Nuôi trồng rong biển để đối phó an ninh lương thực

NÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI
06:56 - 20/05/2022
Trong bối cảnh lo ngại về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu càng ngày càng gia tăng, nhiều nước trên thế giới đang hướng tới việc sử dụng rong biển cho nỗ lực hướng tới một tương lai bền vững cho Trái Đất.

Theo CNBC, khai thác rong biển là một ngành có giá trị không nhỏ lên tới 14,7 tỷ USD trong năm 2019. Trong vòng 2 thập kỷ qua, ngành công nghiệp này đã mở rộng nhanh chóng. Báo cáo từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) năm 2020 cũng cho thấy sản lượng ngành này đã tăng lên 32,4 triệu tấn so với mức 10,6 triệu tấn của năm 2000.

Ngày nay, công dụng của rong biển không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thực phẩm mà còn được mở rộng tới nhiều lĩnh vực khác như làm đẹp, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất các sản phẩm làm vườn và sản xuất bao bì thân thiện môi trường. Đặc biệt trong bối cảnh khí hậu và địa chính trị phức tạp như ngày nay, rong biển có thể đóng vai trò ngày càng trọng yếu trong một tương lai bền vững của Trái đất.

Bên cạnh các sản phẩm thương mại, việc nuôi trồng rong biển còn có những lợi ích khác rất quan trọng. Một trong số đó chính là nằm ở việc nó không cần nước ngọt để phát triển như các loại cây lương thực. Do đó, việc gia tăng sản lượng trồng rong biển cũng sẽ không gây ra nguy cơ tiêu tốn tài nguyên nước.

Tuy tạo ra vô số sản phẩm và lợi ích, ngành khai thác và nuôi trồng rong biển cũng đem lại một số thách thức cần tới chính sách và sự quản lý chặt chẽ trong tương lai. Đầu tiên, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cho biết trong một số trường hợp, các loài rong biển trở nên “xâm lấn khi phát triển bên ngoài phạm vi tự nhiên của chúng”.

Ngoài ra, việc trồng rong biển cũng tạo ra nguy cơ các loài động thực vật được bảo vệ bị mắc lại trong cấu trúc dây thừng của các trang trại rong biển. Tuy nhiên, tổ chức này cũng thừa nhận rằng việc này không có khả năng cao sẽ xảy ra.

Trang trại nuôi trồng rong biển quy mô lớn tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Trang trại nuôi trồng rong biển quy mô lớn tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Theo báo cáo từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) năm 2020, ngành trồng rong biển trên thế giới được thống trị bởi các quốc gia ở phía Đông và Đông Nam Á. Tại châu Á, việc nuôi trồng rong biển thường diễn ra ở quy mô lớn với các khu vực nuôi trồng trải rộng mênh mông trên mặt biển như ở tại Chiết Giang, Trung Quốc.

Ngoài Trung Quốc, các nước sản xuất rong biển lớn nhất trên thế giới còn bao gồm 2 quốc gia ASEAN khác là Indonesia và Phillipines. Các nước sản xuất rong biển lớn khác còn bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nước phương Tây không phát triển ngành này.

Cũng giống như nhiều nước nằm ven biển khác, những người dân sống bằng nghề biển tại Vương quốc Anh đã thu hoạch và tiêu thụ rong biển như một loại thức ăn trong nhiều thế kỷ qua. Thậm chí tại xứ Wales, bánh mì laverbread – loại bánh mì làm từ quá trình nấu chín một loại rong biển – còn trở thành một món ăn nổi tiếng tới mức nó được hưởng chế độ Định vị Xuất xứ được Bảo hộ (DOP).

Món bánh mì laverbread được làm từ rong biển thu hoạch từ bờ biển Wales. Ảnh: Shutterstock

Món bánh mì laverbread được làm từ rong biển thu hoạch từ bờ biển Wales. Ảnh: Shutterstock

Do đó hồi cuối tháng 4 vừa qua, dự án “cơ sở công nghiệp rong biển chuyên dụng đầu tiên của Vương quốc Anh” mang tên Học viện Seaweed đã được khai trương. Với sự ra mắt của cơ sở này, nhiều người hy vọng nó sẽ giúp đẩy mạnh quá trình thương mại hóa một lĩnh vực đã phát triển mạnh trên nhiều vùng của thế giới tại đây.

Với vị trí ở gần thị trấn Oban của Scotland và nguồn vốn khoảng 495.300 USD, chính phủ Anh hy vọng nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phát triển nghề nuôi trồng rong biển tại quốc gia này. Dự án này sẽ được điều hành bởi Hiệp hội Khoa học Biển Scotland với sự hợp tác của công ty thương mại SAMS Enterprise và tổ chức giáo dục UHI Argyll.

Hiện tại, Vương quốc Anh đang có nhiều công ty tập trung nuôi trồng rong biển từ bào tử, bao gồm công ty rong biển Cornish tại hạt Cornwall phía tây nam nước này. Ngoài ra còn các công ty khác như SeaGrown, có trụ sở tại các thành phố và khu vực ven biển như Scarborough, Yorkshire và Seaweed Farming Scotland nằm ở Oban. Tại mỗi vùng khác nhau, các công ty này sẽ trồng các loại rong biển có nguồn gốc từ vùng biển đó.

Ngoài Vương quốc Anh, Mỹ cùng là một nước trồng nhiều rong biển. Theo Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, hiện nước này đang có “hàng chục trang trại” ở vùng biển ngoài khơi New England, Alaska và Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơ quan này thậm chí còn gọi ngành nuôi trồng rong biển tại Mỹ là ngành phát triển nhanh nhất trong những năm qua.

Người dân tại Alaska đang thu hoạch tảo bẹ. Ảnh: Chris Sannito

Người dân tại Alaska đang thu hoạch tảo bẹ. Ảnh: Chris Sannito

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.