Quốc hội chốt phạm vi, quy mô và vốn dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Quốc hội thống nhất chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km kéo dài từ Hà Nội đến TP HCM.

Chiều 30/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Dự án). Với 443/454 đại biểu tham giam biểu quyết tán thành (chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội), nội dung này đã được thông qua.

Quốc hội chốt phạm vi, quy mô và vốn dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Đa số ý kiến đại biểu tán thành chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.

Theo Nghị quyết, Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP HCM.

Quy mô đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Hình thức đầu tư là đầu tư công. Công nghệ áp dụng công nghệ đường sắt chạy trên ray, điện khí hóa; bảo đảm hiện đại, đồng bộ, an toàn và hiệu quả.

Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 10.827 ha, gồm đất trồng lúa khoảng 3.655 ha, đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha và các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha. Sơ bộ số dân tái định cư khoảng 120.836 người.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng (hơn 1,7 triệu tỷ đồng). Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.

Tiến độ thực hiện: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2035.

Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ được quyết định: Phát hành trái phiếu Chính phủ để bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư hằng năm cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách Nhà nước bố trí hằng năm không đáp ứng tiến độ; huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện Dự án và không phải lập đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách Nhà nước bố trí hàng năm không đáp ứng tiến độ...

Về phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ, Chính phủ quy định tiêu chí lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ hoặc doanh nghiệp Việt Nam khác được đặt hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt; nghiên cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ.

Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ cho tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước hoặc đặt hàng cho tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Tổng thầu, nhà thầu phải ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà trong nước có thể sản xuất, cung cấp.

Đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, hồ sơ mời thầu phải có điều kiện cam kết của tổng thầu, nhà thầu nước ngoài về việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đối tác Việt Nam để làm chủ công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì; từng bước làm chủ công nghệ.

Lý do không kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Quốc hội chốt phạm vi, quy mô và vốn dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu của UBTVQH. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án; việc đầu tư Dự án đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Có ý kiến đề nghị tính toán, kỹ lưỡng tất cả các yếu tố và rủi ro để có giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

UBTVQH thống nhất với đa số ý kiến các vị đại biểu về sự cần thiết đầu tư Dự án. Thực tế Dự án đã được nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư trong thời gian khá dài (khoảng 18 năm) và tham khảo kinh nghiệm tại một số quốc gia có phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trong đó đã phân tích, tính toán với kết quả dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực, vị thế Việt Nam hiện nay là điều kiện thích hợp để triển khai đầu tư Dự án.

Đồng thời, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư, các yếu tố, điều kiện để triển khai Dự án. Tuy nhiên, các tính toán tại bước nghiên cứu tiền khả thi mới chỉ mang tính sơ bộ, do đó đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi Dự án, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục tính toán cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố, rủi ro để có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi.

Có ý kiến đề nghị bổ sung phạm vi Dự án kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau và phân kỳ thực hiện theo từng giai đoạn; đề nghị kết nối Dự án vào tuyến đường sắt TP HCM đi Cần Thơ để bảo đảm đồng bộ.

UBTVQH cho biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định phát triển các tuyến đường sắt mới từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, gồm 3 đoạn tuyến: Lạng Sơn (Đồng Đăng) - Hà Nội, Hà Nội - TP HCM, TP HCM - Cần Thơ để kết nối các vùng động lực, các đô thị, các trung tâm kinh tế lớn và bảo đảm quốc phòng - an ninh trên hành lang kinh tế Bắc - Nam.

Do các đoạn tuyến đường sắt từ Lạng Sơn đến Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật, loại hình đường sắt cũng khác nhau và được nghiên cứu đầu tư theo các dự án độc lập, phù hợp với nhu cầu vận tải của từng đoạn tuyến và khả năng huy động nguồn lực. Trong đó, đoạn Lạng Sơn - Hà Nội, chiều dài 156 km là đường sắt tiêu chuẩn, đang nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Đoạn Hà Nội - TP HCM, chiều dài 1.541 km là đường sắt tốc độ cao, phấn đấu khởi công năm 2027. Đoạn TP HCM - Cần Thơ, chiều dài 174 km là đường sắt tiêu chuẩn, đang chuẩn bị đầu tư, dự triển khai đầu tư trước năm 2030.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của Dự án, một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả tài chính, nhất là khả năng thu hồi vốn, khả năng hoàn trả vốn và việc trợ giá cho Dự án trong quá trình vận hành, khai thác.

