La liệt các mã nằm sàn trong phiên 5/8. |
Trong phiên sáng, VN-Index giảm hơn 20 điểm rồi có dấu hiệu “rút chân” khiến nhà đầu tư phần nào kỳ vọng vào sự đảo chiều. Tuy nhiên sang phiên chiều, lực bán tung ra dồn dập hơn khiến chỉ số cắm đầu lao dốc. Đóng cửa phiên 5/8, VN-Index giảm 48,5 điểm, lùi về mốc 1.188,07 điểm. HNX-Index cũng giảm mạnh gần 9 điểm còn UPCoM giảm 3 điểm.
Thanh khoản gia tăng hơn các phiên trước với hơn 24.000 tỷ đồng được giao dịch trên kênh khớp lệnh. Trong đó, khối ngoại chiếm gần 5.000 tỷ đồng và bán ròng hơn 700 tỷ đồng trên sàn HoSE. Mã bị bán ròng mạnh nhất là HPG với giá trị hơn 230 tỷ đồng, kế đến là FPT 89 tỷ đồng, MWG 80 tỷ đồng, STB 79 tỷ đồng, SSI 71 tỷ đồng, TCB 65 tỷ đồng, VPB 42 tỷ đồng...
Chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua ròng VNM với giá trị hơn 190 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có VCB 94 tỷ đồng, HVN 63 tỷ đồng, MSN 48 tỷ đồng, BCM 26 tỷ đồng...
Thị trường giảm điểm trên diện rộng với gần 130 mã nằm sàn, hơn 600 mã giảm giá, và chiều tăng chỉ có gần 150 mã. Các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ.
Nhóm ngân hàng không có mã nào giảm sàn nhưng đa phần đều giảm sâu, như HDB, MSB giảm hơn 6%; TCB, TPB, OCB giảm hơn 5%; CTG, LPB, NAB, NVB, STB, VAB giảm hơn 4%; VPB, SSB, MBB, ACB giảm hơn 3%... Trong nhóm chỉ duy nhất còn EIB giữ được sắc xanh với mức tăng nhẹ 0,3%, và SGB đứng tham chiếu.
Nhóm chứng khoán có VND, VDS, VFS, WSS, TCI, EVS giảm sàn. Các mã còn lại hầu hết cũng đều giảm sâu, như VIX -5,7%, VCI -6%, SSI -5,3%, SHS -8,4%, HCM -6,3%, MBS -5,1%, CSI -7,9%, APS -7%... Có hai mã ngược dòng là BSI và FTS nhưng mức tăng nhẹ không đáng kể.
Nhóm bất động sản ghi nhận nhiều mã giảm sàn như DXG, HDG, SIP, DXS, SZC, NTL, TIG, KHG, SCR, ITA... Các mã lớn đều ghi nhận giảm sâu, như VHM -4,2%, VRE -6,4%, VIC -1,7%, NVL -4,4%, KBC -6,2%, DIG -5,7%, NLG -4,3%, TCH -6,6%, PDR -5,6%...
Với mức giảm sâu trên, VHM tiếp tục rơi về vùng đáy mới ở mức giá 34.500 đồng/cp. VRE cũng dò đáy mới ở vùng giá 16.800 đồng/cp.
Tại nhóm thép, HPG giảm sâu 4,8%, NKG nằm sàn, HSG giảm 6,8%, VGS giảm 8,5%, GDA giảm 5,6%...
Thách thức của HPG sau một quý tăng trưởng bứt phá Hòa Phát vừa trải qua quý 2/2024 phục hồi mạnh mẽ với lợi nhuận đạt hơn 3.300 tỷ đồng, tăng 129% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 16% so với quý trước. Liệu xu hướng tích cực này có được duy trì trong các quý tiếp theo? |
Các nhóm ngành khác cũng đều bao phủ sự tiêu cực, với các mã giảm sàn như TCM, PVD, HVN, PC1, VCG, CTD, BCG, CII, VSC, HHV, VOS, BFC, AAA, CMG...
Trong khi mùa báo cáo kinh doanh quý 2/2024 vừa kết thúc với những con số khá tích cực và tình hình vĩ mô trong nước cũng không có gì biến động thì sự tiêu cực của chứng khoán Việt Nam đồng pha với diễn biến chứng khoán thế giới.
Mở cửa phiên 5/8, chứng khoán Nhật Bản đã giảm hơn 7%. Chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm mạnh với chỉ số Kospi giảm 3,75% (hơn 100 điểm) trong 15 phút giao dịch đầu tiên. Trước đó trong phiên 2/8, Kospi đã giảm 3,65% xuống mức thấp nhất trong hai tháng.
Tại Trung Quốc, các chỉ số chính cũng không nằm ngoài xu hướng giảm điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 1,59% (268,69 điểm). Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,38% (11,11 điểm).
Việc các chỉ số chứng khoán châu Á chao đảo diễn ra khi giới đầu tư lo ngại nền kinh tế Mỹ có thể đang rơi vào một cuộc suy thoái và Fed có thể đã phạm một sai lầm lớn khi đợi quá lâu để cắt giảm lãi suất.
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày 2/8, tăng trưởng việc làm trong tháng 7 của nước này đã chậm lại đáng kể, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đi lên.
Cụ thể, số lượng việc làm phi nông nghiệp chỉ tăng 114.000 trong tháng 7, giảm mạnh so với con số 179.000 của tháng 6 (đã được điều chỉnh giảm) và thấp hơn nhiều so với dự báo 185.000 của các chuyên gia trong một cuộc thăm dò của Dow Jones. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức tăng trung bình 215.000 việc làm mỗi tháng trong 12 tháng qua. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3% - mức cao nhất kể từ tháng 10/2021.
Ngành thép quý 2/2024: Bức tranh sáng còn vài điểm tối |
Nhóm Big 4: Agribank là ngân hàng duy nhất báo lãi trước thuế giảm nhẹ |
Doanh thu khởi sắc nhưng lợi nhuận doanh nghiệp cá tra vẫn ảm đạm |