Việt Nam cần tăng trưởng liên tục gần 7%/năm để trở thành nước thu nhập cao

Tăng trưởng trung bình GDP của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2018 là 5,6%/năm, để đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam sẽ cần nâng mức tăng trưởng trung bình giai đoạn này lên xấp xỉ 7% mỗi năm.

Tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 16,8% (2010) xuống còn 5,0% vào (2020). Ảnh: World Bank.
Tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 16,8% (2010) xuống còn 5,0% vào (2020). Ảnh: World Bank.

Tỷ lệ nghèo đã giảm xuống 5%

Báo cáo Đánh giá Thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022 – từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp của Ngân hàng Thế giới (World Bank), công bố ngày 28/4 cho thấy, trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc và sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế năng động và là thị trường đầy hấp dẫn với thế giới bên ngoài.

GDP bình quân đầu người tăng từ 481 USD (1986) lên 2.655 USD (2020). Căn cứ vào chuẩn nghèo áp dụng cho quốc gia thu nhập trung bình thấp (3,20 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua năm 2011) của World Bank, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 16,8% (2010) xuống còn 5% vào (2020).

Đại dịch COVID-19 xuất hiện đột ngột đã làm ngưng trệ tiến độ tăng lương và cải thiện về chất lượng việc làm. Tuy những tiến triển về giảm nghèo bị lùi lại nhưng không bị đảo ngược trong năm 2020.

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế giai đoạn 1991 - 2018 của Việt Nam là 5,6%/năm. World Bank nhận định tốc độ đó cần được nâng lên mức tối thiểu 6,7% trở lên từ nay đến năm 2045 để Việt Nam có thể trở thành quốc gia thu nhập cao.

Để đạt được mức đó, tăng trưởng năng suất trên mỗi lao động sẽ cần tăng từ 5,3% mỗi năm trong giai đoạn 2012 – 2018 lên 6,6% mỗi năm, dù mức hiện tại đã là mức tăng cao nhất trong ba thập kỷ qua.

“Với tốc độ tăng được duy trì giai đoạn 2012 - 2018, Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2045, nhưng sẽ vẫn còn thiếu khoảng 4.000 USD so với mức thu nhập cao”, báo cáo của World Bank cho biết thêm.

Bên cạnh những tiến bộ đáng kể, tình trạng nghèo vẫn là mối quan ngại hàng đầu của người dân. Khảo sát của World Bank cũng chỉ ra, giai đoạn 2015 - 2020, nghèo đói được chọn là vấn đề chính cần được Chính phủ giải quyết. Nhiều người tỏ ra lo ngại về khả năng tái nghèo, nhưng còn có nhiều người hơn cho rằng tình trạng nghèo là lực cản chung đối với nền kinh tế và làm giảm uy tín quốc gia (dựa trên số liệu của UNDP PAPI 2018).

Ngoài ra, tỷ lệ nghèo ở các hộ nông thôn, hộ dân tộc thiểu số và hộ thuần nông vẫn cao đáng kể. Những nhóm này đang phải đối mặt với thách thức dài hạn do vốn nhân lực thấp hơn, chất lượng dịch vụ công ở địa phương thấp hơn, khoảng cách tiếp cận tới các cơ hội kinh tế xa hơn, và cơ hội tiếp cận với tài chính và đào tạo cũng ít hơn.

Đánh giá về tốc độ giảm nghèo của Việt Nam tại hội thảo công bố báo cáo, bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, trong một thập kỷ tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm xuống 1/3 chỉ còn 5%. Theo bà, đây là kết quả của những chính sách cải thiện mức sống gắn với sự chuyển đổi kinh tế nhanh chóng. Bao gồm việc dịch chuyển việc làm ra khỏi khu vực nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở khu những khu vực khó khăn nhất của đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề dễ bị tổn thương kinh tế là tình trạng đáng lo ngại hơn cả tỷ lệ nghèo. Một số nhóm dân số ngay cả khi không còn nghèo nữa nhưng vẫn cần lưới an sinh xã hội đảm bảo an toàn, trong bối cảnh kinh tế suy thoái như nhóm lao động phi chính thức hay nhập cư.

Ảnh tác giả

“Chương trình nghị sự mới về nghèo đói, bình đẳng, không còn chỉ là nâng cao mức sống tối thiểu và giảm nghèo kinh niên, mà còn cần tạo ra những đường hướng kinh tế mới, bền vững cho một nhóm dân cư có khát vọng cao hơn”.

Bà Carolyn Turk

Những điểm cốt lõi cho chặng đường kế tiếp

Để các hộ gia đình có thể vươn lên mức sống của quốc gia thu nhập trung bình cao trong chặng đường kế tiếp, báo cáo của World Bank khuyến nghị Việt Nam cần có sự đầu tư công bằng vào vốn nhân lực, coi đây là điều kiện cần để giảm nghèo bao trùm và phá vỡ xu thế nghèo liên thế hệ.

