Thống đốc NHNN: Ngân hàng rà soát và xoá sổ nhiều tài khoản rác

Chuyển đối số Việt nAM
15:42 - 18/05/2023
Thống đốc NHNN: Ngân hàng rà soát và xoá sổ nhiều tài khoản rác
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Nhà nước kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch 25 triệu thông tin khách hàng tín dụng là tài khoản rác như không giao dịch, mượn giấy căn cước công dân để làm thẻ... và đang tiếp tục rà soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng.

Tại sự kiện "Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023" sáng 18/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện nay các ngân hàng đã có hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.

Đáng chú ý, khoảng 74,63% người trưởng thành hiện nay đã có tài khoản ngân hàng; 3,71 triệu tài khoản Mobile-Money đã được mở, trong đó hơn 70% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Bên cạnh đó, một số chỉ số đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng như tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, tỷ lệ dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4,...

Tại sự kiện, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành ngân hàng khi đi tiên phong chuyển đổi số sẽ kéo theo cả nước chuyển đổi số.

Theo Bộ trưởng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là một điểm sáng về chuyển đổi số khi đứng thứ tư về xếp hạng chuyển đổi số quốc gia, thứ nhất về an toàn thông tin với 99% hồ sơ dịch vụ công được xử lý trực tuyến hoàn chỉnh và trên 50% các nhiệm vụ được giao trong chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 đã được NHNN hoàn thành.

Nói về đặc điểm của ngành ngân hàng, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, ngành ngân hàng có 2 loại tài sản lớn, một loại đang được sử dụng rất hiệu quả là tiền và một loại chưa được khai thác hết công suất là dữ liệu. Trong khi dữ liệu hiện nay được coi là một loại tài nguyên mới, được ví như “dầu mỏ” hay “đầu vào mới của sản xuất” tương tự như đất.

Dữ liệu sinh ra từng ngày, ngành ngân hàng dùng công nghệ số để phân tích, đánh giá dữ liệu này sẽ có thể giám sát, nhìn thấy được toàn ngành một cách trực tuyến, toàn diện. Các quyết định sẽ được đưa ra dựa trên dữ liệu và các quá trình mới sẽ được tạo ra dựa trên dữ liệu sẵn có. Tất cả các điểm này sẽ được thực hiện dựa trên phát triển các công nghệ mới.

"Ngân hàng là ngành có nhiều dữ liệu nhất, dữ liệu này đang được tăng lên từng ngày. Ngành ngân hàng 'canh tác' trên mảnh đất mới này thì sẽ tạo ra rất nhiều giá trị mới cho đất nước. Dữ liệu được đánh thức cũng giống như con hổ được đánh thức sẽ tạo ra những đột phá cho ngành ngân hàng, trở thành ngành đi đầu trong phân tích dữ liệu lớn", lãnh đạo Bộ TT&TT lấy ví dụ.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Hưởng ứng phát động của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về "chuyển đổi số lấy năm 2023 là năm dữ liệu quốc gia", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, Ngân hàng Nhà nước đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng để loại bỏ tài khoản rác và hiện tiếp tục rà soát làm sạch thêm 26 triệu hồ sơ khách hàng.

Các tổ chức tín dụng cũng không ngừng nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công nghệ số tiên tiến như dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/học máy.... nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm – dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao, phù hợp với nhu cầu, hành trình khách hàng.

Nhiều tổ chức tín dụng cũng đã triển khai các giải pháp cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán dựa trên xác thực dữ liệu dân cư cũng như cho phép định danh, xác minh thông tin khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp hoặc ứng dụng VNeID.

Các tổ chức này cũng làm sạch thông tin khách hàng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tối ưu quá trình cho vay bằng các giải pháp chấm điểm tín dụng, xác thực thông tin đa chiều bằng dữ liệu dân cư.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Về phía các tổ chức tín dụng, năm 2022 một số đơn vị như Vietcombank, BIDV, VietinBank… đã phối hợp với C06 - Bộ Công an hoàn thành triển khai thử nghiệm giải pháp ứng dụng xác thực qua thẻ CCCD gắn chíp trong một số nghiệp vụ như xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch.

Đồng thời xác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM và đã bước đầu cung cấp dịch vụ thử nghiệm tại một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh từ tháng 5/2022, hiện đang triển khai mở rộng cho các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.