Tìm kênh tài chính cho tăng trưởng xanh

TÀI CHÍNH XANH TRÁI PHIẾU
10:27 - 04/11/2023
Toàn cảnh diễn đàn
Toàn cảnh diễn đàn
0:00 / 0:00
0:00
"Việt Nam có thể nghiên cứu phát hành các trái phiếu xanh ra thị trường tài chính thế giới. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ các chuẩn mực, hướng dẫn để đảm bảo sự thành công của đợt phát hành," nhận định tại một diễn đàn về tăng trưởng xanh cuối tuần qua. 

Ngành năng lượng đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi xanh

Phát biểu tại "Diễn đàn tăng trưởng xanh Việt Nam 2023" ngày 3/11, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành luôn có rất nhiều nỗ lực trong việc hoạch định chính sách và thúc đẩy nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.

Hai chiến lược tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động thực hiện tăng trưởng xanh đã được ban hành. Việt Nam cũng đã xây dựng khuôn khổ pháp lý, thể chế để tạo điều kiện khuyến khích phát triển tăng trưởng xanh, trong đó có vấn đề về cơ chế ưu đãi. Chính phủ cũng đã phê duyệt các quy hoạch rất quan trọng, trong đó có Quy hoạch điện VIII, đẩy mạnh chuyển đổi số.

"Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng những nỗ lực này cũng chỉ là bước khởi đầu, cơ hội và thách thức còn rất nhiều ở trước mắt", bà Ngọc nhận định và cho biết thêm: "điểm nổi bật nhất của chiến lược tăng trưởng xanh là cân bằng, hài hòa các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội."

Đây sẽ là giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và đặc biệt là khả năng chống chịu trước những cú sốc ở bên ngoài.

Đánh giá cao vai trò của ngành năng lượng trong hành trình xanh hoá nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, "chuyển dịch năng lượng không đơn thuần là chuyển dịch giữa các loại hình công nghệ mà chính là thay đổi cả nền kinh tế."

"Đối với việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh thì việc huy động nguồn lực và chuyển dịch năng lượng công bằng là một phải giải pháp căn bản để giúp cho Việt Nam có thể giải quyết thách thức từ biến đổi khí hậu và sự cấp thiết phải cắt giảm khí nhà kính, nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững" Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc

Có thể phát hành trái phiếu xanh ra thị trường tài chính thế giới?

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về huy động vốn cho tăng trưởng xanh thông qua thị trường tài chính, ThS Trần Đình Nuôi, Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, hiện nay, huy động vốn qua thị trường tài chính cho tăng trưởng xanh được thực hiện khá thành công ở một số quốc gia phát triển như Anh, Đức, Hàn Quốc... thông qua các sản phẩm tài chính như trái phiếu xanh hoặc qua các chỉ số xanh, chương trình tín dụng xanh từ hệ thống các ngân hàng.

Trong khi đó, các quốc gia khác có nền tài chính đang phát triển cũng đang tìm cách đưa các công cụ tài chính xanh này gia nhập thị trường tài chính.

Theo ThS Trần Đình Nuôi, mặc dù trong định hướng chính sách phát triển thị trường vốn xanh của Việt Nam có đưa ra nhiều hướng phát triển sản phẩm cho thị trường vốn xanh nhưng trước mắt, cần tập trung vào các sản phẩm như trái phiếu xanh và chỉ số xanh.

"Việt Nam có thể nghiên cứu và phát hành các trái phiếu xanh ra thị trường tài chính thế giới. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ các chuẩn mực, hướng dẫn về phát hành trái phiếu xanh, tổ chức tư vấn, xếp hạng, đánh giá về môi trường trên thị trường thế giới để đảm bảo sự thành công của đợt phát hành", ông Trần Đình Nuôi chia sẻ.

Các đại biểu thảo luận tại diễn đàn.

Các đại biểu thảo luận tại diễn đàn.

