Mục tiêu tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%

KInh tế số Việt nAM
08:36 - 30/07/2022
Ban Kinh tế Trung ương có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ban Kinh tế Trung ương có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông.
0:00 / 0:00
0:00
Đây là mục tiêu được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ngày 29/7.

Phát biểu gợi mở, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, trong đó có Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào tháng 10 tới.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị các đại biểu cho ý kiến về một số nội dung như: Phát triển Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chính sách để phát triển doanh nghiệp dân tộc...

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra đề xuất về mục tiêu, chỉ tiêu về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số trong thời gian tới gồm: Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030, đạt mức thu nhập cao vào năm 2045; Chính phủ số thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu; Tỉ trọng kinh tế số trong GDP chiếm 20% vào năm 2025, chiếm 30% vào năm 2030

Về lĩnh vực xã hội số: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%; tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng internet băng rộng cáp quang đạt 100%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%.

Ở góc độ thực tiễn, ứng dụng, Phó Tổng giám đốc RikkeiSoft đặc biệt quan tâm đến việc: Cần có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực về chuyển đổi số, công nghệ thông tin; phát triển hạ tầng số, cần có một hệ sinh thái ứng dụng.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT cũng đặc biệt nhấn mạnh về yếu tố con người. Theo ông, đào tạo nhân lực ở Việt Nam còn yếu, cần phải có chiến lược, đưa vào chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước.

Trong khi đó, đứng từ góc độ nhà quản lý, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đưa ra một số ví dụ của các nước trên thế giới về khái niệm, lộ trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó đề nghị Ban Chỉ đạo nghiên cứu, chắt lọc, chọn lọc để đưa vào chủ trương, chính sách của Việt Nam phù hợp.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cảm ơn các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn và trực diện của các đại biểu, nhất là của Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp.

"Chuyển dịch sang mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm nội dung cốt lõi của mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa".

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh

Ông Trần Tuấn Anh cũng khẳng định các nội dung mà các đại biểu đề cập từ yếu tố nguồn nhân lực, sự tự lực, tự cường của các doanh nghiệp đến quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới.

Trưởng Ban Kinh tế trung ương nhấn mạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông là Bộ thứ hai Ban Chỉ đạo tới làm việc trực tiếp sau khi có dự thảo một của Đề án, điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với công việc này. Trưởng ban tin tưởng với vai trò hết sức quan trọng này, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện quá trình thể chế hóa cơ chế, chính sách cũng như tổ chức triển khai thực hiện đề án.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.