Nhận thức đúng vị thế, tiềm năng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thách thức có nhiều, nhưng cơ hội cũng không ít để phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc và càng quan trọng hơn đó là việc nhận thức đúng về vị thế, đặc trưng, tiềm năng và thách thức của vùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ hai - Ảnh: MPI
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ hai - Ảnh: MPI

Ngày 1/12, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ hai với chủ đề: Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng cho biết, bản Quy hoạch vùng này có ý nghĩa quan trọng, giúp "mở đường", chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng.

Đặc biệt quy hoạch đã chú trọng giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh, tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững.

Quy hoạch vùng cũng là căn cứ quan trọng để đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, đặc biệt là các dự án lớn, có tính liên vùng.

Xác định rõ vị trí vai trò của quy hoạch, ngay từ những ngày đầu tổ chức lập Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương trong vùng với tư cách là cấp chịu sự tác động trực tiếp và triển khai thực hiện.

Với cách tiếp cận phù hợp và khoa học, quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã phân tích các vấn đề một cách sâu sắc, cụ thể hóa trên cơ sở các quy hoạch cấp trên và Nghị quyết, đồng thời nhận diện các chiến lược lớn cấp vùng, tích hợp các quy hoạch cấp tỉnh.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, là "phên dậu", cửa ngõ phía Bắc của quốc gia và có vai trò quyết định đối với nguồn năng lượng, nguồn nước và môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.

"Thách thức có nhiều, nhưng cơ hội cũng không ít để phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc và càng quan trọng hơn đó là việc nhận thức đúng về vị thế, đặc trưng, tiềm năng và thách thức của vùng Trung du và miền núi phía Bắc", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Các cơ hội có thể kể đến như khả năng thu hút đầu tư vào ngành mới do nâng cấp quan hệ đối tác, các xu hướng du lịch quốc nội và quốc tế, cũng như cơ chế, chính sách từ Trung ương để thúc đẩy các nền tảng hạ tầng cho phát triển vùng,...

Trên cơ sở đó, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã nghiên cứu và đưa ra những nhận diện, đề xuất có tính mới, có thể tóm gọn thành 6 nội dung trọng tâm, đó là:

Thứ nhất, quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã đề xuất phân vùng thành các tiểu vùng chi tiết hơn để tạo ra các khu vực có liên kết chặt chẽ và có khả năng chia sẻ hạ tầng hiệu quả hơn.

Theo đó, đã làm rõ cấu trúc phát triển tổng thể của vùng với 4 tiểu vùng - 6 hành lang kinh tế - 3 vành đai và hệ thống các cực tăng trưởng, các trung tâm gắn với các tiểu vùng và vùng.

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã làm rõ phương hướng phát triển của mỗi hành lang, vành đai, các cực tăng trưởng đã được xác định theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và bổ sung hai cực tăng trưởng cũng như cụ thể hóa định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế của vùng.

Thứ hai, đề ra chiến lược vùng về sinh thái và môi trường, với quan điểm xác định cảnh quan hùng vĩ, môi trường trong lành và một hệ thống rừng quy mô lớn là đặc trưng nổi bật của vùng.

Đây vừa là tiềm năng nổi bật để thu hút du lịch và kiến tạo môi trường sống chất lượng cao, vừa là nền tảng cho vai trò quốc gia trọng yếu của vùng là "phên dậu" của đất nước, là nơi bảo vệ đa dạng sinh học và rừng đầu nguồn.

Những đặc trưng này phải được phản ánh trong các mục tiêu phát triển của vùng, là kim chỉ nam định hướng cho các ngành kinh tế trong vùng như: Hình thành các hành lang phát triển sinh thái liên tỉnh, liên vùng thông qua kết nối những khu vực sinh thái trọng điểm và rừng phòng hộ bằng những hành lang xanh, cải thiện dịch vụ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.

Thứ ba, có chiến lược vùng để bảo tồn, phát huy sự đa dạng văn hóa và phát triển nguồn nhân lực. Đây vốn là tiềm năng cho sự phát triển bởi tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch và sự giàu có của các nguồn tri thức truyền thống nhưng đồng thời đưa ra những thách thức trong việc phổ cập các chương trình giáo dục và đào tạo.

Do đó, việc phát triển và khai thác nguồn nhân lực phải đi liền với bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa bản địa - là một trong ba khâu đột phá bên cạnh hạ tầng, kinh tế và môi trường.

Phát triển các ngành kinh tế dịch vụ và thủ công nghiệp cần gắn liền với phát huy và bảo tồn đặc trưng các dân tộc, các địa phương, liên kết du lịch giữa các địa phương, các tiểu vùng trên cơ sở tài nguyên du lịch nổi bật và hệ thống giao thông kết nối.