UBTVQH báo cáo, Chính phủ đã tính toán các lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp rất lớn nhưng không thể tính toán vào nguồn thu và hiệu quả tài chính Dự án. Tương tự mô hình các nước trên thế giới, các dự án đường sắt mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên doanh thu tính toán hoàn vốn cho Dự án chủ yếu từ nguồn thu vận tải, khai thác thương mại để cân đối cho chi phí vận hành, bảo dưỡng phương tiện, bảo trì kết cấu hạ tầng và trả phí hạ tầng cho Nhà nước. Theo đó, trong 4 năm đầu khai thác, doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành, bảo trì phương tiện, do đó Nhà nước cần hỗ trợ một phần từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bố trí cho hệ thống đường sắt như hiện nay để bảo trì kết cấu hạ tầng.

'Làm đường sắt tốc độ cao, Việt Nam phải làm chủ công nghệ'
'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'
Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến Thành phố Cần Thơ Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến Thành phố Cần Thơ
ĐBQH: Dự án đường sắt tốc độ cao ĐBQH: Dự án đường sắt tốc độ cao 'bàn làm chứ không bàn lùi'
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp trong nước Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp trong nước
Cushman & Wakefield: Hệ thống hành chính hai cấp sẽ giúp đơn giản hóa quản trị

Cushman & Wakefield: Hệ thống hành chính hai cấp sẽ giúp đơn giản hóa quản trị

Lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ qua, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tại khu vực Đông Nam Á đã chính thức vượt qua hai phân khúc truyền thống là văn phòng và bán lẻ, theo Cushman & Wakefield.
Thắt chặt quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Thắt chặt quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chiều 24/4, tại Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã hội đàm cùng Chủ tịch nước Lương Cường ngay sau lễ đón chính thức.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Philippines, Đại sứ EU tại Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Philippines, Đại sứ EU tại Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam mong muốn sớm đưa quan hệ song phương giữa Việt Nam với Philippines và Liên minh châu Âu (EU) lên tầm cao mới.
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chiều 24/4, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Lào đã diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch nước Lào, Vietiane.
Việt Nam bình luận việc Mỹ sẽ áp thuế cao đối với pin năng lượng mặt trời

Việt Nam bình luận việc Mỹ sẽ áp thuế cao đối với pin năng lượng mặt trời

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam cam kết nỗ lực thúc đẩy các hoạt động thương mại một cách công bằng, minh bạch.
Cổ phiếu họ Vin cất cánh, VN-Index giành lại mốc 1.220 điểm

Cổ phiếu họ Vin cất cánh, VN-Index giành lại mốc 1.220 điểm

Nhịp độ biến động của những phiên giao dịch đầu tuần đã được hoàn trả, VN-Index đóng cửa phiên ngày 24/4 vượt qua ngưỡng 1220 điểm lên 1223,35 điểm.
Vingroup muốn đầu tư cảng biển, mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh mới

Vingroup muốn đầu tư cảng biển, mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh mới

Tại ĐHĐCĐ năm 2025, Chủ tịch VinGroup Phạm Nhật Vượng cho biết doanh nghiệp sẽ mở thêm hai trụ cột kinh doanh mới là hạ tầng và năng lượng.
Thủ tướng Nhật Bản sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nhật Bản sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam vượt 510 tỷ USD

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam vượt 510 tỷ USD

Tính đến hết tháng 3/2025, Việt Nam có hơn 42.760 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký vượt 510 tỷ USD, xếp trong nhóm 15 quốc gia thu hút FDI lớn nhất toàn cầu.
Dự kiến xăng dầu được giảm 2% thuế VAT tới hết năm 2026

Dự kiến xăng dầu được giảm 2% thuế VAT tới hết năm 2026

Xăng dầu, dịch vụ công nghệ thông tin, than ... dự kiến được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) tới hết năm sau, theo đề xuất của Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Nam Phi

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Nam Phi

Chiều 22/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Chủ tịch Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi Cyril Ramaphosa.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Binh chủng Tăng thiết giáp

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Binh chủng Tăng thiết giáp

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Binh chủng Tăng thiết giáp phải thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Làn sóng đầu tư 'chưa từng có' vào công nghệ cao tại Việt Nam

Làn sóng đầu tư 'chưa từng có' vào công nghệ cao tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đầu tư chưa từng có vào các lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.
'TP HCM cần nắm chắc thời cơ, phát huy vai trò đi đầu, đi trước'

'TP HCM cần nắm chắc thời cơ, phát huy vai trò đi đầu, đi trước'

Chủ tịch nước Lương Cường lưu ý, cần bố trí, tập trung nguồn lực cần thiết để bộ máy TP HCM (mới), các đơn vị hành chính cấp xã mới sớm ổn định tổ chức và hoạt động ngay sau khi được thành lập.
Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Mỹ

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Mỹ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Mỹ.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ, để xem xét, quyết định các vấn đề thực sự cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
VIPCS 2025: Sự khởi đầu mới cho hợp tác đầu tư châu Á

