qc-phu-my

Sớm hiện thực hoá mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo.

Toàn cảnh diễn đàn.
Toàn cảnh diễn đàn.

Tại Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chiều 7/12, các chuyên gia, nhà hoạch định, doanh nghiệp… đã chia sẻ các cơ hội, lẫn thách thức xung quanh câu chuyện phát triển điện khí LNG tại Việt Nam.

Cơ hội đi kèm với nhiều thách thức

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, Việt Nam là quốc gia có nhiều cơ hội thuận lợi cho điện khí LNG. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện khí LNG.

Sớm hiện thực hoá mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

"Phát triển điện khí LNG góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định cho hệ thống, giảm thiểu phát thải khí nhà kính tác động đến môi trường; là nguồn dự phòng khi tỷ trọng của các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao trong cơ cấu nguồn, không gặp tình trạng gián đoạn và phụ thuộc vào thiên nhiên như điện gió hay điện mặt trời. Đặc biệt, điện khí LNG giúp ngành điện phát triển xanh hơn, góp phần thực hiện cam kết tại hội nghị COP26"

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn trong hoạch định chính sách, đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành...

Theo ông Hoàng Quang Phòng, hiện nay Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn nhiên liệu này. Hoạt động nhập khẩu cần tuân thủ các thông lệ mua bán LNG quốc tế trong khi Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu cũng như chưa xây dựng hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý cho các dự án LNG.

Cùng với đó, Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm trong phát triển các chuỗi dự án điện - khí LNG; xây dựng, vận hành các dự án kho cảng LNG có yêu cầu cao về kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt với vốn đầu tư lớn.

Đặc biệt, các quy hoạch ngành, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa phù hợp với Quy hoạch Điện VIII có thể làm kéo dài thời gian hoàn thành thủ tục cấp phép đầu tư, tiến độ xây dựng dự án…

Về phía các doanh nghiệp, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, đầu tư cho dự án điện khí LNG cần nguồn lực lớn, công nghệ hiện đại nên việc thu xếp vốn cho dự án gặp nhiều thách thức, cần phải đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính về các điều kiện bảo lãnh, cam kết để dự án đầu tư có hiệu quả. Trong khi đó, hiện việc phát triển các dự án phải tuân thủ các quy trình đầu tư thông thường cũng như chưa có cơ chế ưu đãi, khuyến khích về thuế, phí để thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển loại hình nguồn điện mới.

“Chúng ta đang bước vào tháng cuối năm 2023. Từ nay đến mốc 2030 để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra Quy hoạch Điện VIII không còn nhiều. Để các dự án khí hóa lỏng triển khai kịp tiến độ rất cần sự chung tay các cấp, các ngành trong việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trên”, Phó Chủ tịch VCCI cho biết.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam nhận định, phát triển điện khí LNG vừa qua còn gặp nhiều thách thức. Đầu tiên là thị trường tiêu thụ điện tăng chậm so với mục tiêu tại quy hoạch điện.

Tiếp đó là thiếu khung pháp lý để hoàn thành đàm phán và ký kết các thoả thuận pháp lý, kỹ thuật, thương mại giữa các chủ thể trong chuỗi dự án điện khí LNG; thách thức về vấn đề bảo lãnh Chính phủ, bỏ bảo lãnh Chính phủ nhưng các doanh nghiệp lại chưa có đủ hành lang pháp lý để bảo lãnh thay thế;

Vấn đề bảo lãnh, bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ, nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG; vấn đề ban hành khung giá phát điện cho nhà máy phát điện khí LNG vẫn còn đang nghiên cứu xem xét; vấn đề cam kết tổng sản lượng;vấn đề cam kết đường dây truyền tải. Thứ tám là nguy cơ mất kiểm soát tiến độ của dự án.

6 nhóm giải pháp hiện thực hóa mục tiêu

Với những thách thức lớn nêu trên, TS Nguyễn Quốc Thập đã đề xuất 6 nhóm giải pháp trọng tâm để gỡ khó, sớm hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII.

Cụ thể, nhóm giải pháp thứ nhất là mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện khí LNG theo sát với mục tiêu cung cấp khí điện LNG trong Quy hoạch Điện VIII.

