Sự chuyển mình của nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên

Cùng với việc nỗ lực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, diện mạo nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên đang ngày thêm khởi sắc.

Theo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hưng Yên, ngay sau khi Nghị quyết số 09 - NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tham mưu Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 2/6/2022 của UBND để cụ thể hoá, thực hiện nghị quyết.

Cùng với đó, chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và chính quyền các cấp xây dựng, ban hành chương trình hành động, kế hoạch của đơn vị mình và tổ chức tuyên truyền, quán triệt, học tập, triển khai thực hiện sâu rộng nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Khai thác và phát huy tốt lợi thế của tỉnh

Cụ thể, UBND tỉnh Hưng Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ và giải vụ, chuyển đổi từ đất trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây hiệu quả kinh tế cao hơn, gia tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích canh tác; chỉ đạo đẩy mạnh việc áp dụng các quy chuẩn trong sản xuất như VietGAP, GlobalGAP, truy xuất nguồn gốc...

Gắn kết thực hiện việc chuyển đổi số với nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; xây dựng và thực hiện đề án "Bảo tồn và phát triển vùng trồng nhãn, vải đặc sản của tỉnh"; dự án "Tăng cường khảo nghiệm để phát triển nhanh những giống cây trồng mới phục vụ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng của tỉnh"; dự án “Chọn lọc, duy trì, sản xuất, giống gốc nếp thơm Hưng Yên và chọn tạo giống lúa mới phục vụ nhu cầu sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh”; chuyển giao kỹ thuật trồng và thâm canh các giống lúa, cây vụ đông và chuyển đổi đất, xây dựng cánh đồng mẫu...

Một góc nông thôn mới ở xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm.
Một góc nông thôn mới ở xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Trong chăn nuôi, tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, gia trại; chăn nuôi tập trung theo mô hình VietGAP, theo hướng an toàn sinh học, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, chủ động kiểm soát chất lượng con giống, chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và an toàn dịch bệnh...

Đối với thuỷ sản, chỉ đạo tập trung chuyển đổi cơ cấu giống, loài nuôi, đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi, chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang hình thức nuôi theo hợp tác xã, doanh nghiệp, từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, tích cực ứng dụng công nghệ “nuôi cá sông trong ao nước tĩnh”, “nuôi lồng bè trên sông” và “nuôi thủy sản trong ao bán nổi”…

Ngoài ra, tập trung các hoạt động hỗ trợ cơ giới hóa, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại; chứng nhận sản phẩm OCOP; đê điều thủy lợi, nước sạch, phòng chống thiên tai, an toàn thực phẩm, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, thu hút đầu tư, tích tụ tập trung ruộng đất...

Toàn tỉnh Hưng Yên hiện có hơn 3.100 ha cây rau, củ, quả sản xuất theo quy trình VietGAP và sản xuất hữu cơ.
Toàn tỉnh Hưng Yên hiện có hơn 3.100 ha cây rau, củ, quả sản xuất theo quy trình VietGAP và sản xuất hữu cơ.

Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết, mục tiêu của nghị quyết đó là nhằm thực hiện cơ cấu lại, xây dựng nền nông nghiệp Hưng Yên “Hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững”; tập trung khai thác và phát huy tốt lợi thế của tỉnh; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn sản xuất với bảo quản và chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp

Đồng thời, đổi mới phương thức sản xuất, cải thiện thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới; xây dựng nông thôn mới “sáng, xanh, sạch, đẹp”; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, ngày càng văn minh, hiện đại; xây dựng đời sống văn hoá và bảo vệ môi trường nông thôn.

Nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập cao

Thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ/TU, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Hưng Yên đã ban hành mới và rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tiếp tục cho thực hiện 52 đề án, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

Trong đó, lĩnh vực trồng trọt chuyển sang sản xuất theo hướng chất lượng cao. Đến nay, toàn tỉnh Hưng Yên có hơn 3.100 ha cây rau, củ, quả sản xuất theo quy trình VietGAP và sản xuất hữu cơ; đã chuyển hàng nghìn ha đất trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có giá trị cao, nâng tổng số diện tích đã chuyển đổi lên 19.000 ha; diện tích nhiều loại cây trồng có giá trị thu nhập cao tăng nhanh, trong đó cây nhãn đạt khoảng 5000 ha, vải hơn 1.100 ha, cây có múi hơn 4.600 ha; diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 70,1%.

Nhiều mô hình sản xuất rau, quả, cây dược liệu... cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với sản xuất lúa; giá trị thu được trên một ha canh tác năm 2022 đạt trên 230 triệu đồng, năm 2023 đạt 238 triệu đồng/ha và mục tiêu nghị quyết đến năm 2025 là 250 triệu đồng/ha.

