Sản xuất công nghiệp thúc đẩy phục hồi kinh tế Philippines

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp cho các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á nói chung cũng như Philippines nói riêng phục hồi sản xuất nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Sản xuất công nghiệp thúc đẩy phục hồi kinh tế Philippines

Philippines đặt mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp sản xuất cạnh tranh toàn cầu với các mối liên kết mạnh mẽ. Quốc gia này muốn đóng vai trò là trung tâm trong mạng lưới sản xuất ô tô, điện tử, hàng may mặc và thực phẩm trong khu vực và quốc tế, đồng thời được hỗ trợ bởi các chuỗi cung ứng được quản lý tốt.

Do đó, trong giai đoạn 2022-2025, Philippines tiếp tục nâng cấp công nghệ để duy trì một ngành sản xuất sáng tạo và cạnh tranh toàn cầu. Đơn cử như: Ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử của Philippines là ngành đóng góp lớn nhất cho lĩnh vực sản xuất của nước này.

Tiềm năng cho ngành vẫn còn cao, do các công ty thành viên có ý định chuyển sang sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Các công ty này có kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất hiện tại, mở rộng khả năng nghiên cứu và phát triển và thiết kế hiện tại, đồng thời phát triển hơn nữa lực lượng lao động trong vài năm tới.

Ngành công nghiệp Philippines đang nỗ lực để tăng chỉ số sản xuất chất bán dẫn và điện tử của đất nước bằng cách xác định nhu cầu của khách hàng, hiểu cơ sở của nhà cung cấp, phát triển các năng lực liên quan, phù hợp với cung và cầu của ngành và tiến hành đánh giá định kỳ về hiệu suất.

Ngoài ra, ngành công nghiệp khuyến nghị Chính phủ Philippines tiếp tục với chương trình học bổng cho các nhà điều hành và kỹ thuật viên, cải thiện môi trường kinh doanh của đất nước, tiến hành phát triển năng lực R&D và tích cực thúc đẩy các ngành công nghiệp địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các cơ quan đầu tư ra nước ngoài.

Tầm nhìn của ngành công nghiệp phụ tùng ô tô là củng cố vị thế của Philippines với tư cách là một nhà sản xuất ô tô quan trọng trong trung hạn và trở thành một trung tâm khu vực về phương tiện và phụ tùng ở châu Á với sự hỗ trợ của cơ sở nhà cung cấp nội địa mạnh mẽ.

Ngành công nghiệp nội thất Philippines đặt mục tiêu trở thành nhà đổi mới thiết kế toàn cầu hoặc trung tâm cho các sản phẩm sử dụng vật liệu bền vững vào năm 2030, với thị trường trong nước và quốc tế phát triển mạnh và lực lượng lao động cạnh tranh và năng động.

Ngành công nghiệp gang thép của Philippines là một thành phần quan trọng trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế toàn diện và phát triển bền vững. Ngành công nghiệp này cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất và phân phối điện, các phương tiện giao thông và phương tiện, sản xuất máy móc và thiết bị - tất cả đều quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của một quốc gia. Đầu ra của ngành được sử dụng bởi cả các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp, chẳng hạn như điện tử, sản xuất thiết bị và đóng tàu, trong số những doanh nghiệp khác.

Ngành công nghiệp giấy của Philippines mong muốn đạt được khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu về bột giấy và giấy chính của đất nước, đồng thời phát triển các sản phẩm giấy và bột giấy có giá trị và chất lượng cao trong dài hạn, theo cách cạnh tranh quốc tế và bền vững với môi trường.

Theo Cơ quan Thống kê Philippines, chỉ số sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp của Philippines giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân 0,7%/năm, từ 134,5 điểm vào năm 2016 xuống mức thấp nhất 130,5 điểm vào năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Cơ cấu hàng sản xuất công nghiệp của Philippines và Việt Nam có khá nhiều nét tương đồng. Philippines thúc đẩy sản xuất các ngành công nghiệp: sản phẩm điện tử, hàng may mặc, phụ tùng ô tô, ngành ô tô, hóa chất, sản xuất gỗ, đồ nội thất, sắt và thép, giấy, chất dẻo, cao su, rau quả chế biến, sản xuất khoáng phi kim loại phục vụ cho cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng xuất khẩu các sản phẩm điện tử, đồ gia dụng, máy móc và thiết bị công nghiệp vào thị trường Philippines do nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này rất lớn nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế và bùng nổ của lĩnh vực xây dựng tại nước này.