Theo đó, xây dựng tập trung, đồng bộ các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô tiêu thụ điện đủ lớn cùng với việc triển khai các dự án kho cảng và nhà máy điện khí LNG.

“Chính họ là các hộ tiêu thụ và là cơ sở quan trọng cam kết tiêu thụ điện (Qc) và khi đó, các cam kết trong Hợp đồng mua bán điện sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Đây cũng là chính sách giúp thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG. Thêm vào đó, chúng ta cần có thêm các chính sách kích cầu về điện, kích thích sản xuất và kích thích tiêu dùng song song với khuyến khích tiết kiệm điện”, ông Nguyễn Quốc Thập nhấn mạnh.

Nhóm giải pháp thứ hai là sớm sửa đổi các Bộ Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế và các Bộ Luật, Nghị định hướng dẫn liên quan.

Ông Thập cho rằng, quan trọng nhất đó là cần phải chấp nhận chuỗi kinh doanh khí điện LNG hoạt động theo cơ chế thị trường và các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thực hiện việc giám sát và hậu kiểm mọi quá trình hoạt động của chuỗi.

Tiếp đó, cho phép các chủ thể các nhà máy điện khí được quyền đàm phán bán điện một cách cạnh tranh giữa EVN và các hộ tiêu thụ điện.

Đồng thời, cho phép các nhà máy điện được quyền mua trực tiếp LNG và thuê kho cảng tàng trữ và tái hóa khí của kho cảng LNG. Song song, với quá trình đó cần bổ sung khung thuế và phí phát thải CO2 trong Luật Thuế và Luật Bảo vệ môi trường.

Nhóm giải pháp thứ ba là cập nhật và sửa đổi Điều lệ và Quy chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). “Việc Chính phủ không còn trực tiếp đứng ra bảo lãnh các Hợp đồng mua bán khí và mua bán điện là một quyết sách đúng, tuy nhiên với khung pháp lý hiện tại PVN và EVN không đủ cơ sở để thực hiện bảo lãnh thay thế”, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam đánh giá.

TS Nguyễn Quốc Thập cũng cho rằng, cần phải cập nhật và sửa đổi Điều lệ và Quy chế tài chính liên quan đến quyền cam kết và thế chấp tài sản hay dòng tiền của hai tập đoàn đã và đang tham gia vào chuỗi các dự án điện khí LNG nói riêng và các chuỗi dự án lớn khác nói chung. Khi đó, nút thắt về bảo lãnh Chính phủ sẽ được tháo gỡ.

Nhóm giải pháp thứ tư, Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước vẫn cần cam kết và đảm bảo về khối lượng chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ và tỷ giá sẽ do thị trường quyết định. “Nhà đầu tư sẽ hoàn toàn được thuyết phục nếu chúng ta chấp nhận cách tiếp cận này và nút thắt cũng sẽ được tháo gỡ”, TS Nguyễn Quốc Thập khẳng định.

Nhóm giải pháp thứ năm là tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế. Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, hợp tác quốc tế sâu rộng sẽ giúp chúng ta có cơ hội để xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách năng lượng nói chung và điện khí LNG nói riêng. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả tối ưu điện khí LNG.

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế sâu rộng cũng giúp lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghệ, tài chính và kinh nghiệm triển khai.

Sớm hiện thực hoá mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII
“Chúng tôi cho rằng, hợp tác quốc tế tốt và hiệu quả sẽ là một trong các điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện LNG theo Quy hoạch Điện VIII” TS Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam

Nhóm giải pháp thứ sáu là thay đổi nhận thức và tư duy. Với một loại hình kinh doanh mới, ông Thập cho rằng cần có cách tiếp cận mới, phù hợp và khả thi.

Điện khí LNG không phải chỉ có nhà máy điện và kho cảng LNG, mà điện khí LNG cần được hấp thụ hay tiêu thụ bởi các hộ tiêu thụ điện công nghiệp đó là các khu công nghiệp hay các nhà máy chế biến và nói rộng hơn là nền kinh tế.

“Nhận thức về giá điện khí LNG cũng cần phải thay đổi và như đã đề cập ở trên, giá điện khí LNG bắt buộc phải theo cơ chế thị trường vì trọng số trong cấu thành giá điện khí LNG chủ yếu là giá LNG nhập khẩu”, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nói.