Đến nay, tổng diện tích vải toàn huyện Phù Cừ (Hưng Yên) đạt khoảng 1.200 ha, gồm vải lai chín sớm Phù Cừ (diện tích trồng 850 ha) và vải trứng Hưng Yên (diện tích trồng 350 ha) được sản xuất theo quy trình VietGAP. Trong ảnh: Sản phẩm vải trứng Hưng Yên, vải lai chín sớm Phù Cừ được trưng bày, bán tại Khu đô thị Ecopark Văn Giang.
Đến nay, tổng diện tích vải toàn huyện Phù Cừ (Hưng Yên) đạt khoảng 1.200 ha, gồm vải lai chín sớm Phù Cừ (diện tích trồng 850 ha) và vải trứng Hưng Yên (diện tích trồng 350 ha) được sản xuất theo quy trình VietGAP. Trong ảnh: Sản phẩm vải trứng Hưng Yên, vải lai chín sớm Phù Cừ được trưng bày, bán tại Khu đô thị Ecopark Văn Giang.

Về lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản từng bước chuyển sang chăn nuôi an toàn sinh học, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản chiến tỷ lệ ngày càng cao, hơn 52% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong đó, nuôi thủy sản chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình sang hình thức nuôi theo tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp… phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và xuất bán đi các tỉnh, thành phố trong nước.

Các loại hình tổ chức sản xuất được đổi mới phù hợp và hiệu quả hơn, số lượng hợp tác xã thành lập mới tăng, hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cơ bản được chuyển đổi. Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn đang tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường và có sự chuyển dịch hiệu quả; sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi giá trị có sự hợp tác, liên kết giữa nông dân, các tổ chức nông dân (tổ hợp tác, hợp tác xã) với doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản ngày càng được quan tâm, mở rộng…

Theo ông Lê Trung Cần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên, xuất phát từ nhu cầu tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn, thuận lợi cho ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất; tạo ra ngày càng nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, các địa phương trong tỉnh đã triển khai mạnh mẽ chủ trương dồn điền đổi thửa và xây dựng cánh đồng lớn.

Mô hình cánh đồng lớn xuất hiện và được nhân rộng tại nhiều địa phương đã thúc đẩy phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân, tăng cường liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp, từ năm 2021 đến tháng 6/2023, toàn tỉnh đã hình thành được 300 mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, quy mô lớn với tổng diện tích 5.980 ha, bình quân khoảng 20ha/mô hình.

Bên cạnh đó, từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã triển khai hàng chục nhiệm vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đưa vào đời sống; trình diễn, khảo nghiệm, chọn tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và dịch bệnh đưa vào sản xuất như giống lúa nếp thơm Hưng Yên; giống vải trứng và vải lai chín sớm Hưng Yên

Bên cạnh đó là ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô giống hoa các loại; giống gà Đông Tảo, gà Đông Tảo lai; giống bò lai Laisind; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thụ tinh nhân tạo giống bò, giống gà Đông Tảo; ứng dụng công nghệ tưới phun nhỏ giọt tự động, tưới tiết kiệm nước, sản xuất nhà lưới, nhà màng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm (Check.net; OTAS; quản lý dữ liệu thủy sản...); ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về mạ khay, máy cấy phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp...

Giá trị thu được trên một ha canh tác năm 2023 của Hưng Yên đạt 238 triệu đồng. Trong ảnh: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn đến tham quan sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên và trao đổi với người sản xuất nhãn trong tỉnh.
Giá trị thu được trên một ha canh tác năm 2023 của Hưng Yên đạt 238 triệu đồng. Trong ảnh: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn đến tham quan sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên và trao đổi với người sản xuất nhãn trong tỉnh.

Đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên thông tin, toàn tỉnh hiện có 252 sản phẩm OCOP, trong đó có 206 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 46 sản phẩm đạt hạng 4 sao. Hệ thống truy xuất nguồn gốc đã đăng tải thông tin của 379 cơ sở, với 900 sản phẩm nông, lâm, thủy sản; giúp xây dựng cơ sở dữ liệu của các đơn vị tham gia, nhằm cung cấp các thông tin chính xác, nhanh nhất, tạo niềm tin với người tiêu dùng và mở rộng thị trường.

Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hưng Yên chú trọng đầu tư trực tiếp cho các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội ở nông thôn, hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất để thoát nghèo bền vững…

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên, năm 2023, toàn tỉnh huy động được trên 11.400 tỷ đồng trong xây dựng nông thôn mới. Hưng Yên có thêm 19 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 102/139 xã, 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 153 khu dân cư được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Năm 2024, tỉnh Hưng Yên phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu có từ 1 đến 2 huyện được công nhận huyện nông thôn mới nâng cao.

