Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - ASEAN gần 10 năm qua

Hơn 27 năm qua kể từ khi gia nhập ASEAN, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với khối có những bước tiến vượt bậc. Đặc biệt khi ATIGA ra đời đã đánh dấu một bước "chuyển mình" mới trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên Hiệp hội.

Năm 2010, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực đã đưa mối quan hệ thương mại nội khối bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn 2010 – 2021, thương mại giữa Việt Nam và ASEAN đã có sự tăng trưởng đáng kể.

ASEAN hiện là một trong những thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam, có quy mô dân số gần 700 triệu người với văn hóa, lối sống có nét tương đồng. Chính vì vậy, hàng hóa của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng tại các nước trong khối thông qua ATIGA.

Sau khi ATIGA có hiệu lực, Việt Nam đã hoàn thành cơ bản việc xóa bỏ thuế quan trong ASEAN vào năm 2015, chỉ còn 7% dòng thuế được linh hoạt đến 2018. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng được hưởng những ưu đãi tương tự.

Tuy nhiên hiệp định này cũng mang lại những khó khăn nhất định, đặc biệt trong vấn đề cạnh tranh hàng hóa “không lành mạnh”. Cụ thể, đối với các mặt hàng nông sản, từ năm 2018 đến nay, ngành đường nội địa phải chịu sức ép lớn khi các doanh nghiệp Thái Lan đã bán phá giá, nhập lậu và gian lận thương mại. Trước tình trạng trên, phía Bộ Công Thương đã áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng này.

Việt Nam luôn nhập siêu từ ASEAN

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam – ASEAN gần 10 năm qua, cán cân thương mại luôn nghiêng về phía các nước khu vực. Giai đoạn 2013 – 2021, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN luôn tăng trưởng đều qua các năm với mức tăng trung bình 28%/năm thì xuất khẩu của Việt Nam lại có sự tăng trưởng kém đồng đều hơn.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ thị trường này là các mặt hàng công nghiệp, nguyên nhiên liệu. Tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm không có sự tăng trưởng vượt trội so với năm 2013.

Trong khi đó, nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lại có sự tăng trưởng vượt trội. Đặc biệt, hạt điều tăng tới 1742%, từ 105 triệu USD năm 2013 lên 1,9 tỷ USD vào năm 2021, chủ yếu là điều thô. Campuchia là thị trường cung cấp điều thô lớn nhất cho Việt Nam. Trong khi đó, Thái Lan luôn giữ vị trí nhất bảng trong các nước thành viên cung cấp hàng hóa cho Việt Nam.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường ASEAN chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp, trong đó Thái Lan là nguồn cung ô tô lớn nhất cho Việt Nam. So với năm 2013, số lượng nhập khẩu ô tô từ quốc gia này đã tăng từ 3.297 năm 2013 chiếc lên 80.903 chiếc năm 2021, tương ứng từ 59,8 triệu USD lên 1,5 tỷ USD.

Sau Thái Lan, Malaysia xuất khẩu 8,1 tỷ USD, hàng hóa vào Việt Nam, chiếm 19%; Indonesia đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 18%.

Xuất khẩu đã phát triển như thế nào trong gần 10 năm qua

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này có phần kém khởi sắc hơn. Đặc biệt, trong hai năm 2015 và 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận rõ rệt về sự sụt giảm này. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng trong giai đoạn này Việt Nam đang thực hiện giảm thuế theo cam kết của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), do vậy các nước đã tận dụng cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng vào Việt Nam.

Các thị trường nhập khẩu lớn từ Việt Nam như Indonesia, Malaysia và Singapore trong giai đoạn 2015 – 2016 đều ghi nhận giảm. Riêng đối với thị trường Indonesia, hàng hóa từ Việt Nam xuất vào thị trường này trong năm 2016 đều giảm, bao gồm các sản phẩm công nghiệp, nguyên liệu và nông sản. Giảm mạnh nhất là mặt hàng clanke và xi măng, giảm tới 87%; mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là điện thoại và linh kiện cũng giảm 10%. Trong khi đó, gạo chịu sự sụt giảm tới 50%.

Về thị trường, Thái Lan luôn là thị trường xuất khẩu có sự tăng trưởng đồng đều nhất và cũng là một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Nếu như năm 2013, xuất khẩu vào thị trường này chỉ đạt 3,1 tỷ USD thì đến năm 2021, con số này đã lên tới 6,1 tỷ USD, tương ứng tăng gấp 2 lần. Ngoài ra, Malaysia, Campuchia, Philippines cũng là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Đối với thị trường có quy mô nhỏ như Brunei và Lào, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lần lượt 100% và 40%. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là các sản phẩm nông sản như thủy sản, rau quả, cà phê; các sản phẩm công nghiệp và nguyên liệu như sản phẩm sắt thép, xăng dầu…

Về mặt hàng, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong vòng gần 10 năm (2013 -2021), các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN chủ yếu là gạo, hàng thủy sản, hạt điều, cà phê… Trong đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu đạt trị giá lớn nhất và cũng là một trong các mặt hàng có mức tăng trưởng tốt nhất. Nếu như năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ đạt 716 triệu USD thì năm 2021 đã đạt 1,4 tỷ USD, tương ứng tăng gấp 2 lần

Ngoài gạo, hàng rau quả, gỗ và sản phẩm về gỗ cũng là các mặt hàng đạt mức tăng trưởng tốt nhất, lần lượt đạt 131% và 120%. Thái Lan là thị trường nhập khẩu hai mặt hàng này lớn nhất trong năm 2021.

Ở chiều ngược lại, hạt điều, hạt tiêu, sắn và các sản phẩm sắn lại ghi nhận sự tăng trưởng âm, giảm lần lượt 67%, 48% và 87%.