COVID-19 cũng gây ra những tổn thất lớn về học tập, với cảm nhận rõ hơn trong số trẻ em không được tiếp cận với công nghệ số. Điều đó có thể tiếp tục nới rộng khoảng cách về đầu tư cho vốn nhân lực.

Theo World Bank, muốn trở thành quốc gia thu nhập cao đòi hỏi năng suất lao động cũng cần được nâng cao. Thị trường lao động vẫn có những đặc trưng như mức lương còn thấp, khu vực phi chính thức còn lớn và các nghề đòi hỏi kỹ năng cao tăng trưởng còn chậm.

Việt Nam cũng cần có những chính sách kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng bền vững, được bổ sung bằng những chiến lược phòng vệ để tránh các hộ gia đình bị tái nghèo. Các hộ gia đình đang có nguy cơ với các cú sốc khác nhau, trong khi người nghèo có nguy cơ bị rơi vào bẫy nghèo.

COVID-19 cho thấy hệ thống đảm bảo xã hội đang phải đối mặt với một số thách thức về khả năng tiếp cận những cá nhân và người lao động bị ảnh hưởng nhưng nằm ngoài tầm nhìn của Chính phủ, chẳng hạn người lao động trong khu vực phi chính thức.

Bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng được World Bank nhận định là công cụ hữu ích hỗ trợ hình thành một xã hội tầng lớp trung lưu phát triển bao trùm và thịnh vượng. Qua so sánh tác động tài khóa giữa các quốc gia, chính sách tài khóa của Việt Nam đang ở mức trung bình trong số các quốc gia thu nhập trung bình thấp về hỗ trợ góp phần giảm bất bình đẳng.

“Gói chính sách tài khóa phù hợp có thể giúp huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư cho quốc gia và người lao động để nâng cao năng suất và thu nhập, chẳng hạn nhằm hiện đại hóa nông nghiệp, cải thiện về kỹ năng và chất lượng giáo dục, hạ tầng số vững chắc hơn và các dịch vụ liên quan”, báo cáo lưu ý.

Cải thiện chất lượng giáo dục là đòn bẩy tăng năng suất lao động

Một trong những động lực quan trọng để nâng cao tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam phụ thuộc vào tốc độ tăng năng suất lao động.

Cũng tại hội thảo công bố báo cáo, đưa ra giải pháp cải thiện năng suất lao động từ khâu đào tạo, PGS. TS Huỳnh Quốc Thắng, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, để đạt được tăng trưởng GDP như kỳ vọng xấp xỉ 7%/năm, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nhân lực đào tạo đại học và các cơ sở đào tạo chất lượng cao khác.

Ảnh tác giả

"Hiện nay, người lao động Việt Nam đang có xu hướng già hóa. Nhưng hàm lượng khoa học công nghệ trong các ngành nghề cũng đang tăng lên. Do vậy, đòi hỏi lớn cần phải có nguồn nhân lực phải cao hơn nữa về chất lượng, chất xám và tốc độ".

PGS. TS Huỳnh Quốc Thắng

Trước bối cảnh đó, ông Thắng đưa ra 3 điểm cần lưu ý. Thứ nhất là các trường đại học và doanh nghiệp cần đồng hành với nhau trong đào tạo nguồn nhân lực để sinh viên khi ra trường có thể tiếp cận cơ hội việc làm nhanh và phù hợp hơn. “Mục tiêu tăng năng suất lao động cũng cần có sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Doanh nghiệp có thể phối hợp với các trường đại học cải thiện khoa học kỹ thuật, công nghệ để năng suất của người lao động cũng tăng theo”, ông Thắng đưa ra ý kiến thứ hai.

Lớp trẻ Việt Nam có nhiều khả năng nhưng cần được tạo điều kiện, nuôi dưỡng, khuyến khích đổi mới sáng tạo là lưu ý thứ ba mà Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng có thể giúp tăng năng suất lao động và tăng trưởng nền kinh tế.

Song song với các giải pháp tăng năng suất lao động, TS. Nguyễn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tư vấn Chính sách kinh tế - xã hội lại đưa ra các giải pháp để tạo ra chất lượng giáo dục đồng đều. Theo ông Thắng, kết quả báo cáo của World Bank tương đồng với những gì diễn ra trên thế giới. Năng lực lao động nâng cao đang tạo ra khoảng cách lớn ở những tầng lớp khác nhau. Điều này phụ thuộc vào khả năng tiếp cận nền tảng giáo dục, chi phí cho giáo dục và chi phí cơ hội, do vậy cần có những giải pháp toàn diện và đặc thù.

Ảnh tác giả

“Cần có sự phổ cấp giáo dục, có những ưu đãi cho giáo viên và học sinh vùng sâu vùng xa để không tụt lại trong giáo dục phổ thông. Giảm bớt những chi phí đóng góp không chính thức, giảm chi phí học thêm bằng cách chuẩn hóa chương trình ở mức cơ bản”.

