Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại Nghệ An

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đã giúp các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi diện mạo, cuộc sống của đồng bào ở Nghệ An khởi sắc. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả cần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho biết, những năm qua, việc thực hiện các chính sách dân tộc đang từng bước phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tại buổi làm việc với Đoàn Thanh tra Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn trong tháng 10/2023, về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của tỉnh Nghệ An, ông Sơn cho biết, các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa xã hội có bước chuyển biến tích cực.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Ảnh: Cổng TTĐT Nghệ An
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Ảnh: Cổng TTĐT Nghệ An

Công tác chính sách xã hội được quan tâm, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên; hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi càng được tăng cường, củng cố xây dựng vững mạnh; nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đoàn kết, chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đảm bảo.

Tại Nghệ An, Chương trình được thực hiện trên địa bàn 12 huyện, thị xã, gồm 131 xã (76 xã khu vực III, 55 xã khu vực I). Chương trình được triển khai với quy mô 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung hỗ trợ đầu tư, có 08 Sở, ngành và 12 huyện, thị xã được giao chủ trì, quản lý, tổ chức thực hiện.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 04 chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc chủ trì, quản lý và chỉ đạo. Tổng kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 giao các đơn vị, địa phương thực hiện là 2.649.811 triệu đồng. Hội đồng nhân dân tỉnh đã phân bổ dự toán vốn chi tiết đến danh mục dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần là 2.649.811 triệu đồng (Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 12/10/2022 và số 41/NQ-HĐND ngày 11/9/2023), đạt 100% dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đồng bào dân tộc tại Nghệ An nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Báo Nghệ An
Đồng bào dân tộc tại Nghệ An nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Báo Nghệ An

Tổng dự toán nguồn vốn năm 2022 giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện là 794 tỷ 972 triệu đồng: vốn đầu tư phát triển 492 tỷ 540 triệu đồng; vốn sự nghiệp 302 tỷ 432 triệu đồng. Tổng dự toán nguồn vốn năm 2023 giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện là 1.473.139 triệu đồng: vốn đầu tư phát triển 632 tỷ 118 triệu đồng; vốn sự nghiệp 841 tỷ 021 triệu đồng.

Về thực hiện Chương trình 1719 theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ, đến ngày 31/5/2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Nghệ An đã giải ngân nguồn vốn cho 2.122 khách hàng, với số tiền trên 105.567 triệu đồng, hoàn thành 75% kế hoạch.

Về triển khai thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các dự án định canh, định cư cơ bản được thực hiện có hiệu quả, được cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao; góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới.

Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập và từng bước ổn định đời sống, phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Về thực hiện chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2020 đến năm 2022, UBND tỉnh đã lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người có uy tín, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện.

Vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh với những kết quả đạt được, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, chương trình đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Một số tiểu dự án mặc dù đã có hướng dẫn cụ thể nhưng vẫn chưa được thực hiện kịp thời.

Trước đó, tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia vào tháng 8/2023, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An cũng cho biết, việc thực hiện quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 3 Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 còn gặp nhiều vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Đây là các danh mục công trình quan trọng phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, khi triển khai sẽ được lập các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; tổng mức đầu tư phụ thuộc vào quy mô của từng công trình (đối với loại hình công trình cấp nước, công trình chợ), cấp công trình (đường giao thông đến trung tâm xã) và điều kiện cụ thể tại nơi xây dựng các công trình. Do đó, có thể xảy ra trường hợp nhiều dự án có suất đầu tư/công trình/km đường giao thông lớn hơn quy định tại quyết định này.

Mặt khác, quyết định trên ban hành và có hiệu lực sau thời điểm tỉnh Nghệ An và nhiều địa phương khác trong cả nước đã hoàn thành việc giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2022, năm 2023 chi tiết cho các dự án (trong đó có các dự án thuộc danh mục quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 3 Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg).

Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy Ban Dân tộc cũng chưa hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Uỷ Ban Dân tộc chưa ban hành bài giảng khung của các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức dân tộc nên địa phương khó triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Tiểu dự án 4 thuộc Dự án 5.

Tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối tượng được hưởng chính sách giao khoán, hỗ trợ bảo vệ rừng là “Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo; cộng đồng dân cư thôn thuộc các xã khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Nghệ An nêu, các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo; cộng đồng dân cư sinh sống tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I không được hưởng chính sách, hỗ trợ nêu trên.

