Vì đâu tài sản của Sovico tăng thêm 110.000 tỷ đồng trong năm 2022

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
10:54 - 21/03/2023
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sovico hiện là doanh nhân nữ giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản hơn 23.000 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sovico hiện là doanh nhân nữ giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản hơn 23.000 tỷ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Tập đoàn Sovico vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 với lợi nhuận sau thuế tăng gấp 4 lần so với 2021, quy mô tài sản tăng gấp 2 lần trong 1 năm.

Cụ thể, Sovico năm nay đạt doanh thu thuần 687 tỷ đồng, tăng 133% so với kết quả thực hiện năm 2021. Với mô hình holdings, nguồn thu chủ yếu của Sovico đến từ hoạt động tài chính. Năm qua, doanh thu tài chính của tập đoàn là 4.710 tỷ đồng, tăng trưởng 30%.

Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng tăng 31% lên 4.517 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 5 lần lên 119 tỷ đồng và chi phí quản lý tăng 54% lên 529 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Sovico chỉ đạt 673 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước.

Nhờ khoản thu nhập khác lên tới 2.676 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng) mà tập đoàn của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo báo lãi trước thuế 3.339 tỷ đồng, lãi sau thuế 3.272 tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm 2021.

Sovico cho biết, bên cạnh số lợi nhuận sau thuế hợp nhất trên, tập đoàn còn ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế từ nguồn cổ tức của công ty thành viên được chia trong năm 2022 gồm: 72,65 triệu cổ phiếu HDBank tương đương 1.447 tỷ đồng (vào ngày 20/9/2022) và 8,22 triệu cổ phiếu Vietjet Air tương đương 1.076 tỷ đồng (vào ngày 31/5/2022).

Năm 2022, tổng thu nhập hợp nhất sau thuế của Sovico, bao gồm cả cổ tức được chia bằng cổ phiếu đạt 5.795 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2022, Sovico ghi nhận tổng tài sản 165.076 tỷ đồng, tăng thêm 110.000 tỷ đồng so với đầu năm (gấp hơn 2 lần). Đây là kết quả của việc hợp nhất các hoạt động kinh doanh, tài chính, bảo hiểm, hàng không, phát triển đô thị.

So sánh các với các doanh nghiệp trên sàn không bao gồm ngân hàng thì quy mô tài sản của Sovico Group chỉ đứng sau Vingroup/VinHomes, Novaland, Hòa Phát và Bảo Việt.

Trong danh mục tài sản ngắn hạn, các khoản mục tăng mạnh nhất là hàng tồn kho tăng (từ 120 tỷ đồng lên 19.809 tỷ đồng), khoản phải thu ngắn hạn khác (tăng từ 28.929 tỷ đồng lên 57.727 tỷ đồng), chứng khoán kinh doanh (từ không ghi nhận lên 1.249 tỷ đồng).

Trong danh mục tài sản dài hạn, khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tăng mạnh nhất, từ 88 tỷ đồng lên hơn 38.000 tỷ đồng.

Sovico cho biết, trong quý 4/2022, công ty đã hoàn tất mua lại 54,86% cổ phần CTCP Sovico Real Estate, chuyển công ty này thành thành viên nắm giữ các công ty, dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị.

Tài sản tăng mạnh nhưng nợ phải trả của Sovico cũng tăng đáng kể, từ 44.000 tỷ đồng lên gần 116.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng từ gần 10.000 tỷ đồng lên 79.000 tỷ đồng. Khoản tăng chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn (từ 171 tỷ đồng lên 14.346 tỷ đồng), phải trả ngắn hạn khác (từ 574 tỷ đồng lên hơn 35.200 tỷ đồng), vay ngắn hạn (từ 7.000 tỷ đồng lên 20.330 tỷ đồng).

Nợ dài hạn cũng tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng so với đầu năm lên mức 36.838 tỷ đồng, tăng ở khoản phải thu dài hạn khác và thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Ngược lại, vay nợ dài hạn giảm từ gần 30.000 tỷ đồng xuống hơn 24.000 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 11.247 tỷ đồng lên 49.235 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của chủ sở hữu vẫn ở mức 9.600 tỷ đồng, trong khi khoản quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tăng từ hơn 4.300 tỷ đồng lên hơn 42.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ở mức 12.113 tỷ đồng, cũng do hợp nhất các hoạt động kinh doanh.

Theo Sovico, tỷ lệ nợ trái phiếu và vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2022 là 0,9 lần. Tiền và các khoản tương đương tiền (bao gồm giấy tờ có giá sẵn sàng để bán) là 4.523 tỷ đồng. Các khoản nợ phải trả khác của tập đoàn chủ yếu bao gồm nợ các cổ đông và đối tác đã được đối ứng với các khoản công nợ phải thu.

Thông tin thêm về tình hình trái phiếu, Sovico cho biết, tập đoàn luôn thanh toán lãi, gốc đầy đủ của các trái phiếu đáo hạn trong năm 2022 và quý 1/2023, đồng thời đã mua lại trước hạn các trái phiếu này đáp ứng nhu cầu tất toán trước hạn của các nhà đầu tư.

Tính đến ngày 15/03/2023, số dư mua lại trước hạn là 2.258 tỷ đồng, số dư trái phiếu phát hành của tập đoàn đang lưu hành còn lại là 15.742 tỷ đồng. Công ty con Sovico Holdings có dư nợ trái phiếu 8.000 tỷ đồng, đã mua lại 2.473 tỷ đồng, còn lại số dư 5.527 tỷ đồng. Các trái phiếu phát hành từ năm 2021 đều có tài sản đảm bảo.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.