Vietjet ghi nhận doanh thu cao nhất kể từ dịch Covid-19

VJC Vietjet
14:59 - 01/05/2023
Trong 3 tháng đầu năm 2023, Vietjet ghi nhận doanh thu 12.898 tỷ đồng, cao nhất trong một quý kể từ đại dịch Covid-19.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, Vietjet ghi nhận doanh thu 12.898 tỷ đồng, cao nhất trong một quý kể từ đại dịch Covid-19.
0:00 / 0:00
0:00
Doanh thu quý 1/2023 của Vietjet tăng mạnh so với cùng kỳ lên gần ngưỡng 13.000 tỷ đồng, cao nhất từ khi dịch Covid-19 xảy ra và tiệm cận mức trước dịch.

CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) ngày 30/4 vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023, ghi nhận doanh thu đạt 12.898 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Bóc tách cơ cấu doanh thu, doanh thu vận chuyển hành khách đóng vai trò chủ đạo với 10.655 tỷ đồng, bao gồm 3.118 tỷ đồng nội địa, 2.781 tỷ đồng quốc tế và 4.323 tỷ đồng hoạt động phụ trợ. Bên cạnh đó, hoạt động thu xếp, chuyển quyền sở hữu và thương mại tàu bay, động cơ của của VJC tăng 77,6% lên 1.586 tỷ đồng.

Lợi nhuận gộp của Vietjet từ đó cũng tăng lên 1.062 tỷ đồng, cao hơn nhiều khoản lỗ 257 tỷ đồng của quý 1/2024. Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm 79,5% về còn 237 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên 479 tỷ đồng, 420 tỷ đồng và 156 tỷ đồng.

Khấu trừ thuế phí, Vietjet báo lãi 173 tỷ đồng, tuy giảm 29% so với cùng kỳ 2021 nhưng được cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 2.359 tỷ đồng của quý 4/2022, tương ứng hoàn thành 17,3% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2023 tại ĐHĐCĐ thường niên ngày 26/4 vừa qua.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Vietjet tăng hơn 1.200 tỷ đồng so với đầu năm lên 69.277 tỷ đồng, bao gồm 33.805 tỷ đồng tài sản ngắn hạn và 35.418 tỷ đồng tài sản dài hạn. Chiếm phần lớn cơ cấu tài sản là 30.054 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn và 21.259 tỷ đồng các khoản phải thu dài hạn.

Bên kia bảng cân đối kế toán, tính tới cuối quý 1, tổng nợ phải trả của VJC là 54.128 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2022, bao gồm 10.643 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn, 8.127 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn, 10.677 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn, 13.622 tỷ đồng dự phòng phải trả dài hạn.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Quách Sơn.

9 nhóm hàng đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 1,04%

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn rơi vào tháng 2/2024 đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, cùng với đó, giá gạo, giá xăng dầu, giá gas tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 1,04% so với tháng trước.