Tháng 07/2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Philippin đạt 90,6 điểm, tăng so với 89,8 điểm trong tháng 06/2021, nhưng thấp hơn so với 92 điểm tháng 07/2020. Xu hướng tăng sản xuất công nghiệp trong tháng 07/2021 của Philippines được đóng góp bởi sự gia tăng của 15 trong tổng số 22 ngành.

Tháng 07/2021, có 19 trên tổng số 22 ngành công nghiệp của Philippines có tỷ lệ sử dụng công suất trung bình trên 50%, dẫn đầu là sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại (81,1%); sản xuất các sản phẩm thuốc lá (78,3%) và sản xuất đồ nội thất (74,1%). Ngoài ra, có tới 1/4 cơ sở sản xuất hoạt động hết công suất.

Như vậy, sản xuất công nghiệp phục hồi là động lực thúc đẩy Philippines tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu nhằm phục vụ nhu cầu chế biến trong nước. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Philippines, giai đoạn 2016-2020, nhập khẩu hàng hóa của nước này tăng trưởng bình quân 0,4%/năm, từ mức thấp nhất 402,64 tỷ USD năm 2016 tăng lên mức cao nhất 466,11 tỷ USD vào năm 2018, nhưng sau đó giảm dần xuống 404,28 tỷ USD năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Philippines nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam giai đoạn 2016-2020 tăng 12,6%/năm, từ 1,96 tỷ USD năm 2016 tăng lên mức cao nhất 3,64 tỷ USD vào năm 2019, sau đó giảm xuống 2,94 tỷ USD vào năm 2020. Thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Philippines giai đoạn 2016-2020 chiếm bình quân 2,9%/năm.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Philippines đạt 63,7 tỷ USD, tăng mạnh 30,26% so với 7 tháng đầu năm 2020. Sự phục hồi sản xuất trong nước và chi tiêu tiêu dùng tăng là động lực giúp Philippines đẩy mạnh nhập khẩu.

Theo Cơ quan Thống kê Philippines, quý II/2021, nền kinh tế nước này ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong 30 năm qua với mức tăng 11,8% so với quý II/2020, nhờ sự phục hồi trong hoạt động xây dựng và chi tiêu tiêu dùng. Việc mở cửa lại nền kinh tế một cách an toàn, thực hiện các biện pháp phục hồi và tăng tốc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, Philippines nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 2,34 tỷ USD, tăng 31,6% so với 7 tháng đầu năm 2020. Thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Philippines chiếm 3,68% trong 7 tháng đầu năm 2021, cao hơn so với 3,64% trong 7 tháng đầu năm 2020.

Qua số liệu thống kê trên, có thể thấy Philippines tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 và trong 7 tháng đầu năm 2021, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhập khẩu các mặt hàng trên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Philippines. Do đó, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Philippin trong thời gian tới, nhất là những mặt hàng chủ lực.

Cập nhật số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Philippines tăng trưởng khả quan 19% so với 8 tháng đầu năm 2020, đạt xấp xỉ 2,9 tỷ USD. Trong đó, có tới 28/34 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines tăng./.

Campuchia: Khách quốc tế tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2024

Campuchia: Khách quốc tế tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Du lịch Campuchia công bố ngày 27/9/2024, tổng số khách quốc tế đến nước này đạt 4,29 triệu lượt, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2023 (YOY).
Công bố chỉ số Chính sách SME ASEAN năm 2024

Công bố chỉ số Chính sách SME ASEAN năm 2024

Đây được coi là một bước tiến lớn trong việc tăng cường đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vào nền kinh tế khu vực.
Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Campuchia với các thành viên Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 22,92 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 62% tổng kim ngạch thương mại của nước này.
Việt Nam - Singapore tổ chức Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về kết nối kinh tế

Việt Nam - Singapore tổ chức Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về kết nối kinh tế