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Hưng Yên tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như bám sát các văn bản, hướng dẫn của Trung ương, các bộ, ngành để triển khai thực hiện; rà soát, nghiên cứu, tham mưu các cơ chế chính sách dành riêng cho địa phương. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, xây dựng gương điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất tiêu biểu. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại…

Hợp tác năng lượng sẽ được bàn luận tại Diễn đàn Việt Nam - EU

Hợp tác năng lượng sẽ được bàn luận tại Diễn đàn Việt Nam - EU

Diễn đàn Việt Nam - EU nhằm mục tiêu duy trì kênh tương tác, trao đổi thiết thực giữa cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – EU trong đối thoại chính sách, cập nhật thông tin thị trường, hỗ trợ kết nối kinh doanh, đầu tư.
Xuất khẩu sắn tươi của Campuchia tăng hơn 160% trong 3 quý đầu năm 2024

Xuất khẩu sắn tươi của Campuchia tăng hơn 160% trong 3 quý đầu năm 2024

Theo báo cáo, Campuchia đã xuất khẩu hơn 2 triệu tấn sắn tươi trong ba quý đầu năm 2024, tăng 162,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Giá cà phê thế giới giảm tuần thứ 4 liên tiếp

Giá cà phê thế giới giảm tuần thứ 4 liên tiếp

Khép lại tuần giao dịch vừa qua (21/10 – 27/10), theo MXV, giá cà phê thế Robussta đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp, về mức thấp nhất trong hơn hai tháng.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có tháng thứ 3 trong năm 2024 bị sụt giảm

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có tháng thứ 3 trong năm 2024 bị sụt giảm

Tháng 9/2024, kim ngạch xuất cá tra sang Trung Quốc chứng kiến sụt giảm 16% so với cùng kỳ năm 2023, còn 48 triệu USD. Đây cũng là tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024 thị trường này giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Tạo sân chơi quốc tế cho sản phẩm OCOP Việt Nam từ Vietnam OCOPEX

Tạo sân chơi quốc tế cho sản phẩm OCOP Việt Nam từ Vietnam OCOPEX

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (Vietnam OCOPEX) lần đầu tiên tổ chức sẽ là cơ hội để sản phẩm OCOP của Việt Nam giới thiệu, quảng bá đến cộng đồng quốc tế sâu rộng hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ và canh tác khoai tây các tỉnh phía Bắc tại Hải Dương

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ và canh tác khoai tây các tỉnh phía Bắc tại Hải Dương

Tại Hải Dương, sáng 25/10, Nhóm công tác PPP (đối tác công - tư) về rau quả trong khuôn khổ Đối tác Phát triển Nông nghiệp bền vững (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ và canh tác khoai tây tại các tỉnh phía Bắc.
Doanh thu Vĩnh Hoàn tăng 22%, hàng tồn kho xuống mức 3.600 tỷ đồng

Doanh thu Vĩnh Hoàn tăng 22%, hàng tồn kho xuống mức 3.600 tỷ đồng

Hàng tồn kho của Vĩnh Hoàn giảm gần 12% trong 3 quý đầu năm 2024, còn 3.695 tỷ đồng, góp phần giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng 22%, lên mức hơn 9.300 tỷ đồng.
Giá cà phê thế giới ‘rơi’ xuống mức thấp nhất trong hai tháng

Giá cà phê thế giới ‘rơi’ xuống mức thấp nhất trong hai tháng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch hôm qua (24/10), hai mặt hàng cà phê Arabica và Robusta đều lao dốc.
8 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp ASEAN

8 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp ASEAN

Tại Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 46, các bên tham gia đã xác định 8 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp khu vực, bao gồm chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi, khuyến khích áp dụng công nghệ số, thúc đẩy nông nghiệp bền vững...
Rào cản cho doanh nghiệp Việt khi tiếp cận thị trường Halal

Rào cản cho doanh nghiệp Việt khi tiếp cận thị trường Halal

Trong khuôn khổ Hội nghị Halal toàn quốc, tại phiên thảo luận, các chuyên gia quốc tế đã nêu ra những thách thức cũng như chia sẻ về tiềm năng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Halal.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 9 tháng đầu năm

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, đứng sau là Nam Việt...
‘Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal’

‘Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal’

Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về mục tiêu phát triển ngành Halal của Việt Nam tại Hội nghị Halal toàn quốc, diễn ra chiều ngày 22/10.
Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 1,33 tỷ USD, chiếm 18% tỷ trọng về giá trị.
Campuchia dự định thành lập khu vực chuyên canh hạt điều

Campuchia dự định thành lập khu vực chuyên canh hạt điều

Campuchia dự định thành lập một khu vực chuyên canh hạt điều tại tỉnh Kampong Thom để xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Trung Đông và thị trường Liên minh châu Âu.
Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Sau 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 2,8 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu tôm, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất siêu 0,4 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu tháng 10/2024

Việt Nam xuất siêu 0,4 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu tháng 10/2024