Phát triển đô thị cần phát huy được bản sắc và tiềm năng riêng của địa phương, tránh trở thành các phiên bản chưa hoàn thiện của đô thị miền xuôi về mặt kiến trúc, cảnh quan, dẫn đến sự kém hấp dẫn về chất lượng sống và chất lượng không gian cho cư dân và du khách.

Thứ tư, nông nghiệp là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của vùng, cần được phát triển theo hướng bền vững hơn, tránh theo xu hướng tối đa hóa sản lượng, quan tâm hơn đến chất lượng, hiệu quả.

Khuyến khích sản xuất nông nghiệp tập trung và theo hướng hàng hóa đồng thời kết hợp với công nghiệp chế biến tại những khu vực có quỹ đất canh tác lớn và kết nối giao thông thuận lợi để tạo giá trị kinh tế lớn.

Khuyến khích nông nghiệp truyền thống, đặc sản, hữu cơ có giá trị cao ở những khu vực có quỹ đất hạn chế và đặc trưng văn hóa nổi bật để có thể kết hợp với du lịch trải nghiệm.

Thứ năm, tăng cường tỷ trọng cơ cấu các ngành phi nông nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ với các quy mô phù hợp địa phương, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp tại chỗ, hình thành các chuỗi giá trị nông nghiệp hoàn thiện, và tối ưu hóa thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tại khu vực động lực là vành đai công nghiệp Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ. Trong đó, xây dựng Bắc Giang thành trung tâm công nghiệp bán dẫn của vùng và một trong trung tâm công nghiệp bán dẫn của cả nước. Nghiên cứu khả năng khai thác, chế biến sâu đất hiếm phục vụ cho công nghiệp bán dẫn và xuất khẩu.

Phát triển các khu cửa khẩu Lào Cai, Hữu Nghị trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm logistics của vùng và cả nước với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Phát triển du lịch đặc trưng gắn với sinh thái, văn hóa, lịch sử và sự liên kết giữa các tiểu vùng trên cơ sở liên kết về tài nguyên du lịch nổi bật và hệ thống giao thông kết nối.

Thứ sáu, kết cấu hạ tầng của vùng cần được dần dần hoàn thiện tương xứng với yêu cầu phát triển. Kết nối hạ tầng giao thông nội vùng, liên vùng cần được đầu tư để đảm bảo việc lưu thông, vận chuyển người và hàng hóa, giảm sự cách biệt lớn giữa các địa phương trong vùng.

Ưu tiên phát triển, hoàn thiện các tuyến cao tốc xương sống của mỗi tiểu vùng, nâng cấp kết nối Đông - Tây. Nghiên cứu mở kết nối quốc tế qua Lào, bổ sung tuyến cao tốc và đường sắt trong vành đai giữa, bổ sung đường kết nối về phía biển nhằm liên kết nhanh nhất các tỉnh vùng núi xa xôi với vùng ven biển, các sân bay, cảng và các cửa khẩu quan trọng, trong đó ưu tiên nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Hữu Nghị…

Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng điều phối vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng để sớm tổ chức thẩm định và trình phê duyệt theo quy định.

Nhận thức đúng vị thế, tiềm năng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, của vùng và các địa phương trong vùng.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Việt - Nhật mở rộng hợp tác khoa học

Việt - Nhật mở rộng hợp tác khoa học

Chiều 7/12, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Nagasaki - Việt Nam Tomioka Tsutomu và Hội chuyên gia Việt - Nhật (VJS).
Chuẩn bị nguồn lực hàng tỷ USD để thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chuẩn bị nguồn lực hàng tỷ USD để thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, dự kiến tổng mức đầu tư sơ bộ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư lên tới tỷ USD.
Sẽ có chính sách vượt trội cho cán bộ dôi dư sau tinh gọn bộ máy

Sẽ có chính sách vượt trội cho cán bộ dôi dư sau tinh gọn bộ máy

Liên quan đến bố trí, sắp xếp con người sau tinh gọn bộ máy, Người phát ngôn Bộ Nội vụ khẳng định phải có chính sách vượt trội, đủ mạnh để vừa tinh gọn bộ máy vừa quan tâm đến nguyện vọng của cán bộ.
‘Phấn đấu tăng trưởng 8% là bước chuẩn bị sẵn sàng cho kỷ nguyên mới’

‘Phấn đấu tăng trưởng 8% là bước chuẩn bị sẵn sàng cho kỷ nguyên mới’

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, năm 2025 phấn đấu mức tăng trưởng 8% là bước chuẩn bị sẵn sàng cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói.
Đến ngày 7/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 12,5%

Đến ngày 7/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 12,5%

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm luôn là thời điểm giải ngân tích cực, NHNN tin tưởng rằng có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.
Các 'đầu tàu' kinh tế dẫn dắt tăng trưởng cả nước có thể đạt và vượt 7% năm 2024

Các 'đầu tàu' kinh tế dẫn dắt tăng trưởng cả nước có thể đạt và vượt 7% năm 2024

Các địa phương động lực như TP HCM Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong quý IV/2024.
Thủ tướng: Tập trung cho tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024