Muốn có giá LNG tốt thì phải có các cam kết dài hạn, muốn cam kết mua và bán khí LNG dài hạn thì cũng phải có cam kết dài hạn từ nhà máy điện, rồi nhà máy điện muốn cam kết được thì cũng phụ thuộc vào khách hàng của họ có cam kết mua điện dài hạn hay không. Bởi các nước nhập khẩu LNG và kinh doanh khí điện LNG đều đã thành công với những mức độ nhau và họ vẫn đang mở rộng quy mô. Các nhà đầu tư đầu cuối (tiêu thụ điện khí LNG) ở những nơi đó vẫn tiếp tục đầu tư, và tạo thành một chuỗi giá trị và liên hoàn.

Từ những kinh nghiệm đó, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng các cam kết dài hạn, hợp tác quốc tế và thị trường là những điều kiện tiên quyết hay điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa các dự án khí điện theo Quy hoạch Điện VIII và Quy hoạch Năng lượng Quốc gia.

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo.

Như vậy, đến năm 2030 sẽ phát triển 23.900 MW điện khí, tương đương tỷ trọng hơn 14,9% cơ cấu nguồn điện. Nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tăng lên, đạt khoảng 14 -18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13 - 16 tỷ m3 vào năm 2045.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, hai bên tham gia cơ chế - đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, sẽ tự thảo luận hợp đồng.
Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 (AEBF-24) do Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/9 tại Viên Chăn, Lào.
Xăng RON 95 tăng lần thứ 4 liên tiếp, tiến gần mốc 24.000 đồng/lít

Xăng RON 95 tăng lần thứ 4 liên tiếp, tiến gần mốc 24.000 đồng/lít

Chiều 4/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã có phiên tăng thứ tư liên tiếp, đưa giá mặt hàng này tiến gần mốc 24.000 đồng/lít.
Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80 ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Không dừng ở mốc 23.000 đồng/lít, xăng RON 95 có thể tăng lần thứ 4 liên tiếp

Không dừng ở mốc 23.000 đồng/lít, xăng RON 95 có thể tăng lần thứ 4 liên tiếp

Dự báo trong kỳ điều hành chiều 4/7, giá xăng trong nước sẽ tăng khoảng 320-400 đồng/lít nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá, còn giá dầu có khả năng tăng ít hơn.
6 tháng đầu năm, TKV cung cấp gần 23,5 triệu tấn than cho sản xuất điện

6 tháng đầu năm, TKV cung cấp gần 23,5 triệu tấn than cho sản xuất điện

Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong 6 tháng đầu năm, sản lượng than tiêu thụ toàn tập đoàn đạt 26,77 triệu tấn, trong đó cung cấp cho sản xuất điện đạt 23,47 triệu tấn.
SK E&S và T&T Group hợp tác phát triển năng lượng xanh bền vững

SK E&S và T&T Group hợp tác phát triển năng lượng xanh bền vững

Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK – Hàn Quốc) đang tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với Tập đoàn T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
Giá xăng RON 95 vượt mốc 23.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 vượt mốc 23.000 đồng/lít

Chiều 27/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã có phiên tăng thứ ba liên tiếp, đưa giá mặt hàng này lên trên mức 23.000 đồng/lít.
Giá xăng chiều nay có thể tăng vượt 23.000 đồng/lít

Giá xăng chiều nay có thể tăng vượt 23.000 đồng/lít

Dự kiến trong kỳ điều hành chiều 27/6, giá xăng trong nước có thể tăng khoảng 450-600 đồng/lít. Điều này có thể đẩy giá xăng RON 95 vượt mốc 23.000 đồng/lít.
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều dư địa hợp tác về tăng trưởng xanh

Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều dư địa hợp tác về tăng trưởng xanh

Trong khuôn khổ Hội nghị WEF Đại Liên 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ủy ban trung hòa carbon và tăng trưởng xanh Hàn Quốc Kim Sang-Huyp.
Ký kết hợp đồng cung cấp dài hạn dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Ký kết hợp đồng cung cấp dài hạn dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng nguyên tắc cung cấp dài hạn dầu thô Bạch Hổ cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất giai đoạn 2024-2027.
Giá xăng RON 95 lên 22.500 đồng/lít