Cùng bàn về vấn đề này, TS Nguyễn Thanh Hải, chuyên gia Kinh tế, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam cho hay, thế giới đang thay đổi mạnh mẽ thông qua hai xu hướng phát triển toàn cầu là chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Quá trình chuyển đổi xanh song song với chuyển đổi số này được gọi là “Chuyển đổi kép” và gắn rất chặt với các mục tiêu tăng trưởng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và thực thi cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) năm 2050 và chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Việt Nam là nền kinh tế quy mô tuy còn nhỏ, nhưng có độ mở rất cao, liên kết chặt chẽ với kinh tế thế giới và chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, nên cũng cũng không nằm ngoài xu thế phát triển này. Nguồn vốn tài chính xanh trên thế giới trong 10 năm gần đây tăng theo cấp số nhân, đã trở thành dòng vốn chủ đạo và được khuyến khích phát triển.

Quy mô thị trường tài chính xanh

Quy mô thị trường tài chính xanh toàn cầu đã tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 2012 lên hơn 540 tỷ USD vào năm 2021. Trái phiếu xanh chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường tài chính xanh, với lượng phát hành hàng năm tăng từ 2,3 tỷ USD năm 2012 lên 335 tỷ USD và đã đạt tổng dư nợ 2.008 tỷ USD vào năm 2022.

Trong Báo cáo điểm lại tháng 8/2023, Ngân hàng Thế giới ước tính riêng tổng nhu cầu tài chính phát sinh thêm để Việt Nam thực hiện lộ trình giảm thải carbon và nâng cao khả năng chống chịu có thể lên đến khoảng 701 tỷ USD trong giai đoạn 2022 - 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm. Với Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2023, tín dụng xanh của Việt Nam đã đạt 528.000 tỷ đồng, tỷ trọng trên tổng dư nợ là 4,2%, tăng hơn 5% so với cuối năm 2022.

Đặc biệt, ngành năng lượng chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc chuyển đổi sang kinh tế xanh của Việt Nam. Tỷ trọng của tín dụng xanh dành cho năng lượng tái tạo cũng rất lớn. Trong số hơn 500.000 tỷ đồng tín dụng xanh, có tới 233.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. Theo số liệu mới nhất, tín dụng xanh đã lên tới 243.000 tỷ đồng.

"Khoản tín dụng này chiếm khoảng 35% tổng vốn dành cho các dự án điện mặt trời, điện gió quy mô lên tới 22KW trong thời gian qua. Việt Nam đang trở thành một trong những trung tâm về năng lượng tái tạo, trong đó riêng tín dụng xanh đã khoảng 11 tỷ USD," ông Hải nhận định.

Với lĩnh vực trái phiếu xanh, quy mô lại đang giảm mạnh. Năm 2021 là 37.000 tỷ đồng nhưng đến 2023 chỉ còn khoảng hơn 3.000 tỷ đồng. So với quốc tế, con số này còn rất khiêm tốn, bởi trên thế giới, trái phiếu xanh chiếm hơn 50% tổng giá trị phát hành trái phiếu, TS Nguyễn Thanh Hải thông tin.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, về lâu dài, để phát triển thành công thị trường vốn xanh tại Việt Nam, cần có các nhóm giải pháp hỗ trợ để chuẩn hóa khung tiêu chí đánh giá, tạo cầu cho các sản phẩm tài chính xanh.

Ngoài ra, cần phát triển hơn nữa sự hình thành và tham gia của các quỹ đầu tư tập thể thông qua việc xây dựng cơ chế thuế; khuyến khích tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua quỹ đầu tư, phù hợp các với thông lệ quốc tế.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Chủ tịch EuroCham Dominik Meichle. Ảnh: Bosch Vietnam

Chân dung tân Chủ tịch EuroCham

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) mới công bố Hội đồng quản trị năm 2024 và bổ nhiệm ông Dominik Meichle, Tổng Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam, làm tân chủ tịch.