Lợi nhuận về lại thời hoàng kim, Eximbank dự kiến chia cổ tức tỷ lệ cao

EXIMBANK NGÂN HÀNG
13:36 - 14/02/2023
Năm 2022, Eximbank đạt lợi nhuận cao nhất trong 10 năm.
Năm 2022, Eximbank đạt lợi nhuận cao nhất trong 10 năm.
0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch HĐQT Eximbank Lương Thị Cẩm Tú chia sẻ tại ĐHĐCĐ bất thường lần 2 sáng 14/2 rằng, năm 2023 Eximbank đã vượt 280% kế hoạch lợi nhuận nên tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, ngân hàng sẽ chốt kết quả kinh doanh và dự kiến tỷ lệ chia cổ tức cao.

Sau khi lần 1 vào ngày 16/1 bất thành vì không đủ túc số tham dự, tại đại hội hôm nay, các cổ đông Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã EIB) đã tham dự đông hơn, với 82,45% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự cuộc họp.

Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2022 - 2025) sau khi một số thành viên có đơn từ nhiệm. Số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII (2022 - 2025) dự kiến bầu bổ sung tối đa 3 thành viên, trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập. Cụ thể, 3 thành viên được bầu vào HĐQT gồm:

Bà Lê Thị Mai Loan (sinh năm 1982), đang là thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS). Trước đó, bà Loan từng kinh qua các vị trí Phó chánh Văn phòng HĐQT Phó Ban nguồn vốn SBS, thành viên Ban kiểm soát CTCP Bamboo Capital…

Ông Phạm Quang Dũng (sinh năm 1982), đang là Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Phú Mỹ. Ông Dũng từng giữ các vị trí quan trọng tại Techcombank trước đó, Phó giám đốc khối Doanh nghiệp lớn tại SeABank…

Ông Trần Anh Thắng được bầu vào ghế thành viên HĐQT độc lập. Ông Thắng sinh năm 1984, đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước. Ông Thắng từng giữ vị trí tại các công ty CTCP Chứng khoán Nhất Việt, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Nhất Việt, Chủ tịch HĐQT CTCP Quản lý Quỹ Amber.

Kế hoạch bầu bổ sung thành viên HĐQT được đưa ra sau khi 2 thành viên HĐQT của Eximbank liên quan đến Tập đoàn Thành Công đã có đơn từ nhiệm thời gian gần đây. Cụ thể, ngày 24/10, bà Lê Hồng Anh (thành viên HĐQT) và ông Đào Phong Trúc Đại (thành viên HĐQT độc lập) đã có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân.

Các tờ trình khác đáng chú ý còn có: Tờ trình đề nghị giữ lại bất động sản 242 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP HCM để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ của Ngân hàng; Tờ trình đề nghị hạch toán hơn 55,01 tỷ đồng từ việc thực hiện bản án phúc thẩm tranh chấp hợp đồng thuê tài sản tại số 21 Kỳ Đồng vào chi phí phát sinh năm 2022…

Bà Lê Thị Mai Loan ứng cử vào vị trí thành viên HĐQT Eximbank. Trong HĐQT Eximbank đã có một đại diện của nhóm Bamboo Capital là ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Bamboo Capital (BCG).
Bà Lê Thị Mai Loan ứng cử vào vị trí thành viên HĐQT Eximbank. Trong HĐQT Eximbank đã có một đại diện của nhóm Bamboo Capital là ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Bamboo Capital (BCG).

Trả lời câu hỏi của cổ đông về tài sản ở 242 Bình Thới, ông Trần Tấn Lộc - Tổng giám đốc Eximbank cho biết, theo ý kiến của cơ quan thanh tra, sau 1 năm nếu ngân hàng không có phương án sử dụng thì tài sản này sẽ đưa vào thanh lý. Hiện nay, ban điều hành đã xin ĐHCĐ giữ lại làm trụ sở.

Về tài sản ở Kỳ Đồng, theo ông Lộc, trước đây ngân hàng có thuê tài sản này và xây dựng giá trị 110 tỷ và trích khấu hao 50 năm. Tuy nhiên thời hạn hợp đồng thuê chỉ có 10 năm. Hiện tại,vấn đề này cũng đã được tòa án giải quyết và ban điều hành đã trình đại hội hạch toán vào chi phí để phù hợp với các chuẩn mực kế toán.

Về việc chia cổ tức, bà Lương Thị Cẩm Tú - Chủ tịch HĐQT cho biết, ban lãnh đạo đã trình các cơ quan quản lý xem xét vấn đề này và chốt quyền hưởng cổ tức cho các cổ đông vào ngày 20/2/2023.

Theo đó, tỷ lệ chia cổ tức là 20% bằng cổ phiếu, qua đó tăng vốn lên 14.814 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên trả cổ tức cho cổ đông của Eximbank trong gần 1 thập kỷ, kể từ năm 2014. Lần chia cổ tức gần đây nhất của EIB là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.

Năm 2023, bà Tú cho biết Eximbank cũng đã vượt 280% kế hoạch lợi nhuận. Tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, ngân hàng sẽ chốt kết quả kinh doanh và dự kiến tỷ lệ chia cổ tức rất cao.

Cụ thể, năm 2022, Eximbank giữ vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngành, đạt hơn 3.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 3 lần năm trước.

Với con số trên, lãi trước thuế của Eximbank đã tăng lên mức cao nhất một thập kỷ. Lần gần nhất nhà băng này có lợi nhuận trước thuế vượt 3.700 tỷ đồng đã diễn ra từ năm 2011 (lãi 4.056 tỷ) - thời kỳ hoàng kim của EIB khi vẫn nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất thị trường.

Kết quả bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ bất thường Eximbank: Các tờ trình về miễn nhiệm thành viên HĐQT và bổ sung, sửa đổi Điều lệ Eximbank, tờ trình về phương án đầu tư tài sản tại số 242 Bình Thới, quận 11 (99.45%) được thông qua. Riêng tờ trình tranh chấp hợp đồng thuê tại số 21 Kỳ Đồng và hạch toán giá trị còn lại của công trình vào chi phí năm 2022 không được thông qua với tỷ lệ không đồng ý 93,75%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.