Giá xăng RON 95 lên 22.500 đồng/lít

Chiều 20/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã có phiên tăng thứ hai liên tiếp sau khi giảm sâu về quanh mốc 21.000 đồng/lít.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giá điện không chỉ tăng mà sẽ có cả giảm

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giá điện không chỉ tăng mà sẽ có cả giảm

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, để điều chỉnh giá điện hiện nay, phải thực hiện theo Quyết định 05 của Thủ tướng áp dụng từ ngày 15/5/2024, tuy nhiên giá điện sẽ không chỉ có tăng, mà còn có giảm.
Hoàn thiện hai nghị định quan trọng về phát triển điện mặt trời

Hoàn thiện hai nghị định quan trọng về phát triển điện mặt trời

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu phương án khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà kết hợp đầu tư thiết bị lưu trữ điện để bán lại cho EVN với giá điện nền huy động vào giờ cao điểm.
Giá xăng trong nước có thể tiếp tục tăng vào kỳ điều hành ngày 20/6

Giá xăng trong nước có thể tiếp tục tăng vào kỳ điều hành ngày 20/6

Dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (20/6), giá xăng trong nước sẽ tăng lần thứ 2 liên tiếp. Nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng 180-220 đồng/lít.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3: Vẫn còn 2 địa phương chưa bàn giao mặt bằng

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3: Vẫn còn 2 địa phương chưa bàn giao mặt bằng

Tính đến ngày 17/6, các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã bàn giao 99,6% hành lang tuyến (511/513 khoảng néo), tuy nhiên vẫn còn 2 khoảng néo chưa bàn giao tại hai địa phương: Nghệ An và Nam Định.
Tiêu thụ điện của Hà Nội tiếp tục lập kỷ lục trong tuần cao điểm nắng nóng

Tiêu thụ điện của Hà Nội tiếp tục lập kỷ lục trong tuần cao điểm nắng nóng

Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến lượng điện tiêu thụ trong ngày 14/6/2024 tại TP Hà Nội ở mức 103,3 triệu kWh – cao nhất từ trước đến nay, phá kỷ lục ngày 29/5 vừa qua và cao hơn khoảng 2 triệu kWh so với ngày cao nhất của năm 2023 là 101,133 triệu kWh.
Bộ Công Thương yêu cầu triển khai kế hoạch liên quan đến mua bán tín chỉ carbon

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai kế hoạch liên quan đến mua bán tín chỉ carbon

Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon.
Xăng RON 95 tăng trở lại mốc hơn 22.000 đồng/lít

Xăng RON 95 tăng trở lại mốc hơn 22.000 đồng/lít

Chiều 13/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã quay đầu tăng trở lại sau 2 phiên liên tiếp giảm sâu về quanh mốc 21.000 đồng/lít.
PV GAS đón chuyến tàu LNG thứ 5 về Việt Nam

PV GAS đón chuyến tàu LNG thứ 5 về Việt Nam

Con tàu LNG mang tên AMANI chở gần 70.000 tấn LNG xuất phát từ cảng Lumut I, Brunei, được PV GAS nhập từ nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thuộc top đầu thế giới là Petrochina International Pte. Ltd (PCSG).
Phó Thủ tướng: Cần quy định rõ các hình thức mua bán điện trực tiếp

Phó Thủ tướng: Cần quy định rõ các hình thức mua bán điện trực tiếp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, trong đó quy định rõ các hình thức mua bán điện trực tiếp.
Giá xăng có thể đứt chuỗi giảm vào kỳ điều hành ngày 13/6

Giá xăng có thể đứt chuỗi giảm vào kỳ điều hành ngày 13/6

Sau chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp, giá xăng tại kỳ điều hành chiều mai 13/6 được dự báo sẽ tăng nhẹ khoảng 150-250 đồng/lít tùy loại.
Chỉ số hàng hóa: Giá khí tự nhiên đạt đỉnh 6 tháng

Chỉ số hàng hóa: Giá khí tự nhiên đạt đỉnh 6 tháng

Lực mua áp đảo trên nhóm năng lượng và nguyên liệu công nghiệp ngày 11/6, trong khi đó, sắc đỏ phủ kín bảng giá kim loại và nông sản. Chỉ số MXV-Index giằng co quanh biên độ hẹp, chốt ngày nhích nhẹ 0,06%, lên 2.291 điểm.
Hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa lớn hệ thống khí Hàm Rồng - Thái Bình năm 2024

Hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa lớn hệ thống khí Hàm Rồng - Thái Bình năm 2024

Trong tháng 5/2024, Chi nhánh Khí Hải Phòng (PV GAS HAI PHONG) đã hoàn thành công tác bảo dưỡng sửa chữa lớn - Turn Around (TA) trong đợt dừng khí năm 2024 tại hệ thống khí Hàm Rồng – Thái Bình.
Sản xuất điện đạt 124,25 tỷ kWh trong 5 tháng đầu năm 2024

Sản xuất điện đạt 124,25 tỷ kWh trong 5 tháng đầu năm 2024

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tháng 5 năm nay, điện sản xuất toàn hệ thống tăng 11,3%. Luỹ kế 5 tháng 2024, điện sản xuất tăng 12,2% so với cùng kỳ.
Phó thủ tướng: Cần mở rộng nguồn điện tái tạo mua bán trực tiếp

Phó thủ tướng: Cần mở rộng nguồn điện tái tạo mua bán trực tiếp

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu mở rộng các nguồn điện sinh khối, rác được tham gia mua bán trực tiếp không qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Giá xăng RON 95 xuống mốc 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 xuống mốc 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 đã giảm mạnh xuống còn hơn 21.900 đồng/lít trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 6/6 của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá xăng ngày 6/6 có thể giảm xuống dưới mốc 22.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 6/6 có thể giảm xuống dưới mốc 22.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 6/6 được dự báo giảm mạnh theo giá xăng dầu thế giới. Nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giảm từ 550-700 đồng/lít, như vậy xăng RON 95 có thể về dưới mốc 22.000 đồng/lít.
Quảng Nam đề xuất bổ sung dự án thuỷ điện 1.200 tỷ vào quy hoạch

Quảng Nam đề xuất bổ sung dự án thuỷ điện 1.200 tỷ vào quy hoạch

Tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng xem xét bổ sung dự án Thủy điện Tăk Lê vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII .
Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đôn đốc 2 công trình điện trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đôn đốc 2 công trình điện trọng điểm

Sáng 2/6, trong chuyến công tác tại Quảng Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới kiểm tra, đốc thúc dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch và dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
Lấy ý kiến dự thảo Thông tư xây dựng khung giá thủy điện tích năng

Lấy ý kiến dự thảo Thông tư xây dựng khung giá thủy điện tích năng

Bộ Công Thương vừa có văn bản 735 lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá thủy điện tích năng gồm 4 chương và 11 điều khoản.
Yêu cầu các địa phương hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3

Yêu cầu các địa phương hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện về việc huy động các nguồn lực của địa phương để bảo đảm hậu cần và tăng cường hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
T&T Group và Tập đoàn Erex hợp tác phát triển nhà máy điện sinh khối tại An Giang

T&T Group và Tập đoàn Erex hợp tác phát triển nhà máy điện sinh khối tại An Giang

T&T Group và Tập đoàn Erex (Nhật Bản) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy điện sinh khối An Giang 1.
Phát triển PV GAS thành đơn vị chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp khí Việt Nam

Phát triển PV GAS thành đơn vị chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp khí Việt Nam

PV GAS nhận thức rõ trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong việc phối hợp cùng EVN duy trì lưới điện quốc gia phục vụ cho sản xuất công nghiệp và dân sinh, cấp khí để sản xuất phân đạm phục vụ nông nghiệp, cấp khí cho sản xuất công nghiệp trong nước...
Tiêu thụ điện tại Hà Nội lập đỉnh, đạt mức cao nhất trong lịch sử

Tiêu thụ điện tại Hà Nội lập đỉnh, đạt mức cao nhất trong lịch sử

Trong những ngày gần đây, khu vực miền Bắc đã bước vào cao điểm đợt nóng. Theo thống kê của EVNHANOI, lượng điện tiêu thụ của TP Hà Nội liên tục tăng cao và đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử.
Giá xăng RON 95 giảm về gần 22.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm về gần 22.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 đã giảm mạnh về quanh mốc 22.000 đồng/lít trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 30/5 của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Xem thêm