Năng lượng số là lĩnh vực 'sống còn' của Huawei chống đòn cấm vận của Mỹ

Huawei TRUNG QUỐC
10:41 - 01/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Bộ phận năng lượng kỹ thuật số mới sẽ đóng vai trò quan trọng để đảm bảo "sự tồn tại và phát triển" của Huawei trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, vốn đã cản trở các bộ phận về thiết bị truyền thông cốt lõi của họ.

Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông Boham Sun, Chủ tịch Huawei Digital Power khu vực châu Á - Thái Bình Dương thừa nhận, các lệnh cấm vận của Mỹ là thách thức lớn với Huawei và công ty vẫn đang trong "chế độ sống sót".

Ông Boham Sun, Chủ tịch Huawei Digital Power Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Boham Sun, Chủ tịch Huawei Digital Power Châu Á – Thái Bình Dương.
"Sự tăng trưởng của bộ phận năng lượng kỹ thuật số sẽ đóng góp quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Huawei. Đây là bộ phận cung ứng các thiết bị như hệ thống hiệu quả năng lượng AI và biến tần cho các cơ sở như trang trại năng lượng mặt trời và trung tâm dữ liệu"

Đồng thời, ông Sun đánh giá Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường có tiềm năng lớn nhất đối với bộ phận này. "Tất cả các nước trong khu vực đang chủ động tham gia lĩnh vực năng lượng xanh và trung lập carbon", ông nói "Huawei được hoan nghênh tại nhiều nước".

Do lệnh cấm của Mỹ, Huawei bị hạn chế tiếp cận công nghệ xuất xứ Mỹ, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của hãng. Mỹ và một số quốc gia phương Tây cũng đã ra lệnh cấm sử dụng thiết bị 5G Huawei trong hạ tầng viễn thông. Vào tháng 3/2021, Huawei báo cáo doanh thu năm 2021 đạt 636,8 tỷ NDT (khoảng 99,9 tỷ USD), giảm 28,5% so với năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng tăng hơn 75% nhờ tăng trưởng ổn định và loại bỏ một số bộ phận.

Nổi tiếng với smartphone và thiết bị viễn thông, Huawei cũng là một ông lớn trên thị trường biến tần - thiết bị quan trọng trong các trang trại năng lượng mặt trời và trung tâm dữ liệu. Theo ông Sun, Huawei đứng thứ nhất tại Trung Quốc và trên toàn cầu về biến tần.

Ban đầu, Huawei phát triển công nghệ năng lượng kỹ thuật số để dùng nội bộ. Dựa trên các công nghệ này, sau đó, công ty mở ra hàng loạt sản phẩm cho các ngành công nghiệp như quang điện và trung tâm dữ liệu. Tháng 6/2021, hãng thành lập bộ phận năng lượng kỹ thuật số như một đơn vị riêng biệt. Doanh thu của bộ phận tăng hơn 30% trong năm ngoái và tiếp tục đà tăng mạnh mẽ trong năm nay.

Ông Sun nói: "Huawei đã có được kinh nghiệm phong phú về sản xuất, truyền tải và phân phối điện trong 30 năm qua. Chúng tôi có thể thấy mình đang duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay".

Bộ phận năng lượng kỹ thuật số của Huawei có khoảng 6.000 nhân viên với 12 trung tâm nghiên cứu tại Trung Quốc, châu Âu và châu Á. Công ty đang thúc đẩy mảng này tại châu Á - Thái Bình Dương.

Tại Singapore, nhà cung cấp năng lượng sạch Sunseap sử dụng thiết bị và công nghệ Huawei cho trang trại năng lượng mặt trời nổi. Huawei còn cung ứng công nghệ năng lượng mặt trời cho các trường học và bệnh viện tại Indonesia, Campuchia.

Chủ tịch Huawei Digital Power khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, có một "nhu cầu rất lớn" đối với năng lượng kỹ thuật số trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Khi được hỏi các lệnh cấm vận có tác động đến chuỗi cung ứng năng lượng kỹ thuật số của Huawei hay không, ông Sun cho biết: "Huawei đang trong quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng, vì vậy, chúng tôi không cần phải phụ thuộc vào một quốc gia hay công ty nào". Dù vậy, ông chia sẻ Huawei chưa vào giai đoạn có thể không bị ảnh hưởng vì lệnh cấm vận.

Biến tần của Huawei sản xuất tại Trung Quốc thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu, song công ty đang cân nhắc chế tạo tại các nước khác nếu cần thiết. Thời điểm hiện tại, khi Trung Quốc tiến hành phong tỏa vì Covid-19, ông Sun cho biết Huawei đã đa dạng hóa các nhà cung cấp để có thể duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đối với việc mở rộng kinh doanh năng lượng kỹ thuật số của Huawei trong tương lai, Ông Sun chỉ ra sự bùng nổ xe điện và nói rằng ông "rất lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp sản xuất pin sạc".

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.