Thông qua Hội nghị Bộ trưởng về kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore lần thứ 18, Việt Nam đề nghị phía Singapore khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
Campuchia triển khai hệ thống khai báo nhập cảnh trực tuyến

Campuchia triển khai hệ thống khai báo nhập cảnh trực tuyến

Campuchia đã ra mắt hệ thống “Cambodia e-Arrival” (CeA) hỗ trợ làm thủ tục nhập cảnh trực tuyến nhằm mục đích đơn giản hóa quy trình nhập cảnh cho du khách.
Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
Hơn 60 cuộc giao thương thành công giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam

Hơn 60 cuộc giao thương thành công giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam

Nhóm 11 doanh nghiệp thuộc Đoàn doanh nghiệp khu thương mại tự do Hàn Quốc đã có những cuộc giao thương thành công với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, công nghệ, cơ khí,...
Tổng vốn hóa thị trường sàn giao dịch chứng khoán Campuchia đạt 2,73 tỷ USD

Tổng vốn hóa thị trường sàn giao dịch chứng khoán Campuchia đạt 2,73 tỷ USD

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý giao dịch chứng khoán Campuchia (SERC), kết thúc quý 2/2024, tổng giá trị vốn hóa Sàn giao dịch chứng khoán Campuchia (CSX) đạt 2,73 tỷ USD.
Tiếp sức cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Đông Nam Á

Tiếp sức cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Đông Nam Á

Đổi mới sáng tạo đã giúp những chiếc xe tuk-tuk chạy được bằng điện, bớt ồn và sạch sẽ. Hy vọng câu chuyện đó sẽ được nhân rộng thêm nữa trên chặng đường dài hướng tới cân bằng phát thải tại Đông Nam Á, chuyên gia HSBC kỳ vọng.
'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần có đột phá về hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam - Lào, thông qua việc đẩy mạnh hợp tác công-tư để phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế, nhất là tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt, hàng không...
"Mối quan hệ Việt Nam - Singapore sẽ tiếp tục phát triển rực rỡ"

"Mối quan hệ Việt Nam - Singapore sẽ tiếp tục phát triển rực rỡ"

Nhận định của Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam trong lễ kỷ niệm 59 năm ngày Quốc khánh Singapore tổ chức tối 14/8 tại Hà Nội.
ASEAN và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thứ 8 nâng cấp ACFTA

ASEAN và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thứ 8 nâng cấp ACFTA

Phiên đàm phán lần này diễn ra từ ngày 5 – 9/8 tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, với sự tham gia của hơn 180 đại biểu từ 10 nước thành viên ASEAN, Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN.
Tuyến đường sắt ASEAN - Trung Quốc có thể giúp giảm chi phí vận tải

Tuyến đường sắt ASEAN - Trung Quốc có thể giúp giảm chi phí vận tải

ASEAN Express dự kiến sẽ giúp mở ra thị trường mới cho khu vực Đông Nam Á và giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng như người dân địa phương.
Lĩnh vực nào tại Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Thái Lan?

Lĩnh vực nào tại Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Thái Lan?

Hiện Thái Lan xếp vị trí thứ 9 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và xếp thứ 2 trong ASEAN. Vậy những lĩnh vực nào được quốc gia này rót vốn nhiều nhất tại Việt Nam?
Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 (AEBF-24) do Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/9 tại Viên Chăn, Lào.
Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Tổng thương mại hàng hóa của Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 8,7%, lên mức 1,158 nghìn tỷ RM (tương đương khoảng 250 tỷ USD).
Việt Nam và ASEAN: 30 năm tiến trình hội nhập kinh tế

Việt Nam và ASEAN: 30 năm tiến trình hội nhập kinh tế

Gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 là cột mốc đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, kết nối giao thương, tạo đà cho các bước hội nhập sâu rộng hơn vào "sân chơi" khu vực và quốc tế.
Đại sứ các nước ASEAN và Timor-Leste tới chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm

Đại sứ các nước ASEAN và Timor-Leste tới chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 30/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp ông được bầu làm Chủ tịch nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) tại Việt Nam.
Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu về chuyển đổi số

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế số của Việt Nam và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
'Việt Nam và ASEAN cùng chung tay viết tiếp câu chuyện thành công'

