Chị Ngọc Trâm (Ba Đình, Hà Nội) với vài triệu tiền lương được thưởng cuối năm, nhẩm tính đã thấy cạn kiệt với các khoản chi dịp Tết. Từ ngày lập gia đình, chị Trâm thấy ‘ngại’ đến Tết bởi sự tất bật và lo toan.
Hàng loạt các khoản chi tiêu dồn đến theo những trách nhiệm vô hình của cuộc sống. Năm nào chị cũng cố gắng sắm sửa cho gia đình một cách đủ đầy, tươm tất. Cũng tương tự như vậy mà ‘kiểm soát chi tiêu’ hay ‘chi tiêu hợp lý’ vẫn luôn là một bài toán khó giải với chị Trâm cũng như nhiều hộ gia đình Việt Nam.
Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người cũng sôi nổi bàn luận về việc chi tiêu dịp Tết sao cho hợp lý. Nhiều người cho rằng, Tết chỉ cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và sắm 1-2 cây đào, cây quất là đủ. Có ý kiến cho rằng, nên tránh mua quá nhiều những món có khả năng sẽ được tặng từ bạn bè, đối tác như bánh kẹo, hoa quả hay sắm quá nhiều quần áo mới không cần thiết...
Hạn mức chi tiêu thường khác nhau đối với mỗi gia đình tùy thuộc vào thu nhập. Có gia đình với thu nhập hàng tháng từ 30-70 triệu trở lên sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sắm Tết, biếu quà nhưng lại có những gia đình với mức lương dưới 20 triệu chỉ dám ‘thắt lưng buộc bụng’, chi tiêu với vỏn vẹn 5 triệu, tất cả đều chung một mong muốn chuẩn bị được cái Tết đủ đầy.
Để không bị lạm chi cuối năm, mỗi gia đình cần lên kế hoạch để chi tiêu hợp lý sao cho phù hợp với nhu cầu và ngân sách từng nhà. Bên cạnh đó, các khoản chi nên được đặt hạn mức, chia nhỏ thành các khoản và để riêng một khoản tiền nhỏ để dự trù.
Cụ thể, với người chưa có gia đình, ước tính chi tiêu vào khoảng gần 5 triệu đồng: 500.000 tiền đổ xăng, 1 triệu rưỡi cho tiền mừng tuổi, 1 triệu tiền mua quà biếu bố mẹ, 1 triệu để sắm sửa đồ dùng cá nhân, và khoản dự trù là 1 triệu.
Còn đối với người đã có gia đình, các khoản chi tiêu cũng nhiều hơn, xấp xỉ từ 13-15 triệu đồng: 2 triệu đồng tiền xăng xe đi lại, 2-3 triệu tiền mừng tuổi, 2-3 triệu tiền mua quà biếu bố mẹ hai bên, 2 triệu tiền quà biếu, khoảng 3 triệu tiền đồ ăn mấy ngày Tết và khoản dự trù là 2 triệu.
Một trong những thói quen tốt để kiểm soát chi tiêu đó là lên danh sách các khoản cần chi kèm theo giá cả và số lượng. Việc ‘gọi tên’ các khoản chi tiêu có thể giúp các gia đình ước chừng ngân sách, tránh lạm chi. Bên cạnh đó cũng có thể gạch bớt các khoản không thật sự cần thiết.
Ngoài ra việc tận dụng săn sale trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada cũng là một cách hữu ích để tiết kiệm chi tiêu với hàng loạt deal giảm giá và voucher khuyến mãi từ sàn. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm, mùa sale đặc biệt của các sàn thương mại điện tử.
Để chi tiêu hợp lý nhất có thể, nhiều người bắt đầu nhờ tới sự trợ giúp của công nghệ, đặc biệt kể tới các ứng dụng chi tiêu, tích điểm, hoàn điểm. Họ chọn lựa và ưu tiên các ứng dụng mua sắm hoàn điểm với tỉ lệ cao và đa dạng trong lĩnh vực tích điểm để tối ưu lợi ích khi sắm Tết như MyPoint, ứng dụng có tỉ lệ hoàn lên tới 30% với mỗi giao dịch.
Hạn mức chi tiêu của mỗi gia đình vào dịp Tết là khác nhau tùy vào mức độ thu nhập và nhu cầu riêng của từng gia đình. Việc chi tiêu bao nhiêu cho dịp Tết vẫn luôn là một vấn đề muôn thuở với nhiều đáp án khác nhau. Tuy vậy, “điều quan trọng nhất và cũng là đáp án chung cho tất cả mọi người đó là tối ưu chi tiêu và kiểm soát hạn mức để tránh vượt quá tầm kiểm soát.
MyPoint là ứng dụng tích điểm đổi quà do MobiFone đồng sáng lập. Với một loại điểm chung duy nhất, MyPoint giúp khách hàng tiết kiệm hơn bằng việc tích điểm từ mọi hoạt động tiêu dùng như nạp tiền điện thoại, mua gói cước, mua sắm online Shopee, Lazada... và các thương hiệu lớn khác với tỷ lệ hoàn tới 30%. Khách hàng có thể dùng điểm đổi thẻ nạp, data và voucher ưu đãi tại hơn 200 thương hiệu lớn trong hệ sinh thái MyPoint.