VBF 2023: Cần nhiều cơ hội cho khu vực tư nhân trong tăng trưởng xanh

VBF 2023 DOANH NGHIỆP
11:13 - 19/03/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023. Ảnh: Quách Sơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023. Ảnh: Quách Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
Sáng 19/3, tại Hà Nội, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2023 diễn ra với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhằm tập trung các kiến nghị cộng đồng doanh nghiệp cho mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2022 là một năm kinh tế thế giới gặp nhiều thách thức, biến động, phức tạp khó lường. Song Việt Nam đã đạt được những kết quả tăng trưởng kinh tế - xã hội quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2022, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD với mức tăng trưởng là 8,02%, GDP bình quân/người hơn 4.000 USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 3,22 triệu tỷ đồng, tăng 11,5%. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, đầu tư kinh doanh. Nhiều dự án hạ tầng quan trọng nhất là giao thông, năng lượng được đẩy mạnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, phục hồi và phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững hiện đang là ưu tiên hàng đầu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới.

Mục tiêu chung là nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Ảnh Quách Sơn

Ảnh Quách Sơn

"Trong quá trình đó, cộng đồng doanh nghiệp được xác định là nhân tố trọng tâm, đóng vai trò quan trọng. Những năm gần đây, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của mình trong chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đã được nâng lên rõ rệt và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh”.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Bộ trưởng KH&ĐT chỉ ra, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy kinh doanh “xanh” là chiến lược và lợi thế cạnh tranh, thông qua: Sử dụng năng lượng sạch, nguyên vật liệu thân thiện môi trường, ủng hộ các hoạt động trách nhiệm xã hội, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu chất thải.

“Với tầm nhìn xa, hoài bão lớn, quyết tâm cao, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được điều đó, chúng ta cần đồng tâm, hiệp lực, kiên định triển khai hiệu quả Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh nhằm thực hiện các cam kết quốc tế mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vai trò là thành viên tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh", thông qua diễn đàn này, Bộ trưởng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp tham mưu cho Chính phủ các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Đồng thời, đưa ra cam kết, lộ trình cụ thể, nâng cao trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp bên cạnh việc thực hiện đầu tư kinh doanh có hiệu quả; có trách nhiệm đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng hành cùng Chính phủ

Đồng tình với chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam và đánh giá cao sự vào cuộc của khu vực tư nhân, ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) cho biết, trong lịch sử, Việt Nam đóng góp khá ít phát thải khí nhà kính.

Tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong toàn cầu tương đối nhỏ, chỉ ở mức 0,8% nhưng trong 2 thập kỷ vừa qua với tốc độ phát triển nhanh, Việt Nam đã gia tăng lượng khí thải này.

Báo cáo khí hậu Việt Nam của World Bank cho thấy Việt Nam từ nay đến 2040, Việt Nam cần 368 tỷ USD để khắc phục tác động của biến đổi khí hậu, thực hiện giảm phát thải ròng, trong đó cần nhiều đóng góp của khu vực tư nhân.

VBF 2023: Cần nhiều cơ hội cho khu vực tư nhân trong tăng trưởng xanh ảnh 2

Ảnh Quách Sơn

"Do đó, cần có thêm nhiều cơ hội cho họ trong việc huy động vốn cho thị trường carbon. Điều này đòi hỏi hợp tác chặt chẽ hơn giữa khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài để chuyển giao công nghệ và trao đổi kinh nghiệm”.

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC

Đại diện tiếng nói cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, kết quả đạt được của kinh tế năm 2022 là rất ấn tượng, nhưng các tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 đã cho thấy những dấu hiệu đáng quan ngại, đòi hòi cộng đồng doanh nghiệp doanh nghiệp và Chính phủ phải đồng hành hành động quyết liệt hơn nữa.

“Đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã suy giảm rõ rệt, đồng thời trong 2 tháng đầu năm 2023 có tới 51.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong khi chỉ có 37.900 doanh nghiệp thành lập mới hoặc quay lại thị trường, tức đội ngũ doanh nghiệp tại Việt Nam đã sụt giảm trên 13.000 doanh nghiệp chỉ trong 2 tháng”, ông Công chỉ ra.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu phát triển cao, đó là đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao, đến năm 2050 giảm phát thải ròng carbon bằng 0.

Ảnh Quách Sơn

Ảnh Quách Sơn

"Để Việt Nam vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp phải đồng hành, phải cùng chia sẻ tầm nhìn và chiến lược phát triển nhanh, xanh, bền vững. Từ đó, thực hiện mục tiêu kép lấy tăng trưởng xanh là phương hướng chủ đạo, tạo ra không gian phát triển mới”.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI

Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26, quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là cam kết và đóng góp của Việt Nam trong giải quyết những thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khẳng định, hoàn toàn ủng hộ, hưởng ứng và đồng hành cùng chính phủ thực hiện các mục tiêu và cam kết phát triển quan trọng này.

“Cùng với các tham luận tại phiên họp kỹ thuật và phiên họp cấp cao hôm nay là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ và đóng góp những kiến nghị cho mục tiêu dài hạn mà Việt Nam hướng tới’, ông Phạm Tấn Công nói.

Tin liên quan

Đọc tiếp