VIPCS 2025: Sự khởi đầu mới cho hợp tác đầu tư châu Á

Việc NIC, VPCA ký kết hợp tác với 3 hiệp hội đầu tư đang quản lý tổng tài sản lên tới 5.000 tỷ USD thúc đẩy cơ hội đồng đầu tư giữa các thị trường Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).
Động lực để kinh tế  Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD vào năm 2035

Động lực để kinh tế Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD vào năm 2035

Đổi mới sáng tạo và vốn tư nhân sẽ là động lực cho nền kinh tế Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD năm 2035, cũng như dẫn dắt làn sóng tăng trưởng tiếp theo tại châu Á trong bối cảnh bất định toàn cầu.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn tới Tòa thánh Vatican

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn tới Tòa thánh Vatican

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Tòa Thánh Vatican sau khi được tin Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88.
'Nhiệm vụ nâng cao tiềm lực quốc phòng - an ninh không bao giờ được lơ là'

'Nhiệm vụ nâng cao tiềm lực quốc phòng - an ninh không bao giờ được lơ là'

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ quân đội và công an phải được chăm lo để đủ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh.
Thủ tướng: Giải quyết 5 phương thức giao thông để ĐBSCL thoát nghèo

Thủ tướng: Giải quyết 5 phương thức giao thông để ĐBSCL thoát nghèo

Làm việc tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, quyết tâm giải quyết bằng được những ách tắc giao thông thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thoát nghèo.
Chủ tịch nước Lương Cường sắp thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường sắp thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước tới Lào từ ngày 24-25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
'Sáp nhập tỉnh để kích hoạt liên thông núi rừng - đồng bằng - biển đảo'

'Sáp nhập tỉnh để kích hoạt liên thông núi rừng - đồng bằng - biển đảo'

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri doanh nghiệp TP Cần Thơ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri doanh nghiệp TP Cần Thơ

Các cử tri đại diện doanh nghiệp tại Cần Thơ kiến nghị cần có định hướng chiến lược cụ thể cho các ngành nghề mũi nhọn ưu tiên phát triển tại khu vực ĐBSCL.
Hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trước 19/12

Hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trước 19/12

Thủ tướng chỉ đạo rõ yêu cầu phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay, để chào mừng kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến.
Đầu tuần tới cả nước nắng nóng, giữa tuần trời chuyển mát

Đầu tuần tới cả nước nắng nóng, giữa tuần trời chuyển mát

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo ngày mai (21/4), Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trên diện rộng, đến giữa tuần khu vực này đón một đợt không khí lạnh yếu trời chuyển mát.
Thủ tướng động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Thủ tướng động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Chiều 19/4, tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, kiểm tra, động viên các lực lượng diễu hành kỷ niệm ngày 30/4.
'Những công trình biểu tượng góp phần định vị hình ảnh Việt Nam'

'Những công trình biểu tượng góp phần định vị hình ảnh Việt Nam'

Đây là nhận định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia ngày 19/4.
Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều dự án lớn trên cả nước dịp 30/4

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều dự án lớn trên cả nước dịp 30/4

Sáng 19/4, có 80 dự án được tổ chức khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đề nghị Warburg Pincus thúc đẩy thương mại bền vững Việt - Mỹ

Đề nghị Warburg Pincus thúc đẩy thương mại bền vững Việt - Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị quỹ Warburg Pincus mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Quỹ Warburg Pincus duy trì, tăng cường đầu tư vào các dự án đang triển khai, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực các doanh nghiệp Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Thủ tướng: Các Luật phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng

Thủ tướng: Các Luật phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các Dự án luật theo hướng cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng; phân cấp, phân quyền, ủy quyền triệt để đi đôi với thiết kế các công cụ giám sát, kiểm tra.
Thủ tướng: Hợp tác công-tư là 'chìa khoá' để phát triển bền vững

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là 'chìa khoá' để phát triển bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần tập trung vào hoàn thiện thể chế, thúc đẩy tài chính xanh, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo, công nghệ xanh và phát triển bền vững, tăng cường hợp tác quốc tế.
Thủ tướng tiếp đại diện các tổ chức quốc tế bên lề P4G

Thủ tướng tiếp đại diện các tổ chức quốc tế bên lề P4G

Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác Vì tăng trưởng Xanh và Các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai, Thủ tướng đã tiếp đại diện các tổ chức kinh tế thế giới.
Tổng Bí thư trả lời cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính

Tổng Bí thư trả lời cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết tất cả các công việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được thực hiện rất khẩn trương, không để chậm trễ tiến độ.
Hội nghị P4G khép lại với sự đồng thuận cao độ trên 5 lĩnh vực

Hội nghị P4G khép lại với sự đồng thuận cao độ trên 5 lĩnh vực

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư đã đạt được 5 sự đồng thuận từ các bên tham gia trên các lĩnh vực.
Xem thêm