Ngoài ra, Hướng dẫn số 04/HD-ĐCT ngày 28/7/2022 của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chưa quy định cụ thể một số nội dung về cách thức triển khai và mức chi như: thiết lập địa chỉ an toàn; hỗ trợ xây dựng mô hình công nghệ 4.0; thành lập đoàn giám sát... Do đó, địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

Siết chặt quản lý, sử dụng nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước

Siết chặt quản lý, sử dụng nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước.
10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

Các sự kiện công nghệ thông tin (ICT) tiêu biểu trong năm 2024 chủ yếu xoay quanh lĩnh vực viễn thông, bán dẫn và chuyển đổi số.
Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Từ ngày mai (25/12) người dùng mạng xã hội bao gồm mạng xã hội xuyên biên giới và trong nước, phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc số định danh cá nhân.
Xe hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng

Xe hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng

Đây là một trong những nội dung tại Nghị định số 158/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động vận tải đường bộ, trong đó có ​​quy định chi tiết về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620 ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Bảng giá đất điều chỉnh mới của Hà Nội, giá đất sẽ cao gấp 2 - 6 lần so với bảng giá đất cũ, trong đó giá cao nhất là 695,3 triệu đồng/m2.
Dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng

Dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng

Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực sẽ được thành lập tại Đà Nẵng.
Bộ Nội vụ: Dự kiến tinh gọn bộ máy Chính phủ giảm 12 tổng cục, 500 cục

Bộ Nội vụ: Dự kiến tinh gọn bộ máy Chính phủ giảm 12 tổng cục, 500 cục

Chính phủ sau tinh gọn dự kiến còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ; giảm 5 bộ và 4 cơ quan trực thuộc, 12/13 tổng cục và 500 cục, theo dự kiến của Bộ Nội vụ.
Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII thông qua 37 nghị quyết

Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII thông qua 37 nghị quyết

Sau 2,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào trưa 11/12. HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 37 nghị quyết với nhiều chính sách.
Thủ tướng đôn đốc triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng đôn đốc triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Quy định mới về việc sử dụng mạng xã hội, thi đua khen thưởng đối với lực lượng dân quân tự vệ... là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng

Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng

Sáng 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78%.
Nhiều chính sách mới đẩy mạnh đầu tư kinh doanh

Nhiều chính sách mới đẩy mạnh đầu tư kinh doanh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật liên quan đến đầu tư đã được Quốc hội thông qua chiều ngày 29/11.
Sửa Luật Chứng khoán: 6 hành vi được xác định là thao túng thị trường

Sửa Luật Chứng khoán: 6 hành vi được xác định là thao túng thị trường

Chiều 29/11, với đại đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa 9 luật với việc bổ sung nhiều quy định mới trong lĩnh vực chứng khoán, thuế, kiểm toán, quản lý tài sản công…
Siết quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Siết quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Sáng 29/11, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với tỷ lệ 93,53% tổng số đại biểu tán thành. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Theo Luật, mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực.
Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đã nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng trong năm nay. Việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của nhà điều hành mà các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị.
Trình Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Trình Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Việc giảm thuế giá trị gia tăng giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đưa vốn vào sản xuất, giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đưa vốn vào sản xuất, giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay và đưa vốn tín dụng vào nền kinh tế thực chất, hiệu quả nhất.
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường dịp cuối năm

Thủ tướng yêu cầu kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường dịp cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Quốc hội chốt phương án áp thuế 5% với phân bón

Quốc hội chốt phương án áp thuế 5% với phân bón

Theo kết quả xin ý kiến, đa số đại biểu Quốc hội tán thành với đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ theo hướng quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón.
VCCI đề nghị giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa

VCCI đề nghị giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng khó khăn trong việc xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 8% hay 10% gây nhiều chi phí xã hội và làm tăng rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất là cần thiết

Đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất là cần thiết

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xây dựng quy định đánh thuế đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang là cần thiết.
Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Việc xây dựng Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045

Lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, World Bank cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.
Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, rượu bia

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, rượu bia

Với mặt hàng bia, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% với doanh nghiệp

Đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% với doanh nghiệp

Chính phủ đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% áp dụng riêng cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ đồng, doanh nghiệp có doanh thu từ 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giãi bày, ngành giáo dục không muốn có gì đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường. Tuy nhiên thực tế, một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến tháng 6/2025, ước giảm thu ngân sách 25.000 tỷ đồng

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến tháng 6/2025, ước giảm thu ngân sách 25.000 tỷ đồng

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng, dịch vụ thêm 6 tháng, tức tới hết tháng 6/2025.
Hải Dương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hải Dương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về đẩy mạnh các giải pháp cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 10 nghị quyết

Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 10 nghị quyết

Sáng 14/11, tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông (thành phố Hải Dương), HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII khai mạc Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề).
Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Chính phủ đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Chưa tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Chưa tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Quốc hội thống nhất chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025 nhưng Chính phủ có thể đề xuất tăng trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội thuận lợi hơn và cân đối được nguồn.
NHNN nêu nguyên chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

NHNN nêu nguyên chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp còn chậm trong thời gian qua.
Xem thêm