Thủ tướng: Tập trung cho tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024

Thủ tướng yêu cầu tập trung tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024; tạo đà, tạo thế, tạo lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt từ 8%.
Việt Nam sát cánh cùng Lào thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước

Việt Nam sát cánh cùng Lào thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước

Ngày 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Trong 11 tháng 2024, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Lào là nước dẫn đầu nhận số vốn 160,7 triệu USD, chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đang ở thăm Việt Nam và dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024.
Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang nhân chuyến thăm làm việc lần thứ hai tại Việt Nam.
Kế hoạch chi tiết sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Kế hoạch chi tiết sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Theo định hướng kế hoạch sắp xếp, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn gồm 13 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án GTVT trọng điểm

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án GTVT trọng điểm

Chiều 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 11 tháng

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 11 tháng

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 là hơn 218,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Thu ngân sách Nhà nước 11 tháng vượt mục tiêu cả năm

Thu ngân sách Nhà nước 11 tháng vượt mục tiêu cả năm

Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 11 tháng năm 2024 ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán năm và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng giá điện sinh hoạt là nguyên nhân chính làm CPI tháng 11 tăng 0,13%

Tăng giá điện sinh hoạt là nguyên nhân chính làm CPI tháng 11 tăng 0,13%

Chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những yếu tố chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.
Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường diễn ra vào tháng 2/2025.
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực

Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều 5/12, tại Phủ Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.
Cú hích quan trọng giúp Việt Nam có được bước tiến lớn về công nghệ

Cú hích quan trọng giúp Việt Nam có được bước tiến lớn về công nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc phát triển Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI của NVIDIA tại Việt Nam sẽ là cú hích quan trọng giúp Việt Nam có được bước tiến lớn về công nghệ trong thời gian tới.
Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập hai trung tâm nghiên cứu và dữ liệu về AI

Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập hai trung tâm nghiên cứu và dữ liệu về AI

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng trong việc phát triển và ứng dụng AI nhờ vào nền tảng nguồn nhân lực trẻ, năng động, và am hiểu công nghệ.
11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục

11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục

Tính đến 30/11, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, đây cũng là con số giải ngân cao kỷ lục giai đoạn 2019-2024.
Việt Nam tin tưởng Hàn Quốc sẽ sớm ổn định tình hình

Việt Nam tin tưởng Hàn Quốc sẽ sớm ổn định tình hình

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam quan tâm tới diễn biến tình hình hiện nay, đồng thời tin tưởng Hàn Quốc sẽ sớm ổn định tình hình và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi động lại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi động lại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Tổng Bí thư mong muốn người dân Ninh Thuận và các địa phương lân cận chia sẻ, dành nguồn lực để phát triển dự án năng lượng phục vụ sự phát triển cho cả nước.
Gần 375.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 11 tháng

Gần 375.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 11 tháng

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành 11 tháng năm 2024 đạt 374.830 tỷ đồng, vượt xa giá trị phát hành cả năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội và phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội và phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân đã hội kiến Nhà vua Naruhito và Hoàng hậu tại hoàng cung.
Hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ổn định, lâu dài tại Việt Nam

Hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ổn định, lâu dài tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư, giúp các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản.
'Sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó nhưng khó mấy cũng phải làm'

'Sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó nhưng khó mấy cũng phải làm'

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó, thậm chí rất khó nhưng không làm không được và khó mấy cũng phải làm.
Hải Dương vượt dự toán thu ngân sách Nhà nước, đạt cao nhất từ trước đến nay

Hải Dương vượt dự toán thu ngân sách Nhà nước, đạt cao nhất từ trước đến nay

Ngày 4/12, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ 22 (khóa XVII) thảo luận kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thống đốc tỉnh Nara

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thống đốc tỉnh Nara

Tiếp Thống đốc tỉnh Nara, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hoan nghênh kế hoạch hợp tác giữa Nara và các địa phương Việt Nam trong xúc tiến đầu tư thương mại, hợp tác du lịch, lao động…
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Mở đầu cho các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản.
Kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém trong quản lý đầu tư công

Kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém trong quản lý đầu tư công

Để thúc giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kịp thời thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, gây nhũng nhiễu, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý.
Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng năm 2024

Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng năm 2024

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 11, thành phố thu hút 152 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tính chung 11 tháng năm 2024, Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI.
Sắp xếp lại bộ máy với phương châm 'Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng'

Sắp xếp lại bộ máy với phương châm 'Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng'

Tiếp xúc cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết việc sắp xếp lại bộ máy lần này sẽ làm từ trên xuống với phương châm “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”, làm với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”...
Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025

Sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Singapore

Sáng 3/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam.
Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương

Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ngày 2/12 đã ký quyết định giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025.
Xem thêm