TS. Nguyễn Thắng

“Việc những trẻ em được hưởng nền giáo dục chi phí cao có kết quả tốt hơn những trẻ em có chi phí giáo dục thấp là sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến cơ hội cuộc đời. Đây là vấn đề cần sớm giải quyết ở chặng đường tiếp theo”, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn Chính sách kinh tế - xã hội khuyến nghị,.

Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng cam kết trong việc triển khai các gói vay ưu đãi, tránh việc chỉ xuất hiện trên truyền thông mà không mang lại hiệu quả thực tế.
Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chịu thiệt hại do bão số 3 sẽ được miễn, giảm và gia hạn nhiều loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,...
Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Chiều 14/9, đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam dẫn đầu về thăm, tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt ở xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Chiều 10/9, đoàn công tác của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ cho tỉnh Hải Dương sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Ngày 9/9, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đề xuất điều chỉnh 5 nhóm chính sách chính, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Chính phủ yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong việc phát triển nhà ở xã hội. Đưa phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương.
Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Thủ tướng yêu cầu điều hành ngân sách đảm bảo nguồn trả lương, chính sách an sinh xã hội, dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách phát sinh.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Quy định mới về tính toán giá bán điện bình quân, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và thang lương, bảng lương với người lao động, ... có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ chính thức được giảm 50% từ ngày 1/9/2024 đến ngày 30/11/2024.
Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phản hồi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về thủ tục đầu tư đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Luật Địa chất và Khoáng sản cần có quy định rõ về trình tự điều chỉnh quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo hướng rút gọn, chú trọng tiến bộ về khoa học công nghệ, giúp tăng hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường.
Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 đề nghị các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân; lộ trình áp dụng các quy định về thuế cần phù hợp để các chủ thể liên quan có sự chuẩn bị.
Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Ngày 20/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
Hai luồng ý kiến về mức thuế cho mặt hàng phân bón

Hai luồng ý kiến về mức thuế cho mặt hàng phân bón

Đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nghiêng về quan điểm áp dụng mức thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng phân bón như quy định hiện hành.
Thủ tướng: Tập trung nguồn lực triển khai 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Thủ tướng: Tập trung nguồn lực triển khai 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung nguồn lực, đảm bảo các điều kiện cần thiết, chỉ đạo tổ chức thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nhất là việc thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ mới được quy định trong các Luật.
Nới 'room' cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Nới 'room' cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát các điều kiện để làm căn cứ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, trên cơ sở sẽ mở "room" cho điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nhất là ở khu vực ​​​​​​miền Bắc.
Thêm kênh phối hợp chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Thêm kênh phối hợp chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Chiều 12/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký một chương trình phối hợp công tác về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh trao quyền kinh tế cho phụ nữ.
Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII thông qua 20 nghị quyết

Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII thông qua 20 nghị quyết

Sáng 12/8, tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông (thành phố Hải Dương), sau nửa ngày làm việc, kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Dự thảo sửa đổi Luật Dược: Đề nghị công bố giá bán buôn thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật Dược: Đề nghị công bố giá bán buôn thuốc

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ hướng quy định công bố giá bán buôn thuốc dự kiến trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Theo quy định mới, mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định mới, mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

Nhà ở xã hội luôn là một trong những loại hình bất động sản luôn được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng được mua loại hình nhà ở này. Vậy người dân cần đáp ứng những điều kiện gì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?
Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP HCM đã được triển khai với tốc độ nhanh, phát huy hiệu quả ngay, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là với TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là với TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn năm 2024, nhất là đối với các địa phương được giao vốn kế hoạch đầu tư công lớn như TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh,… và 33 bộ, 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn cả nước.
Thực hiện kiểm kê đất đai về sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay

Thực hiện kiểm kê đất đai về sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 phê duyệt Đề án "Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024".
Đồng bộ trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân từ 1/9

Đồng bộ trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân từ 1/9

Hiện đã có 43 địa phương chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng. Các tỉnh, thành còn lại sẽ thực hiện từ ngày 1/9 tới đây.
Tập trung đầu tư các dự án cao tốc, đường sắt đô thị

Tập trung đầu tư các dự án cao tốc, đường sắt đô thị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung bố trí vốn đầu tư công cho các dự án quan trọng quốc gia, có tính lan toả, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 805/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Đến năm 2025 đưa Thanh Trì và Hoài Đức lên quận

Đến năm 2025 đưa Thanh Trì và Hoài Đức lên quận

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, phấn đấu ít nhất đến cuối năm 2024 huyện Đông Anh và Gia Lâm được công nhận thành quận, năm 2025 tập trung đưa huyện Thanh Trì, Hoài Đức thành quận.
Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý như thế nào?

Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý như thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp.
Xem thêm