Top cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng từ đầu năm 2023

HÒA PHÁT KHỐI NGOẠI
10:01 - 27/02/2023
Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát được khối ngoại gom lại sau 1 năm bán ròng.
Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát được khối ngoại gom lại sau 1 năm bán ròng.
0:00 / 0:00
0:00
VHM, DPM và DGC có tên trong top 10 bán ròng trong gần hai tháng qua dù từng nằm trong top 10 mua ròng của năm 2022.

Theo thống kê của Chứng khoán SSI từ đầu năm đến hết phiên 24/2, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 87.370 tỷ đồng, bình quân giao dịch là 2.570 tỷ đồng. Họ mua ròng 4.570 tỷ đồng.

Trên kênh khớp lệnh, khối ngoại mua ròng 7.678 tỷ đồng. Ngược lại, trên kênh thỏa thuận, họ bán ròng 3.109 tỷ đồng.

Trong top 10 mua ròng, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu với giá trị 2.039 tỷ đồng. STB là mã được mua ròng thứ 2 với 938 tỷ đồng. Danh sách còn lại gồm có chứng chỉ quỹ FUEVFVND, SSI, HCM, PVD, VRE, chứng chỉ quỹ FUESSVFL, CTG, IDC.

Top 10 bị bán ròng, cổ phiếu EIB của Ngân hàng Eximbank với giá trị 3.461 tỷ đồng. Hai mã tiếp theo là DGC và VHM với giá trị bán ròng lần lượt là 503 tỷ đồng và 477 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng tiếp theo là DXG, KDC, DCM, DPM, KDH, PVT, VTP.

Đáng chú ý, STB là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong năm 2022, với giá trị 4.590 tỷ đồng. Nhưng vậy, mã này được mua ròng miệt mài sang cả năm nay với tổng giá trị hơn 5.500 tỷ đồng.

HPG dẫn đầu chiều mua ròng trong khi năm ngoái, mã này bị bán ròng tới 4.193 tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn thị trường, sau EIB. Cổ phiếu của Hòa Phát bị nhà đầu tư nước ngoài ‘xả’ mạnh trong năm ngoái cũng dễ hiểu, bởi ngành thép đã trải qua năm 2022 u ám vì nhu cầu và giá bán cùng lao dốc trong khi chi phí thành phẩm cao.

Thực tế, các doanh nghiệp tên tuổi lớn trong ngành đều có kết quả kinh doanh kém sắc. Hòa Phát ghi nhận quý 4/2022 lỗ kỷ lục 2.000 tỷ đồng, quý 3/2022 cũng lỗ gần 1.800 tỷ đồng. Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tổng Công ty Thép Việt nam (VNSteel – TVN), Gang thép Thái Nguyên (Tisco)… cũng đều thua lỗ trong 2 quý cuối năm.

Những khó khăn nhất của ngành thép dường như đã hiện diện trong quý cuối năm 2022. Nhu cầu thép xây dựng phục hồi nhờ đẩy mạnh đầu tư công, Trung Quốc mở cửa, giá bán tăng… là những động lực để nhà đầu tư kỳ vọng doanh nghiệp thép sẽ dần phục hồi trong năm 2023.

Top mua bán ròng của khối ngoại trong 2 tháng đầu năm 2023.

Top mua bán ròng của khối ngoại trong 2 tháng đầu năm 2023.

Trong top 10 các cổ phiếu bị bán ròng trong 2 tháng đầu năm 2023 có 2 cái tên nằm trong top 10 mua ròng của khối này năm 2022. Đó là DGC của Hóa chất Đức Giang được khối ngoại mua ròng 3.144 tỷ đồng trong năm ngoái, đứng thứ 3 toàn thị trường; DPM của Đạm Phú Mỹ được mua ròng 2.398 tỷ đồng, đứng thứ 5 toàn thị trường; VHM được mua ròng 2.210 tỷ đồng, đứng thứ 6 toàn thị trường.

Một mã phân bón khác là DCM của Đạm Cà Mau trong năm ngoái cũng được mua ròng 1.200 tỷ đồng, đứng thứ 13 trên toàn thị trường, nhưng 2 tháng đầu năm nay lại nằm trong top 10 bị bán ròng.

DGC, DCM, DPM là những doanh nghiệp ngành hóa chất, phân bón có 2 quý đầu năm 2022 bùng nổ về doanh thu và lợi nhuận nhờ đứt gãy chuỗi cung ứng, tăng giá bán do xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên trong 2 quý cuối năm, triển vọng ngành này càng yếu đi, thể hiện rõ nhất ở kết quả kinh doanh quý 4 sụt giảm.

Bước sang năm 2023, các dự báo đều cho rằng ngành phân bón sẽ gặp thách thức do mức nền so sánh cao của năm 2022. Cùng với đó là việc Trung Quốc mở cửa, các chuỗi cung ứng được nối lại, giá phân bón hạ nhiệt. Đó có lẽ cũng chính là lý do mà khối ngoại không còn mặn mà với nhóm cổ phiếu này.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.