Theo South China Morning Post, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, Viện nghiên cứu tiên tiến Thượng Hải cùng công ty viễn thông China Telecom của nước này đã tham gia xây dựng các tiêu chuẩn công nghệ 6G dưới sự bảo trợ của ITU.
Các tiêu chuẩn mới được thiết kế riêng sao cho phù hợp với khung viễn thông di động quốc tế 2030 của ITU bao gồm truyền thông nhập vai, độ trễ thấp, đáng tin cậy và tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt, những tiêu chuẩn này sẽ hỗ trợ các yêu cầu khác nhau của công nghệ 6G như nhu cầu gửi nội dung an toàn, cập nhật dữ liệu và kiểm tra hiệu suất hoạt động của hệ thống. Chúng xác định các chức năng cho các dịch vụ nhập vai và AI.
Trung Quốc đặt ra một số tiêu chuẩn toàn cầu cho công nghệ 6G. |
Ông Cui Kai, Giám đốc nghiên cứu cộng tác của công ty tư vấn IDC chuyên về viễn thông, nhấn mạnh tầm quan trọng của các tiêu chuẩn này. “Chẳng hạn trong lĩnh vực truyền thông nhập vai, nó đã vượt ra ngoài phạm vi chỉ là màn hình thực tế ảo hoặc đa phương tiện. Bất kỳ dịch vụ nào yêu cầu băng thông cao, độ trễ thấp, độ tin cậy cao đều có thể hưởng lợi từ các kiến trúc và module tiêu chuẩn này,” ông Cui Kai nói.
Các chuyên gia công nghệ nhận định, mạng viễn thông từ 4G, 5G đến 6G hiện nay, mỗi quá trình phát triển đều cần có các tiêu chuẩn được thiết lập để làm hướng dẫn và tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, vẫn còn những khác biệt trong các lộ trình công nghệ vận hành cho 6G.
Ông Liu Guangyi, Giám đốc công nghệ của Bộ phận không dây tại Viện nghiên cứu di động Trung Quốc cho biết: “Các nhà khai thác ở châu Âu và Châu Mỹ - nơi triển khai 5G tương đối chậm, tỏ ra ít nhiệt tình hơn với sự phát triển của 6G. Trong khi đó, các nhà khai thác ở khu vực Đông Á như China Mobile của Trung Quốc, Docomo của Nhật Bản và SKT của Hàn Quốc chủ động hơn”.
Do đó, việc thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ 6G sẽ là bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu mạng thông tin. Điều này không chỉ giúp xây dựng nền tảng vững chắc mà còn định hình các tiêu chuẩn cho công nghệ 6G trên toàn cầu trong tương lai.
Thời gian qua, Chính phủ Trung Quốc đang tích cực đầu tư và nghiên cứu để trở thành quốc gia dẫn đầu trong công nghệ 6G. Trong một cuộc khảo sát của Nikkei và công ty nghiên cứu Cyber Creative Institute cho thấy, Trung Quốc đã sở hữu tới 40,3% tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế 6G trên toàn cầu vào năm 2021, vượt xa các đối thủ cạnh tranh như Mỹ (35,2%), Nhật Bản (9,9%), Châu Âu (8,9%) và Hàn Quốc (4,2%).
Nhờ bước đi chiến lược đó, hồi tháng 7/2024, các kỹ sư viễn thông Trung Quốc đã đạt được một thành tựu đáng ghi nhận khi xây dựng thành công mạng lưới thử nghiệm thực địa 6G đầu tiên trên thế giới tích hợp thông tin liên lạc và trí thông minh. Đây được xem là một bước tiến quan trọng, mở ra những khả năng ứng dụng vô hạn trong tương lai của công nghệ 6G.
Viettel tham vọng làm chủ công nghệ 6G và vệ tinh viễn thám |
Trung Quốc sẽ phát triển 6G để dẫn đầu xu thế kinh tế số |
Trung Quốc ra mắt mạng Internet nhanh nhất thế giới |