, cá tra đạt 579 triệu USD.
Xuất khẩu than tăng ‘thần tốc’ nửa cuối tháng 4

Xuất khẩu than tăng ‘thần tốc’ nửa cuối tháng 4

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 4/2024, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đạt 15,9 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Đoàn doanh nghiệp Việt sắp tham gia Hội chợ thực phẩm lớn nhất tại Nga

Đoàn doanh nghiệp Việt sắp tham gia Hội chợ thực phẩm lớn nhất tại Nga

Hội chợ Worldfood Moscow (Nga) diễn ra trong tháng 9/2024 dự kiến thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia và trưng bày từ 39 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Sắp có cặp cửa khẩu song phương mới giữa Trung Quốc và Việt Nam

Sắp có cặp cửa khẩu song phương mới giữa Trung Quốc và Việt Nam

Dự kiến tháng 5/2024, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức lễ công bố chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Quảng Ninh, Việt Nam) – Động Trung (Quảng Tây, Trung Quốc).
Hải Dương xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với doanh nghiệp nước ngoài

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vải thiều và nông sản của Thanh Hà nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung đẩy mạnh kết nối thương mại, quảng bá chất lượng, thương hiệu và thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh.
Doanh nghiệp Việt nào xuất khẩu cá tra nhiều nhất sang Brazil trong quý 1?

Doanh nghiệp Việt nào xuất khẩu cá tra nhiều nhất sang Brazil trong quý 1?

Hùng Cá 2, Thủy sản miền Nam và Hoàng Long là 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Brazil trong quý 1/2024.
Xem thêm