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10/2024 (1/10 - 15/10), Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hóa với thế giới đạt 31,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ hai cho Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ hai cho Trung Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ hai cho Trung Quốc, chỉ đứng sau Nga, với trị giá gần 3 tỷ USD.
Sắp diễn ra Hội nghị Halal toàn quốc lần đầu tiên

Sắp diễn ra Hội nghị Halal toàn quốc lần đầu tiên

Ngày 22/10 sắp tới, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT và Bộ KH&CN tổ chức Hội nghị Halal toàn quốc đầu tiên với chủ đề “Phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững”.
'Khẩn trương hỗ trợ người dân có nguồn vốn nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh'

'Khẩn trương hỗ trợ người dân có nguồn vốn nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh'

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh phục hồi sản xuất nông nghiệp, triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, nhất là ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi con bão số 3 như Quảng Ninh, Hải Phòng...
Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc tế toàn diện về thương mại, đầu tư nông nghiệp

Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc tế toàn diện về thương mại, đầu tư nông nghiệp

Sáng 18/10, Bộ NN&PTNT, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Kỷ niệm Ngày lương thực thế giới lần thứ 44.
40% giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội đến từ sản phẩm công nghệ cao

40% giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội đến từ sản phẩm công nghệ cao

Đây là thông tin chia sẻ tại Hội thảo chuyển đổi số trong công tác quản lý chất lượng, chế biến, phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội, sáng ngày 17/10.
Thủ tướng: Phải 'thổi hồn' vào cây lúa

Thủ tướng: Phải 'thổi hồn' vào cây lúa

Thủ tướng yêu cầu "thổi sức sống mới" cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Hải Dương triển khai các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão lũ

Hải Dương triển khai các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão lũ

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành văn bản yêu cầu Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Hành, tỏi Kinh Môn đạt thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam

Hành, tỏi Kinh Môn đạt thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam

Sản phẩm hành, tỏi Kinh Môn (Hải Dương) vừa được vinh danh và được công nhận là thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.
Sản phẩm NPK Phú Mỹ được vinh danh Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam

Sản phẩm NPK Phú Mỹ được vinh danh Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam

Tại lễ tôn vinh "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024" tổ chức ngày 12/10 vừa qua tại Hà Nội, sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã được vinh danh vì các đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 26%

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 26%

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Những mặt hàng tỷ USD xuất khẩu sang Trung Quốc

Những mặt hàng tỷ USD xuất khẩu sang Trung Quốc

9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam có 10 mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch trên một tỷ USD, trong đó có một mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.
Thương mại gạo của Việt Nam tăng gần 30% trong 9 tháng

Thương mại gạo của Việt Nam tăng gần 30% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam với thế giới đạt 5,36 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 50 nhóm sản phẩm nông nghiệp nổi bật tại Triển lãm Việt - Trung

Hơn 50 nhóm sản phẩm nông nghiệp nổi bật tại Triển lãm Việt - Trung

16 doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội quảng bá, trưng bày hơn 50 nhóm sản phẩm tiêu biểu của mình tại Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Với việc các thị trường phục hồi, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 1,46 tỷ USD.
Hiệp hội gỗ nói gì về đề xuất hoãn thực thi EUDR của châu Âu

Hiệp hội gỗ nói gì về đề xuất hoãn thực thi EUDR của châu Âu

Trước đề xuất lùi thời hạn áp dụng EUDR thêm một năm của Ủy ban châu Âu, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đánh giá đây là tín hiệu tích cực, giúp doanh nghiệp Việt Nam cũng như các bên liên quan có thêm thời gian chuẩn bị, đặc biệt đối với các vấn đề mới nêu ra trong quy định.
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp: Làm rõ những vướng mắc về đơn giá hỗ trợ trồng rừng

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp: Làm rõ những vướng mắc về đơn giá hỗ trợ trồng rừng

Sáng 9/10, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong quý 3/2024

Bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong quý 3/2024

Quý 3/2024, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 6,79 tỷ USD.
500 gian hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có mặt tại Hanoi Gitfshow 2024

500 gian hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có mặt tại Hanoi Gitfshow 2024

Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 (Hanoi Giftshow 2024) dự kiến sẽ thu hút khoảng 12.000 khách tham quan với quy mô 450 – 500 gian hàng.
Việt Nam nhập khẩu thịt từ những thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu thịt từ những thị trường nào?

8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi hơn một tỷ USD nhập khẩu thịt từ thế giới, trong đó 6 thị trường nhập khẩu lớn nhất lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Hàn Quốc và Brazil.
Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD trong quý 3/2024

Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD trong quý 3/2024

Theo báo cáo của GSO công bố ngày 6/10, quý 3/2024 kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đồng loạt tăng cao với lần lượt +15,8% và +17,2% YoY, đưa cán cân thương mại trong quý nghiêng về phía xuất siêu 8,8 tỷ USD.
Xem thêm