'Việt Nam và ASEAN cùng chung tay viết tiếp câu chuyện thành công'

Tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa cùng các thành viên, đối tác của ASEAN chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công, mở ra tương lai chiến lược mới cho một Cộng đồng ASEAN.
Vai trò của thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN

Vai trò của thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN

Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhấn mạnh rằng sự cống hiến của thế hệ thanh niên các nước ASEAN sẽ góp phần mở ra con đường hướng tới một Cộng đồng ASEAN sẵn sàng cho tương lai.
Khai phá tiềm năng hợp tác giáo dục Việt Nam - Malaysia

Khai phá tiềm năng hợp tác giáo dục Việt Nam - Malaysia

Ngày 21/4, Văn phòng Giáo dục Malaysia và Ủy ban Giáo dục Malaysia (EMGS) đã tổ chức Ngày hội Giáo dục toàn cầu Malaysia với sự tham gia của Đại sứ Dato Tan Yang Thai, đại diện các đơn vị liên quan và các em học sinh.
Diễn đàn Tương lai ASEAN, một diễn đàn dành riêng cho ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN, một diễn đàn dành riêng cho ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt kỳ vọng rằng Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ tạo ra một nền tảng để tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ các ý tưởng mới và sáng tạo về tầm nhìn tương lai ASEAN.
MATRADE sắp tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Malaysia

MATRADE sắp tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Malaysia

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Malaysia cũng như kết nối doanh nghiệp hai nước, Cục Xúc tiến thương mại Malaysia (MATRADE) có kế hoạch tổ chức hàng loạt sự kiện trải rộng trên nhiều lĩnh vực trong suốt cả năm 2024.
ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Ngày 4/4, tại Seoul, Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, cùng Trưởng SOM Hàn Quốc Chung Byung-won đồng chủ trì, điều hành Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc thường niên lần thứ 28.
Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường mới ở ASEAN

Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường mới ở ASEAN

Kết quả cuộc "Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN" của HSBC cho thấy, khoảng 9/10 doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN
Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN

Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN

Ngày 28/3, HSBC công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số trong khu vực mở rộng quy mô.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 14 sáng kiến hợp tác

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 14 sáng kiến hợp tác

Các sáng kiến tập trung vào ba định hướng chính, bao gồm hồi phục và kết nối các nền kinh tế, kiến tạo tương lai bao trùm và bền vững, chuyển đổi hướng đến tương lai số.
Thủ tướng: Tạo đột phá về hợp tác kinh tế giữa ASEAN - Australia

Thủ tướng: Tạo đột phá về hợp tác kinh tế giữa ASEAN - Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ASEAN và Australia tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại trong 10 năm tới; đột phá trong hợp tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia

Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia

Trong hai ngày 5/3 - 6/3, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành thời gian để gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Australia, New Zealand và Tổng Thư ký ASEAN.
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa ASEAN và Australia

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa ASEAN và Australia

Sáng 6/3, tại thành phố Melbourne, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia.
PMI ngành sản xuất ASEAN tiếp tục cải thiện trong tháng 2/2024

PMI ngành sản xuất ASEAN tiếp tục cải thiện trong tháng 2/2024

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 2/2024 cho thấy các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất của 7 quốc gia ASEAN được khảo sát đang tiếp tục cải thiện, mặc dù chỉ ở mức độ nhẹ.
VinFast ký thoả thuận cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia

VinFast ký thoả thuận cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia

Trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (IIMS) ngày 22/2/2024, VinFast chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ về việc cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia.
Tập đoàn bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan thành lập pháp nhân tại Việt Nam

Tập đoàn bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan thành lập pháp nhân tại Việt Nam

Central Pattana - thành viên của Central Group (tập đoàn đa ngành hàng đầu Thái Lan) vừa chính thức thành lập pháp nhân tại Việt Nam với tên gọi công ty TNHH CPN Global.
Việt Nam - Indonesia gắn kết với nhau bởi số phận và hoài bão

Việt Nam - Indonesia gắn kết với nhau bởi số phận và hoài bão

Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia gắn kết không chỉ bởi mối quan hệ bền chặt mà còn bởi số phận và hoài bão.
Xem thêm