Về xuất khẩu nguyên, nhiên liệu, dầu thô giảm tới 61%, so với năm 2013 (đạt 1,6 tỷ USD) thì bước sang năm 2021, kim ngạch mặt hàng này chỉ còn đạt 619 triệu USD. Trong khi đó, hóa chất lại tăng tới 158%, từ 69,3 triệu USD lên 178 triệu USD…

Thương mại Việt Nam - ASEAN trong 6 tháng đầu năm 2022

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 41,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021, nhập khẩu đạt 24,4 tỷ USD, tăng 15%.

Về xuất khẩu, Thái Lan, Campuchia và Philippines là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong đó,Thái Lan đạt 3,6 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thái Lan vẫn là các mặt hàng công nghiệp, trong đó máy móc thiết bị, điện thoại, máy vi tính là các sản phẩm có kim ngạch lớn nhất.

Đối với Campuchia và Philippines đạt lần lượt 3,2 tỷ USD (tăng 35%) và Philippines đạt 2,5 tỷ USD (tăng 25%). Gạo là mặt hàng chính được xuất khẩu sang thị trường Philippines, trong 6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 759 triệu USD, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan với kim ngạch lớn nhất trong khối, đạt 7 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng thứ hai là thị trường Malaysia đạt 4,8 tỷ USD, tăng 14%; Indonesia đạt 4,6 tỷ USD, tăng 27%...

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là các nguyên nhiên liệu, các sản phẩm công nghiệp. Trong đó, Thái Lan là thị trường cung cấp ô tô lớn nhất cho Việt Nam, đạt 552 triệu USD; tiếp theo là Indonesia đạt 285 triệu USD. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu ô tô từ ASEAN đã chiếm 53% tổng nhập khẩu ô tô từ các nước của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.

Trong bối cảnh hiện tại, ASEAN vẫn luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Vào tháng 3 vừa qua, phía Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với Chính phủ Anh chính thức ra mắt Cổng thông tin cơ sở dữ liệu thương mại Việt Nam (VNTR).

Cổng thông tin của mỗi quốc gia sẽ liên kết với Cổng thông tin thương mại chung của ASEAN và 9 nước thành viên khác. Thông qua các cổng thông tin này, doanh nghiệp các nước có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu liên quan đến quy định thị trường, tiêu chuẩn quốc gia của từng nước.

VNTR chính thức ra mắt đã đánh dấu một giai đoạn mới trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, từ đó càng làm khăng khít thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước thành viên.

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu than đạt mức cao kỷ lục hơn 10 năm, cùng với kết quả này lượng nhập khẩu than từ một số thị trường chính cũng tăng vượt trội, đặc biệt nhập từ Malaysia cao gấp 114 lần so với cùng kỳ.
6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 32 mặt hàng chính sang thị trường Đông Nam Á này trong 11 tháng đầu năm nay. Gạo dẫn đầu với 2,47 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 20,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó lớn nhất là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 5,09 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, Việt Nam đã chi 361,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Chỉ chưa đầy 12 tháng, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã đạt và vượt mốc 100 tỷ USD, mốc cao nhất kể từ năm 2013 đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – ASEAN đạt 76,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 35 thị trường trên thế giới, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 38,2 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Trong 11 tháng 2024, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Lào là nước dẫn đầu nhận số vốn 160,7 triệu USD, chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư.
Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 97,7 tỷ USD để nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện, chiếm 28% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong kỳ.
Hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng

Hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng

Riêng tháng 11/2024, Việt Nam đã đón 1,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 11 tháng

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 11 tháng

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 là hơn 218,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

11 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang khối đạt 33,7 tỷ USD và nhập khẩu từ khối đạt 42,3 tỷ USD.
Tăng giá điện sinh hoạt là nguyên nhân chính làm CPI tháng 11 tăng 0,13%

Tăng giá điện sinh hoạt là nguyên nhân chính làm CPI tháng 11 tăng 0,13%

Chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những yếu tố chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.
11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục

11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục

Tính đến 30/11, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, đây cũng là con số giải ngân cao kỷ lục giai đoạn 2019-2024.
Trợ lực từ giá, xuất khẩu hồ tiêu quay lại mốc tỷ USD sau 6 năm

Trợ lực từ giá, xuất khẩu hồ tiêu quay lại mốc tỷ USD sau 6 năm

Sau 6 năm, 2024 là năm đánh dấu ngành hồ tiêu trở lại bảng xếp hạng nông sản xuất khẩu tỷ USD.
Thủy sản xuất khẩu phục hồi ở tất cả mặt hàng chủ lực

Thủy sản xuất khẩu phục hồi ở tất cả mặt hàng chủ lực

10 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Mỹ cùng nhiều thị trường xuất khẩu thủy sản chính khác của Việt Nam phục hồi nhu cầu, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam tăng trưởng cao.
Giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực ‘tăng vọt’ nửa đầu tháng 11

Giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực ‘tăng vọt’ nửa đầu tháng 11

Nửa đầu tháng 11/2024 (1/11 – 15/11), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ đạt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ đạt đỉnh 25 tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất 25 tháng. Nếu tiếp đà tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có thể đạt khoảng một tỷ USD trong năm 2024.
Nửa đầu tháng 11, xuất khẩu thu về hơn 16 tỷ USD, nhập khẩu ô tô tăng vọt

Nửa đầu tháng 11, xuất khẩu thu về hơn 16 tỷ USD, nhập khẩu ô tô tăng vọt

Nửa đầu tháng 11 (1/11 – 15/11), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 33,4 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu tôm năm 2024 có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm năm 2024 có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Trong bối cảnh các thị trường chính phục hồi tốt, lạm phát hạ nhiệt, mục tiêu xuất khẩu tôm năm 2024 của Việt Nam có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD đã đề ra.
Xem thêm